1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Để tăng cường cho việc tiết prolactine cần phải:
A. Cho trẻ bú về đêm
B. Cho trẻ bú khi trẻ khóc
C. Cho trẻ bú theo yêu cầu của trẻ
D. Cho trẻ bú theo giờ
-
Câu 2:
Biếng ăn do nhiễm giun đũa có đặc trưng sau, ngoại trừ:
A. Hay đi cầu ra máu
B. Hay đau bụng
C. Thường xuyên rối loạn tiêu hoá
-
Câu 3:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu dựa trên những điểm sau, ngoại trừ:
A. Được đưa đến mọi người và gia đình trong cộng đồng một cách rộng rãi
B. Có căn cứ khoa học và chấp nhận được về mặt xã hội.
C. Thông qua sự tham gia đầy đủ và với một chi phí mà cộng đồng và quốc gia có thể chi trả được ở mọi giai đoạn phát triển.
D. Nhân dân có thể chi trả được
-
Câu 4:
Trong suy dinh dưỡng protein-năng lượng nặng có sự biến đổi chức năng thận, biểu hiện bằng giảm mức lọc ở cầu thận, giảm sự bài xuất H+ ở ống thận, tăng tái hấp thu K+. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Hệ thần kinh thực vật có 2 phần: Giao cảm và phó giao cảm:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 6:
Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt là:
A. Miệng của trẻ mở rộng
B. Môi trẻ không đưa ra ngòai hoặc môi dưới mím vào
C. Có nhiều quầng vú mẹ ở phía dưới miệng của trẻ
D. Má trẻ căng hoặc lõm khi trẻ bú
-
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với viêm phổi do virus:
A. Triệu chứng thực thể rất đặc hiệu với hội chứng đặc phổi điển hình.
B. Thở nhanh kèm theo rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
C. Có thể có tím và thở rên.
D. Khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long hô hấp trên trong vài ngày.
-
Câu 8:
Chỉ định cho sắt ở trẻ suy dinh dưỡng nặng:
A. Ngay khi trẻ mới nhập viện vì thiếu máu nhiều.
B. Chỉ cho khi trẻ có biểu hiện thiếu máu rõ trên lâm sàng.
C. Chỉ cho khi trẻ bắt đầu thèm ăn và tăng cân, bệnh nhiễm trùng ổn định.
D. Không nên cho thêm sắt vì tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
-
Câu 9:
Một trẻ nhỏ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý có đặc trưng sau:
A. Trẻ chậm chạp, yếu đuối hơn trẻ cùng lứa tuổi
B. Ở độ tuổi 5-8 tháng
C. Vừa mới thay đổi chế độ ăn
D. Câu B và C đúng
-
Câu 10:
Biến chứng thần kinh nào không tìm thấy do bệnh bạch hầu gây ra:
A. Liệt vận động khẩu cái 2 bên.
B. Liệt bó tháp 2 bên.
C. Liệt cơ vận nhãn.
D. Liệt ngoại biên một số chi.
-
Câu 11:
Nguyên nhân gây viêm cơ tim trong bệnh bạch hầu là do:
A. Chủng vi khuẩn không tiết ra độc tố (tox +).
B. Chủng vi khuẩn tiết ra độc tố (tox +).
C. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với tụ cầu.
D. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với liên cầu có giả mạc.
-
Câu 12:
Biến chứng ngoài phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi do HI?
A. Viêm màng ngoài tim.
B. Viêm màng não mủ.
C. Nhiễm trùng huyết.
D. Viêm khớp mủ.
-
Câu 13:
Những thực phẩm và những yếu tố sau cung cấp nhiều vitamin B1, ngoại trừ:
A. Sữa mẹ.
B. Nấm men
C. Thịt mỡ lợn
D. Hạt đậu các loại.
-
Câu 14:
Test lẫy da (prick test) là test:
A. Rất đắt tiền
B. Rất khó thực hiện
C. Ít có giá trị
D. Có thể thay thế cho định lượng IgE đặc hiệu
-
Câu 15:
Bé Lan 9 tháng tuổi bị sốt 3 hôm nay, bé rất chán ăn. Lời khuyên nào là hợp lý nhất:
A. Nên cho bé Lan bú mẹ nhiều hơn
B. Cho bé Lan ăn nhiều bữa nhỏ với nước cháo loãng
C. Để thức ăn vào bình bú và cho trẻ bú
D. Chỉ cho Lan bú mẹ mà không cho ăn những thức ăn khác vì sợ khó tiêu
-
Câu 16:
Muốn khẳng định một dị ứng nguyên là thủ phạm gây hen cần phải có:
A. Test gây hen thử dương tính
B. Test RAST dương tính
C. IgE tòan phần tăng mạnh
D. Câu A và B đúng
-
Câu 17:
Chi tiết nào không đúng khi đo lưu lượng đỉnh:
A. Trẻ phải ở tư thế đứng
B. Trẻ hít vào thật đầy lồng ngực trước khi thổi vào máy
C. Thổi tòan bộ lượng khí trong phổi vào máy trong 30 giây
D. Thổi 3 lần và chọn kết quả cao nhất
-
Câu 18:
Khi khám một trẻ 10 tuổi bị hôn mê, đo huyết áp thì thấy HA= 100/80 mmHg. Bạn cần cảnh giác đến khả năng nào sau đây:
