1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một trẻ 8 tháng tuổi, sốt cao và co giật, thăm khám trẻ không bú được, mắt nhìn ngước, da xanh tái, thóp phồng, trẻ đang co giật lại khi thăm khám, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây:
A. Viêm não virus
B. Xuất huyết não màng não
C. Viêm màng não virus
D. Viêm màng não mủ
-
Câu 2:
Một trẻ 9 tháng tuổi, nghi ngờ có khối tụ mủ trong hộp sọ, bạn ưu tiên chọn xết nghiệm nào sau đây để phát hiện:
A. Đo vòng đầu và áp lực nội sọ
B. Soi đáy mắt
C. Siêu âm qua thóp
D. CT scan sọ não
-
Câu 3:
Bạn nghi ngờ một apxe của cơ quan trong ổ bụng, bạn ưu tiên chọn xét nghiệm nào thì đầu sau đây để phát hiện:
A. Chọc dò màng bụng
B. Nước tiểu sinh hóa và tế bào vi trùng
C. Nội soi tiêu hóa trên
D. Siêu âm bụng
-
Câu 4:
Một trẻ 6 tuổi sốt đã 10 ngày, thăm khám bạn phát hiện một hội chứng nhiễm trùng, gan lớn 3cm, ấn đau toàn bụng, bụng sình, trẻ tiếp xúc được, không phát hiện dấu chứng gì thêm, bạn háy cho xét nghiệm bổ sung thì đầu:
A. CTM CRP, KSTRS, siêu âm bụng, nước tiểu sinh hóa, tế bào vi trùng.
B. CTM , KSTSR, đường máu, nước não tủy sinh hóa, tế bào vi trùng
C. CTM, tiểu cầu, Hct , siêu âm bụng
D. CTM, KSTRS, cấy máu, Widal, siêu âm bụng
-
Câu 5:
Một trẻ 10 Kg, sốt 390C , liều paracetamol bạn chọn lựa là 1 viên (100mg)/1 lần uống.
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 6:
Paracetamol có thể gây suy gan, liều paracetamol nào sau đây được xem là quá liều và gây triệu chứng lâm sàng có thể đưa đến hoại tử tế bào gan không hồi phục:
A. 100 mg/Kg/1 lần
B. 150 mg/Kg/1 lần
C. 50 mg/Kg/1 lần
D. 60mg/ Kg/ ngày
-
Câu 7:
Một trẻ sốt, ngoài cho thuốc hạ sốt, bạn nên xoa cồn 700 toàn thân trẻ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Một trẻ sốt cao không uống được hoặc nôn, bạn nên ưu tiên chọn lựa thuốc hạ sốt bằng đường tiêm tĩnh mạch.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Sốt là một dấu hiệu bệnh lý xấu cần cho thuốc hạ sốt ngay.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong tổng số trẻ vào điều trị tại các cơ sở cấp cứu thì ngộ độc cấp chiếm:
A. < 0.5%
B. 2 – 5%.
C. 10 – 15 %.
D. 15 - 20%.
-
Câu 11:
Ở trẻ em, tuổi thường bị ngộ độc cấp nhất là:
A. Tuổi dậy thì.
B. Trên 5 tuổi.
C. 1,5 – 3 tuổi
D. Dưới 1 tuổi.
-
Câu 12:
Ở trẻ em , đa số ngộ độc là xảy ra tại trường học vì đây là nơi trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều chất có khả năng gây ngộ độc mà lại thiếu sự giám sát của bố mẹ ).Ý kiến này đúng hay sai:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 13:
Ngộ độc cấp là một vấn đề quan trọng trong Nhi khoa, không phải vì:
A. Ngộ độc cấp là một tình huống cấp cứu khá thường gặp.
B. Tỷ lệ tử vong của ngộ độc cấp còn rất cao.
C. Nếu được chẩn đoán và xử trí tốt thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn tật.
D. Ngộ độc cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
-
Câu 14:
Chúng ta cần hết sức lưu ý đến vấn đề chẩn đoán sớm và xử trí tốt các ngộ độc cấp vì:
A. Ngộ độc cấp tương đối dễ xử trí.
B. Thường đây là những trường hợp tương đối dễ chẩn đoán.
C. Thường đây là những trường hợp có liên quan đến pháp luật
D. Đây là những rối loạn chức năng cấp tính nên nếu được chẩn đoán và xử trí tốt thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn tật.
