1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có thể hạn chế vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách:
A. Cho bú mẹ sớm
B. Uống nước đường
C. Truyền dịch Glucose
D. Dùng Phenobarbital liều cao
-
Câu 2:
Điều trị vàng da tăng bilirubin trực tiếp là điều trị:
A. Triệu chứng
B. Nội khoa
C. Ngoại khoa
D. Nguyên nhân
-
Câu 3:
Mức độ bilirubin để chiếu đèn không tùy thuộc vào:
A. Yếu tố nguy cơ
B. Cân nặng
C. Ngày tuổi
D. Bệnh lý nguyên nhân
-
Câu 4:
Để phân biệt vàng da tăng bilirubin gián tiếp hay trực tiếp không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng vàng da.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Trước một trẻ sơ sinh vàng da, nếu xác định được là vàng da sinh lý thì hoàn toàn an tâm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Phác đồ điều trị chung cho vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường là chiếu đèn nên việc chẩn đoán nguyên nhân vàng da không nhất thiết phải đặt ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong trường hợp vàng da do bất đồng nhóm máu, cần thay máu để nhanh chóng đưa bớt lượng bilirubin gián tiếp quá cao ra ngoài cơ thể, để loại kháng thể kháng hồng cầu con.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Da của trẻ sơ sinh:
A. Mỏng xốp, chứa ít nước và muối vô cơ.
B. Mỏng xốp, chứa nhiều nước.
C. Các sợi cơ và đàn hồi rất phát triển.
D. Tuyến mồ hôi chưa có nên trẻ không có mồ hôi.
-
Câu 9:
Lớp mỡ dưới da được hình thành:
A. Ngay từ những tháng đầu tiên của bào thai.
B. Từ tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai.
C. Từ tháng thứ 7-8 của thời kỳ bào thai.
D. Chỉ được hình thành vào tháng cuối cùng của thai kỳ khi trẻ đủ tháng.
-
Câu 10:
Cấu tạo lớp mỡ dưới da ở trẻ em:
A. Chứa nhiều acid béo no và ít acid béo không no.
B. Chứa nhiều acid béo không no hơn người lớn.
C. Có nhiều acid béo no hơn người lớn.
D. Không có gì khác biệt so với người lớn.
-
Câu 11:
Một nhận định sau đây về chức năng sinh lý của da là không đúng:
A. Da trẻ em mỏng do đó dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
B. Diện tích da so với trọng lượng cơ thể ở trẻ em lớn hơn người lớn.
C. Sự điều hoà nhiệt ở trẻ em kém hơn so với người lớn.
D. Ở trẻ nhỏ sự hô hấp ngoài da biểu hiện rất kém.
-
Câu 12:
Đặc điểm cấu tạo hệ cơ của trẻ em:
A. Cơ trẻ em chiếm khoảng 42% trọng lượng cơ thể.
B. Chứa nhiều nước và chất béo, ít đạm và muối vô cơ
C. Chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và muối vô cơ.
D. Chứa ít nước, nhiều đạm và mỡ.
-
Câu 13:
Đặc điểm về sự phát triển cơ ở trẻ em:
A. Phát triển đồng đều ở mọi cơ lớn cũng như cơ nhỏ, từ 6 tuổi trở lên hệ cơ của trẻ mới phát triển
B. Phát triển không đồng đều: ở trẻ < 6 tuổi thì các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai phát triển trước, cơ nhỏ như cơ ở lòng bàn tay phát triển sau.
C. Phát triển không đồng đều: các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai phát triển sau khi trẻ có hoạt động thể lực, cơ nhỏ như cơ ở lòng bàn tay phát triển sớm nhất.