A. Trẻ đang hôn mê do bệnh não cao áp.
B. Có thể trẻ bị bệnh cầu thận gây cao huyết áp và hôn mê là do tăng uree máu.
C. Trẻ đang bị choáng và hôn mê do thiếu tưới máu não.
D. Trẻ đang có tình trạng choáng độ 2.
-
Câu 19:
Chất kháng độc đặc hiệu dùng trong trường hợp ngộ độc paracetamol là:
A. Carbocystein
B. Cafeine
C. Methionine
D. N - acetyl cysteine
-
Câu 20:
Chỉ định nào là phù hợp đối với người lành mang trùng không có triệu chứng.
A. Không khuyến cáo sử dụng kháng độc tố bạch hầu.
B. Tiêm một liều biến độc tố bạch hầu.
C. Tiêm Penicilline liều cao trong 10 ngày.
D. Uống Erythromycine kết hợp với Corticoide trong 7 ngày.
-
Câu 21:
Theo chiến lược IMCI, mọi bệnh nhi từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi đều được khám và phát hiện dấu hiệu đầu tiên là:
A. Dấu hiện có khả năng nhiễm trùng.
B. Sởi biến chứng mắt
C. Sốt rét nặng
D. Suy tim.
-
Câu 22:
Thời gian Quick bình thường trong trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Bệnh thiếu vitamin C
B. Bệnh Werloff
C. Bệnh xuất huyết do thiếu oxy kéo dài
D. Bệnh lý xuất huyết giảm phức hợp Prothrombin.
-
Câu 23:
Sự phân bố máu ở thận trẻ sơ sinh đồng đều cho cả phần tủy cũng như phần vỏ thận:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Một trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, vào viện được ghi nhận không có phập phồng cánh mũi, rút lõm hõm ức ít, co kéo liên sườn rõ, ngực ít di động, không thở rên cả qua ống nghe. Đánh giá trẻ:
A. Không suy hô hấp.
B. Suy hô hấp nhẹ.
C. Suy hô hấp vừa.
D. Suy hô hấp nặng.
-
Câu 25:
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố để ILAE xếp loại cơn kinh giật:
A. Vị trí biểu hiện của cơn.
B. Biểu hiện của cơn là vận động hay cảm giác.
C. Có kèm rối loạn ý thức hay không.
D. Cường độ của cơn.
-
Câu 26:
Trẻ đẻ non dễ bị vàng da nhân bởi những yếu tố nguy cơ sau, ngoại trừ:
A. Hạ đường máu
B. Hạ thân nhiệt
C. Giảm CO2
D. Toan máu
-
Câu 27:
Hãy phân biệt trẻ nào sau đây biểu hiện ban dạng sởi:
A. Trẻ 12 tháng tuổi có ban đỏ toàn thân xuất hiện từ mặt đến chân.
B. Trẻ 2 tuổi sốt cao, có ban xuất huyết dạng bản đồ ở mặt, mông, tay chân.
C. Trẻ 9 tháng tuổi sốt cao, có ban xung huyết dát sẩn, xuất hiện lần lượt từ mặt đến tay chân.
D. Trẻ 7 tháng tuổi sốt cao, tiêu chảy, có ban xung huyết xuất hiện từ mặt đến bụng và tay chân.
-
Câu 28:
Phác đồ điều trị chung cho vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường là chiếu đèn nên việc chẩn đoán nguyên nhân vàng da không nhất thiết phải đặt ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Thuốc điều trị có hiệu quả hiện nay đối với bệnh nhiễm sán lá gan lớn (Fasiola Hepatica):