-
Câu 15:
Thứ tự tần suất từ cao đến thấp các tác nhân gây ngộ độc cho trẻ em dưới 5 tuổi là:
A. Thức ăn; thuốc; các hoá chất.
B. Thuốc; các hoá chất; thức ăn
C. Thuốc; thức ăn; các hoá chất độc.
D. Các hoá chất; thuốc; thức ăn.
-
Câu 16:
Lý do chính khiến ngộ độc cấp ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là:
A. Trẻ chưa cầm nắm vững
B. Trẻ chưa biết bò.
C. Trẻ chưa tự đi lại được.
D. Trẻ ít có cơ hội tự tiếp xúc với các chất gây độc
-
Câu 17:
Ngộ độc thuốc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường không phải do:
A. Bố mẹ cho trẻ uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại thuốc.
B. Do tính trẻ tò mò.
C. Do trẻ đã cầm nắm vững nhưng chưa có trí phán đoán.
D. Do trẻ em tự tử.
-
Câu 18:
Cần nghi ngờ đến ngộ độc cấp trong những tình huống nào sau đây, ngoại trừ:
A. Mọi trạng thái hôn mê yên tĩnh.
B. Mọi rối loạn chức năng cấp xảy ra ở một người mà trước đó khoẻ mạnh.
C. Mọi rối loạn chức năng xảy ra ở một người đang mắc 1 bệnh mãn tính.
D. Mọi bệnh nhân sốt cao.
-
Câu 19:
Khi khai thác bệnh sử ở một trẻ bị nghi ngờ ngộ độc cấp, cần lưu ý kỹ đến những yếu tố nào sau đây, ngoại trừ:
A. Nghề nghiệp.
B. Hoàn cảnh phát hiện và diễn biến của các triệu chứng
C. Các yếu tố xung đột về tâm lý - tình cảm trước đó
D. Trong gia đình đang có nhiều người có cùng triệu chứng tương tự hay không
-
Câu 20:
Việc chẩn đoán xác định chắc chắn ngộ độc cấp là dựa vào:
A. Bệnh sử và triệu - chứng lâm- sàng
B. Xét nghiệm độc chất học
C. Tiền sử có uống thuốc hay chất lạ
D. Đáp ứng của lâm sàng với điều trị thử.
-
Câu 21:
Hãy xếp theo thứ tự, diễn biến sinh lý bệnh chung của mọi trường hợp ngộ độc cấp: (a = Chất độc ở ngoài cơ thể; b = Chất độc được hấp thu vào máu; c = Chất độc theo máu đến các cơ quan; d = Chất độc gây rối loạn chức năng các cơ quan; e = Chất độc vào cơ thể hay tiếp xúc với cơ thể nhưng chưa vào máu ).
A. a , b , c , d , e.
B. a , b , d , e , c.
C. a , e , c , d , b.
D. a , e , b , c , d.
-
Câu 22:
Ưu tiên hàng đầu trong thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp là:
A. Đánh giá chức năng gan mật
B. Đánh giá chức năng thận
C. Đánh giá chức năng hô hấp.
D. Đánh giá chức năng tuần hoàn.
-
Câu 23:
Khi thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp, ta phải luôn luôn tuân theo thứ tự các bước đã được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau:
A. J SPOUT A VEIN.
B. VIP – PS.
C. J CUT A DIIP VEIN
D. A, B, C, D, E.
-
Câu 24:
Trong việc thăm khám một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, ta phải thăm khám chức năng thận đầu tiên:
A. Vì rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến rối loạn nước điện giải và thăng bằng toan kiềm rất nguy hiểm.
B. Vì thận là chức năng hay bị rối loạn nhất trong các trường hợp ngộ độc.
C. Cả 3 ý trên đều đúng, vì vậy thận là chức năng cần ưu tiên đánh giá đầu tiên.
D. Ý kiến này chưa xác đáng vì thận không phải là chức năng cần ưu tiên đánh giá đầu tiên.
-
Câu 25:
Bước xử trí quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân trong hầu hết trường hợp ngộ độc cấp là:
A. Xử trí kháng độc đặc hiệu.
B. Xử trí thải độc.
C. Xử trí tống độc.
D. Xử trí triệu chứng.
-
Câu 26:
Kháng độc đặc hiệu là biện pháp xử trí:
A. Đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
B. Cần được ưu tiên tiến hành đầu tiên khi điều trị ngộ độc cấp.
C. Tốn kém nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
D. Khó khăn nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
-
Câu 27:
Mục đích của điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp là:
A. Thực hiện tốt các bước ABCD của hồi sức
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Bảo đảm đường thở thông và thông khí phổi thích đáng
D. Bảo đảm một tuần hoàn tối ưu
-
Câu 28:
Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp:
A. Nằm ngửa cổ.
B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có.
C. Súc rửa dạ dày.
D. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn.
