1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm chung về dịch tễ giun đũa:
A. Không có tính dịch địa phương
B. Tỷ lệ hiện mắc không ổn định
C. Tỷ lệ hiện mắc rất ổn định
D. Không bị tái nhiễm
-
Câu 2:
Hội chứng Loefler bao gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Bệnh nhân sốt nhẹ, có thể ho ra máu
B. Phổi nghe ran rít ngáy
C. XQ phổi có đám mờ rãi rác
D. CTM có bạch cầu ưa acid tăng
-
Câu 3:
Triệu chứng XQ phổi trong hội chứng Loefer biến mất sau:
A. 1-2 tuần
B. < 1 tuần
C. 2 - 3 tuần
D. >1 tháng
-
Câu 4:
Biện pháp nào không có hiệu quả để phòng chống bệnh giun đũa.
A. Tẩy giun định kỳ
B. Rửa tay sau khi đi ngoài
C. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
D. Sử dụng nước sạch
-
Câu 5:
Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chính của abces gan do giun.
A. Sốt kéo dài, dao động
B. Thiếu máu, phù SDD.
C. Gan cứng chắc, có u cục lổn nhổn.
D. Đau vùng hạ sườn phải
-
Câu 6:
Triệu chứng của cơn đau bụng trong giun chui ống mật:
A. Đau bụng đột ngột
B. Đau bụng đột ngột, dữ dội
C. Đau bụng lâm râm vùng thượng vị
D. Đau bụng lâm râm vùng quanh rốn
-
Câu 7:
Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật:
A. Sốt cao.
B. Đau bụng liên tục có cơn trội lên.
C. Điểm cạnh ức phải đau.
D. Vàng da.
-
Câu 8:
Đặc điểm của đau bụng trong bán tắc ruột do giun:
A. Đột ngột, dữ dội.
B. Đau liên tục, nôn không đỡ đau.
C. Đau lâm râm hoặc thành cơn vùng quanh rốn.
D. Đau đột ngột lan xuống hạ vị.
-
Câu 9:
Yếu tố nào không phải là yếu tố thuận lợi làm xuất hiện biến chứng giun chui ống mật.
A. Dùng thuốc xổ giun quá liều.
B. Sốt cao.
C. Môi trường sống của giun bị thay đổi.
D. Tẩy giun bằng thuốc có tác dụng yếu.
-
Câu 10:
Đất sét ẩm là môi trường thuận lợi cho giun móc phát triển.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Giun móc có thể gây ra các triệu chứng sau:
A. Đau vùng thượng vị như loét dạ dày, tá tràng
B. Tiêu chảy lặp đi lặp lại
C. Thiếu máu
D. A,C đúng
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây không phòng được nhiễm giun kim.
A. Rửa tay trước khi ăn
B. Không cho trẻ mặc quần hở đít
C. Rửa hậu môn buổi sáng bằng nước xà phòng đặc
D. Không đi chân đất
-
Câu 13:
Biện pháp tôt nhất để điều trị giun kim:
A. Cho 1 liều Albendazole 400mg liều duy nhất
B. Cho Pyrantel 10mg/kg sau 2 tuần lặp lại liều thứ 2
C. Cho Pyrantel 10mg/kg sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
D. Cho 1 liều Mebendazole 500mg, sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
-
Câu 14:
Test Elisa để chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn có hiệu giá kháng thể (+) nhỏ nhất là:
A. HGKT> 1/3200
B. HGKT> 1/2100
C. HGKT> 1/1200
D. HGKT> 1/4300
-
Câu 15:
Trẻ bị bệnh sán lá gan lớn là do:
A. Ăn thịt gia súc chưa nấu chín
B. Ăn gỏi cá
C. Không dùng nước sạch
D. Ăn rau mọc dưới nước nấu chưa chín
-
Câu 16:
Biện pháp nào để phòng bệnh giun móc:
A. Xử lý phân đúng cách
B. Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
C. Rửa tay trước khi ăn.
D. Không dùng phân tươi để bón rau
-
Câu 17:
Các kết quả dưới đây là của thiếu máu giun móc, ngoại trừ:
A. Hồng cầu giảm
B. Bạch cầu ái toan tăng.
C. Hồng cầu lưới và hồng cầu non giảm.
D. Protide máu giảm
-
Câu 18:
Trong thiếu máu do giun móc vấn đề quan trọng là phải cung cấp thêm vitamin B12, acid folique để tạo máu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thuốc điều trị có hiệu quả hiện nay đối với bệnh nhiễm sán lá gan lớn (Fasiola Hepatica):
A. Niclossamid.
B. Praziquantel.
C. Albendazole.
D. Emetin.
-
Câu 20:
Tác dụng dược lý của Albendazol đối với giun, sán:
A. Ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
B. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
C. Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic làm sán ngộ độc mà chết.
D. Làm tổn thương tế bào ruột của giun
-
Câu 21:
Tác dụng dược lý của Mebendazol đối với giun, sán:
A. Làm tiêu protein của giun sán.
B. Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic làm sán ngộ độc mà chết.
C. Làm tổn thương tế bào ruột của giun.
D. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
-
Câu 22:
Tác dụng dược lý của Pyrantel pamoate đối với giun:
A. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ gây liệt cứng.
B. Làm tiêu protein của giun sán.
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
-
Câu 23:
Do giun móc bám vào niêm mạc ruột hút máu và làm máu chảy nhiều nên trẻ thường có triệu chứng thiếu máu cấp.
A. Sai.
B. Đúng.
-
Câu 24:
Ấu trùng giun đũa có thể gây nên hội chứng Loefler còn ấu trùng giun móc thì không.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Tử vong do tiêu chảy ở nhóm trẻ < 2 tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ tử vong của bệnh tiêu chảy ở trẻ em:
A. 80%.
B. 70%.
C. 60%.
D. 50%.
-
Câu 26:
Theo IMCI dấu hiệu nào là của phân loại có mất nước trong bệnh tiêu chảy:
A. Kích thích vật vã.
B. Mắt rất trũng
C. Miệng và lưỡi rất khô
D. Nếp véo da mất rất chậm
-
Câu 27:
Theo IMCI dấu hiệu nào là của mất nước nặng trong bệnh tiêu chảy:
A. Li bì hay lơ mơ
B. Miệng và lưỡi khô
C. Uống háo hức
D. Nếp véo da mất chậm
-
Câu 28:
Trẻ 3 tháng, bú sữa bò, tiêu chảy cấp có mất nước. Chế độ ăn của trẻ là:
A. Tiếp tục cho bú như cũ
B. Cho bú sữa pha loãng ½ trong 2 ngày
C. Ngừng cho bú sữa bò đến khi bù nước được 4 giờ.
D. Cho trẻ ăn cháo
-
Câu 29:
Tử vong trong tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do:
A. Mất nước
B. Sốt cao
C. Hạ đường máu
D. Sốc phản vệ
-
Câu 30:
Phương pháp chăm sóc trẻ nào sau đây không làm tăng nguy cơ tiêu chảy:
A. Cho ăn dặm từ 4-6 tháng đầu.
B. Cai sũa trước 18 tháng.
C. Không rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
D. Dùng nước uống bị nhiễm bẩn.
-
Câu 31:
Trong bệnh tiêu chảy dùng có thể thất bại trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Hôn mê
B. Không thể uống được
C. Trẻ sơ sinh
D. Tiêu chảy nặng, mất hơn 15ml /kg/giờ
-
Câu 32:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp trong bệnh tiêu chảy kéo dài.