A. Niclossamid.
B. Praziquantel.
C. Albendazole.
D. Emetin.
-
Câu 30:
Trẻ sơ sinh có cân nặng lúc đẻ thấp thì:
A. Giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn
B. Giảm khả năng miễn dịch và dự trữ các chất dinh dưỡng
C. Lực mút khi bú vẫn bình thường
D. Chậm lớn hơn trẻ khác mặc dù được nuôi dưỡng tốt
-
Câu 31:
Phù não là nguyên nhân gây tử vong do viêm màng não mủ trong điều trị 24 giờ đầu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Biến chứng nào sau đây có thể gặp trong điều trị 24 giờ đầu viêm màng não mủ:
A. Vàng da
B. Xuất huyết tiêu hóa
C. Suy hô hấp
D. Tràn mủ dưới màng cứng
-
Câu 33:
Một trong những cách phòng ngừa bệnh thấp tim là: Không nên đi du lịch vào mùa đông.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Chỉ định kẽm trong suy dinh dưỡng: Kẽm có tác dụng trên sự tăng trưởng của trẻ đặc biệt là suy dinh dưỡng còi cọc. Liều dùng là 2 mg/kg/ngày. Nhận định này là:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 35:
Biếng ăn sinh lý là biếng ăn:
A. Không có nguyên nhân rõ rệt.
B. Xảy ra khi trẻ chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
C. Xảy ra khi trẻ biết bò, biết lật, biết đi v.v..
D. Xảy ra khi trẻ mọc răng
-
Câu 36:
Dầu iod tiêm 0,5 ml dùng cho:
A. Trẻ em <1 tuổi
B. Phụ nữ mắc bướu giáp
C. Trẻ gái dậy thì
D. Người có bướu giáp
-
Câu 37:
Viêm phổi do phế cầu ở trẻ lớn thường nhầm với các bệnh lý nào sau đây?
A. Viêm đường mật.
B. Viêm ruột thừa.
C. Viêm màng não.
D. B và C.
-
Câu 38:
Theo khuyến cáo của chương trình IMCI thì có thể điều trị tại tuyến cơ sở những trường hợp kinh giật nào sau đây:
A. Tất cả trẻ bị kinh giật đầu tiên mà chỉ giật khu trú nhẹ.
B. Các trường hợp kinh giật do sốt cao mà nguyên nhân gây sốt đã được xác định ví dụ lỵ trực trùng.
C. Các trường hợp kinh giật tái diễn không có sốt đã được chẩn đoán xác định là động kinh trước đó tại bệnh viện.
D. Không trường hợp nào nêu trên có thể giữ lại ở tuyến cơ sở cả.
-
Câu 39:
Thời kỳ sơ sinh là thời gian:
A. Từ lúc sinh đến 30 ngày tuổi
B. Từ 2 tuần trước sinh đến 2 tuần tuổi
C. Từ 2 tuần trước sinh đến 4 tuần tuổi
D. Từ lúc sinh đến 4 tuần tuổi
-
Câu 40:
Khi nói về cơ chế bệnh sinh của hôn mê, thì phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Ta có ý thức là nhờ có hoạt động của "2 bán cầu đại não" và "hệ thống lưới phát động hướng lên".
B. Tổn thương chức năng hay tổn thương cấu trúc của hệ thống lưới phát động hướng lên chắc chắn sẽ gây hôn mê.
C. Tổn thương chức năng hay cấu trúc của cả một bán cầu sẽ gây hôn mê.
D. Khi tổn thương lan toả cả 2 bán cầu đại não thì bệnh nhân mới mất khả năng nhận biết và phản ứng thích hợp bằng vận động và lời nói, tuy vẫn còn mở mắt.
-
Câu 41:
Ở các trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc cần phải rất hạn chế vì lý do sau, ngoại trừ:
A. Các enzyme khử độc còn đang thiếu
B. Thuốc bị chuyển hoá nhanh ở gan
C. Sự thẩm thấu qua hàng rào huyết - màng não rất thay đổi
D. Khả năng liên kết với protein huyết thanh rất thay đổi
-
Câu 42:
Nguyên nhân thường gặp nhất của trẻ sơ sinh có các triệu chứng suy giáp và bướu giáp là:
A. Rối loạn tổng hợp hocmôn giáp
B. Mẹ mắc bệnh bướu giáp
C. Mẹ dùng thuốc kháng giáp
D. Lạc chỗ tuyến giáp
-
Câu 43:
Chế độ ăn hạn chế muối trong viêm cầu thận cấp thể thông thường là:
A. Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần.
B. Tương đối và kéo dài ít nhất là 3 tuần.
C. Tương đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần
D. Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 6 tuần.
-
Câu 44:
Tần số tim của trẻ lúc 1 tuổi là:
A. Nhanh như ở trẻ lớn.
B. Nhanh hơn ở trẻ 6 tháng tuổi
C. Nhanh hơn trẻ lớn
D. Chậm như ở trẻ lớn
-
Câu 45:
Khi trẻ bị co giật thì nên đặt trẻ nằm tư thế đầu thấp để chống tụt kẹt não đồng thời để tránh hít sặc. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.