-
Câu 29:
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp:
A. Nằm ngửa cổ.
B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có.
C. Chuyền dịch để gây lợi niệu cưỡng bức.
D. Thở máy
-
Câu 30:
Trong các biện pháp điều trị triệu chứng khi xử trí ngộ độc cấp thì biện pháp cần tiến hành ưu tiên hàng đầu là:
A. Chống co giật nếu có.
B. Chống toan máu nếu có.
C. Chống hạ đường máu nếu có.
D. Giữ thông đường thở.
-
Câu 31:
Các bước điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp có thể được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau:
A. A , B, C, D.
B. O ! BE CALM.
C. J CUT A DIIP VEIN.
D. J SPOUT A VEIN.
-
Câu 32:
Mục đích của điều trị tống độc trong xử trí ngộ độc cấp là:
A. Làm bất hoạt chất độc.
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Tách rời chất độc với người bệnh (ví dụ: Cạo sạch tóc bị thấm hoá chất độc)
D. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã tiếp xúc với cơ thể hoặc đã vào trong cơ thể nhưng chưa vào máu.
-
Câu 33:
Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị tống độc:
A. Cho thuốc lợi tiểu
B. Gây nôn
C. Rữa dạ dày.
D. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch
-
Câu 34:
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị tống độc:
A. Rữa dạ dày.
B. Chuyền dịch gây lợi niệu.
C. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch
D. Cởi bỏ áo quần vấy chất độc
-
Câu 35:
Những tai biến nào có thể xảy ra khi gây nôn, ngoại trừ:
A. Sặc chất nôn vào đường thở
B. Nhiễm toan máu do nôn nhiều
C. Phản xạ phế vị gây ngừng thở ngừng tim
D. Rách thực quản gây xuất huyết.
-
Câu 36:
Ở một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, biện pháp gây nôn bị chống chỉ định khi:
A. Bệnh nhân đang khó thở.
B. Bệnh nhân đang bị mất nước.
C. Bệnh nhân ngộ độc dầu xăng, dầu hoả hay các chất ăn mòn.
D. Bệnh nhân hôn mê mà cơ sở có điều kiện đặt nội khí quản.
-
Câu 37:
Biện pháp gây nôn có thể chọn lựa là:
A. Kích thích thành sau họng
B. Cho uống Siro d’Ipeca với liều là 1ml/kg/ lần
C. Cho uống bột d’Ipeca với liều là 30 -50 mg/kg/lần
D. Tất cả các biện pháp trên
-
Câu 38:
Điều kiện cần có để biện pháp gây nôn đạt kết quả là:
A. Bệnh nhân thật sự có ngộ độc qua đường tiêu hoá
B. Trương lực cơ thành bụng đủ mạnh
C. Dạ dày có chất chứa để bóp
D. Tất cả các điều kiện trên đều đúng
-
Câu 39:
Tai biến nào sau đây không phải là tai biến có thể gặp khi rửa dạ dày.
A. Ngộ độc nước do tăng tiết ADH
B. Sặc chất rửa vào khí quản
C. Thủng thực quản
D. Phản xạ phế vị gây ngừng tim ngừng thở khi cố đặt sonde dạ dày cỡ quá to ở một trẻ đang bị thiếu oxy.
-
Câu 40:
Để cho bệnh nhân khỏi bị nôn trong khi mỗi dạ dày thì số lượng nước rửa đưa vào dạ dày mổi lần không nên vượt quá:
A. 5 ml/kg
B. 10 ml/kg
C. 15 ml/kg
D. 20 ml/kg
-
Câu 41:
Số lượng nước nên đưa vào dạ dày cho mỗi lần rữa dạ dày là 5 –10 ml/kg.Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 42:
Hôn mệ là chống chỉ định tuyệt đối của rữa dạ dày. Nói như vậy có hoàn toàn đúng không?
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 43:
Nước rữa dạ dày nên là nước sạch bình thường có nhiệt độ 37 – 38 độ C và có pha thêm:
A. 1 – 2 gram muối ăn/lít.
B. 2 – 4 gram muối ăn/lít.
C. 4 – 6 gram muối ăn/lít.
D. 8 – 10 gram muối ăn/lít.
-
Câu 44:
Nguy cơ do tẩy ruột bằng loại thuốc xổ có tác dụng thẩm thấu là:
A. Gây kiềm máu.
B. Gây chướng bụng.
C. Gây tiêu chảy.
D. Gây mất nước điện giải.
-
Câu 45:
Mục đích của điều trị thải độc trong xử trí ngộ độc cấp là:
A. Gây tăng bài niệu.
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Làm bất hoạt chất độc.
D. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã vào máu.