A. Là tiêu chảy mà khởi đầu là do nhiễm khuẩn.
B. Tiêu chảy >14 ngày.
C. Bao gồm các trường hợp ỉa chảy mãn tính.
D. Phân không có máu mũi.
-
Câu 33:
Chọn câu phù hợp nhất trong các xử trí sau đây khi trẻ bắt đầu bị tiêu chảy:
A. Cho thuốc cầm tiêu chảy
B. Dùng ngay dung dịch ORS
C. Hạn chế nước uống vì có thể làm tiêu chảy nặng thêm
D. Cho một liều kháng sinh
-
Câu 34:
Trẻ bị tiêu chảy khi cho uống ORS bị nôn cần phải:
A. Ngưng cho uống ORS và thay bằng nước sôi để nguội
B. Cho thuốc chống nôn
C. Chuyển sang chuyền tĩnh mạch
D. Đợi 10 phút sau và cho uống ORS chậm hơn
-
Câu 35:
Chỉ định kháng sinh nào sau đây là không phù hợp trong điều trị tiêu chảy:
A. Tiêu chảy do Giardia
B. Tiêu chảy do Shigella
C. Tiêu chảy do tả mất nước nặng
D. Trong tất cả các trường hợp có tiêu chảy và sốt
-
Câu 36:
Hướng dẫn nào dưới đây là không phù hợp với phác đồ điều trị B cho một trẻ > 6 tháng:
A. Nhịn bú mẹ nếu trẻ còn bú.
B. Hướng dẫn điều trị tiếp tục tại nhà theo phác đồ điều trị A sau khi bù đủ lượng dịch
C. Ngưng cho ăn cháo trong 4 giờ đầu.
D. Ước tính lượng dung dịch ORS trong 4 giờ đầu bù dịch
-
Câu 37:
Phương pháp nào dưới đây không có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh tiêu chảy cấp:
A. Rửa tay sau khi đi ngoài và trước khi nấu ăn.
B. Cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu.
C. Tiêm phòng bằng vacxin DPT.
D. Xử lý phân đúng cách.
-
Câu 38:
Hậu quả nào sau đây là nguy hiểm nhất trong mất nước nặng.
A. Thiếu hụt kali
B. Kém ăn
C. Toan chuyển hoá.
D. Giảm khối lượng tuần hoàn.
-
Câu 39:
Chất nào dưới đây không có tác dụng làm tăng hiệu quả hấp thu Na ở ruột:
A. Bột gạo nấu chín.
B. Dầu thực vật.
C. Đường ăn.
D. Glucose.
-
Câu 40:
Điều trị mất nước nặng đối với trẻ < 12 tháng.
A. Cho truyền dịch 30ml/kg trong 1 giờ đầu, 70ml/kg trong 5 giờ sau.
B. Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 5 giờ sau.
C. Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 2 giờ sau.
D. Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 2 giờ 30 phút sau.
-
Câu 41:
Dặn bà mẹ các dấu hiệu cần đưa trẻ tới trạm y tế khi điều trị tiêu chảy tại nhà:
A. Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước
B. ăn hoặc uống kém.
C. Li bì
D. A,C đúng
-
Câu 42:
Chỉ số mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là ở lứa tuổi:
A. Sơ sinh.
B. < 6 tháng.
C. 6-11 tháng.
D. 12-24 tháng.
-
Câu 43:
Các yếu tố vật chủ sau đây làm tăng tính cảm thụ đối với tiêu chảy, ngoại trừ:
A. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
B. Suy dinh dưỡng.
C. Sởi.
D. Suy giảm miển dịch.
-
Câu 44:
Vùng nhiệt đới tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 45:
Yếu tố nào không phải là yếu tố thuận lợi gây bệnh ỉa chảy cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm.
A. Cho trẻ ăn dặm lúc 3-4 tháng.
B. Thức ăn dặm để ở nhiệt độ phòng nhiều giờ không hâm lại.
C. Thức ăn dặm có Protein và năng lượng thấp.
D. Cho trẻ 1 tuổi ăn 3 lần/ ngày