D. Sự phát triển cơ phụ thuộc vào giới và hoạt động thể lực của trẻ
-
Câu 14:
Các nhận định sau đây về đặc điểm sinh lý của hệ cơ trẻ em là đúng, ngoại trừ:
A. Cơ lực trẻ em yếu hơn so với người lớn.
B. Cơ lực ở tay phải mạnh hơn tay trái.
C. Cơ lực của con trai mạnh hơn con gái.
D. Tăng trương lực cơ sinh lý ở chi trên kéo dài đến 3-4 tháng thì hết
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây là không đúng về xương trẻ sơ sinh:
A. Xương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chứa ít nước, nhiều muối khoáng.
B. Xương thai nhi hầu hết là tổ chức sụn.
C. Xương trẻ em mềm và có độ chun dãn hơn xương người lớn.
D. Hệ xương trẻ em có sự tạo cốt và hủy cốt nhanh.
-
Câu 16:
Đặc điểm về xương sọ của trẻ em:
A. Ở trẻ em xương sọ phần đầu dài hơn phần mặt.
B. Hộp sọ trẻ em tương đối nhỏ so với kích thước của cơ thể so với người lớn.
C. Hộp sọ phát triển nhanh trong 3 năm đầu.
D. Thóp trước sẽ đóng kín khi trẻ được 8 tháng và muộn nhất là 24 tháng.
-
Câu 17:
Chọn 1 nhận định sai về thời gian xuất hiện điểm cốt hoá:
A. 3-4 tháng: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương mác.
B. 3 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương chầy.
C. 4-6 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương bán nguyệt và xương thang.
D. 5-7 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thuyền
-
Câu 18:
Đặc điểm về xương lồng ngực của trẻ em:
A. Trẻ nhỏ, đường kính trước - sau của lồng ngực nhỏ hơn đường kính ngang.
B. Trẻ nhỏ, đường kính trước - sau của lồng ngực lớn hơn đường kính ngang.
C. Ở trẻ nhỏ xương sườn nằm theo đường dốc nghiêng.
D. Trẻ càng lớn lồng ngực càng dẹt, xương sườn nằm chếch theo chiều dốc nghiêng.
-
Câu 19:
Người ta có thể dựa vào điểm cốt hoá để xác định lứa tuổi của trẻ. Nhận định này:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 20:
Cơ trẻ em phát triển không đồng đều. Ở trẻ dưới 6 tuổi, các cơ ở đùi, vai, cẳng chân, cánh tay phát triển trước trong khi đó các cơ nhỏ như cơ ở bàn tay, ngón tay phát triển sau. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Xương trẻ em có độ mềm và chun giãn hơn xương người lớn do chứa nhiều nuớc và ít muối khoáng. Nhận định trên:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 22:
Trương lực cơ ở trẻ em: trong những tháng đầu sau sinh có hiện tượng giảm trương lực cơ sinh lý, đặc biệt ở chi trên và chi dưới kéo dài trong vòng 2 - 4 tháng. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Nguyên nhân chính gây mù lòa trẻ em ở các nước đang phát triển là:
A. Sởi
B. Thiếu vitamin A
C. Chấn thương ở mắt
D. Mắt hột
-
Câu 24:
Hãy tìm 1 yếu tố không phải là nguyên nhân của thiếu vitamin A:
A. Trẻ không được bú sữa mẹ.
B. Ỉa chảy kéo dài.
C. Thiếu máu.
D. Tắc mật.
-
Câu 25:
Ở Việt Nam thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ:
A. < 12 tháng tuổi
B. 13 - 24 tháng tuổi
C. 25 - 36 tháng tuổi
D. 36 - 48 tháng tuổi
-
Câu 26:
Loại thức ăn nào sau đây có chứa nhiều vitamin A.
A. Mỡ động vật.
B. Gan cá thu.
C. Củ cải đỏ.
D. Gạo.
-
Câu 27:
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh thiếu vitamin A là:
A. Sợ ánh sáng
B. Quáng gà
C. Vệt Bitôt
D. Khô giác mạc
-
Câu 28:
Khi trẻ bị quáng gà thì trẻ:
A. Nhắm mắt lại khi ra nắng
B. Nhắm mắt lại khi trời tối
C. Thị lực giảm khi trời tối
D. Thích nhìn vào đèn
-
Câu 29:
Nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ các nước đang phát triển là:
A. Thiếu cung cấp đạm để chuyên chở vitamin A
B. Chế độ ăn nghèo vitamin A và ít đường
C. Bị nhiễm trùng tái diễn ở một trẻ có chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
D. Cai sữa sớm
-
Câu 30:
Theo phác đồ điều trị mới, tổng liều vitamin A ở trẻ dưới 1 tuổi là:
A. 100. 000 đơn vị.
B. 200. 000 đơn vị.
C. 300. 000 đơn vị.
D. 400. 000 đơn vị
-
Câu 31:
Biện pháp nào sau đây là tốt nhất để phòng thiếu vitamin A:
A. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, đặc biệt sởi
B. Bú mẹ sớm và kéo dài, ăn dặm đứng phương pháp
C. Phòng chống ỉa chảy, nhất là tiêu chảy kéo dài
D. Thức ăn có nhiều lipid, nhất là dầu thực vật
-
Câu 32:
Một trong các dấu hiệu sau đây không phải là biểu hiện của thiếu vitamin A:
A. Quáng gà.
B. Đục thuỷ tinh thể.
C. Khô kết mạc.
D. Khô giác mạc.
-
Câu 33:
Khi trẻ có biểu hiện thiếu vitamin A cần:
A. Cho uống vitamin A liều cao 200.000 đv hàng ngày trong vòng 1 tuần
B. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
C. Cho trẻ uống liều phòng bệnh mỗi 6 tháng.
D. Cho nhập viện để điều trị tấn công và theo dõi diễn tiến của bệnh
-
Câu 34:
Biểu hiện tại mắt nào sau đây đặc hiệu cho thiếu vitamin A.
A. Khô giác mạc
B. Khô kết mạc.
C. Vệt Bitot
D. Mờ giác mạc.
-
Câu 35:
Cách xử trí nào sau đây là sai trong trường hợp trẻ có biểu hiện viêm loét tại mắt do thiếu vitamin A.
A. Nhỏ thuốc chloramphenicol vào mắt bị tổn thương.
B. Cho dùng thuốc atropin nhỏ vào mắt
C. Nhỏ thuốc cortisone vào mắt bị tổn thương.
D. Đắp mắt bằng gạc ấm có chứa nước muối sinh lý.
-
Câu 36:
Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy hay viêm phổi có kèm thiếu vitamin A tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhóm có quáng gà tử vong gấp 3 lần; có vệt Bitot gấp 7 lần; có cả 2 triệu chứng gấp 9 lần. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Trẻ càng lớn tuổi thì càng dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu vitamin A tăng theo tuổi, đảm bảo cho sự phát triển xương cũng như thị giác. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Trẻ càng nhỏ nhu cầu vitamin A càng cao, đặc biệt là trẻ < 1 tuổi nhu cầu vitamin A cao gấp 5-6 lần so với người lớn. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Bệnh còi xương ở trẻ em Việt nam chủ yếu là do:
A. Di truyền.
B. Thiếu vitamin D.
C. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng.
D. Thiếu canxi.
-
Câu 40:
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
B. 3-18 tháng.
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
-
Câu 41:
Tỷ lệ trung bình trẻ em nước ta mắc bệnh còi xương là:
A. < 5%.
B. 8-10%.
C. 12-15%.
D. 20-25%.
-
Câu 42:
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố làm hạn chế sự tổng hợp vitamin D qua da:
A. Dân tộc da trắng.
B. Đông dân cư sinh sống.
C. Sương mù.
D. Khói bụi công nghiệp.
-
Câu 43:
Vitamin D có chức năng:
A. Tăng sự hấp thu Ca và P ở ruột.
B. Giảm huy động Ca từ xương vào máu.
C. Tăng thải Ca và P ở thận.
D. Kích thích tuyến cận giáp sản xuất parathyroid hormon.
-
Câu 44:
Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu Ca và P tăng lên cao nhất vào thời điểm:
A. Tháng đầu tiên của thai kỳ.
B. 3 tháng đầu của thai kỳ
C. 3 tháng giữa.
D. Những tháng cuối của thai kỳ.
-
Câu 45:
Bệnh còi xương thể cổ điển:
A. Gặp nhiều nhất ở trẻ 6-18 tháng.
B. Không bao giờ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng.
C. Ca++ máu thường giảm nhiều và gây cơn Tétanie.
D. Biến dạng xương chủ yếu ở hộp so.