1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho trẻ ăn theo ô vuông thức ăn ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Thức ăn hỗn hợp cơ bản bao gồm các chất: Gạo, đậu, thịt cá, rau quả và dầu mở.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Nuôi nhân tạo là biện pháp được chọn lựa khi sữa mẹ ít.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Để trẻ ngậm bắt vú tốt thì cần để cằm của trẻ không chạm vào vú mẹ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Người ta nhận thấy rằng để mẹ có nhiều sữa thì không nên cho trẻ bú về đêm vì khi trẻ bú về đêm thì mẹ rất mệt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trong sữa mẹ lượng canxi ít nên trẻ bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú sữa công nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Cho trẻ bú về đêm sẽ làm cho prolactine được tiết ra nhiều giúp cho phản xạ xuống sữa (tiết sữa) được tăng cường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Dinh dưỡng trẻ em bao gồm cả dinh dưỡng của bà mẹ trong thời gian mang thai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Tầm quan trọng hàng đầu của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là:
A. Làm cho trẻ chậm phát triển về mặt thể chất
B. Gây nên tình trạng trì trệ về mặt tinh thần kinh cho trẻ
C. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ
D. Một bệnh phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển
-
Câu 10:
Theo thống kê năm 2000, ở Việt Nam tỉ lệ trẻ em bị SDD thể nhẹ cân vào khoảng:
A. < 20%
B. 20 - 25%
C. > 25 - 30%
D. > 30 - 35%
-
Câu 11:
Ở nước ta, từ năm 1995 đến năm 1999, tỷ lệ SDD giảm trung bình mỗi năm là:
A. 0.5%.
B. 1%
C. 1.5%
D. 2%
-
Câu 12:
Nhóm tuổi bị suy dinh dưỡng nhiều nhất là:
A. < 6 tháng tuổi
B. 6 - 24 tháng tuổi
C. 25 - 36 tuổi
D. 37 - 47 tháng tuổi
-
Câu 13:
Sau đây là các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng, ngoại trừ:
A. Trẻ hay bị nhiễm trùng tái diễn
B. Trẻ sinh non tháng.
C. Trẻ sống ở nông thôn
D. Trẻ không bú sữa mẹ
-
Câu 14:
Nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam là:
A. Bệnh lý nhiễm trùng, nhất là do lao và sởi
B. Thiếu kiến thức nuôi con và chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa tốt
C. Mạng lưới y tế chưa tốt, không kiểm soát được dịch bệnh
D. Chương trình phòng và chữa bệnh trẻ chưa đúng mức
-
Câu 15:
Ở nước ta theo thống kê năm 2000, vùng có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất là:
A. Vùng Đồng bằng Bắc bộ.
B. Vùng Nam trung bộ.
C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. Vùng Tây Nguyên.
-
Câu 16:
Trẻ nào sau đây có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất:
A. Con đầu
B. Trong gia đình đông con
C. Mồ côi mẹ
D. Trẻ ở nông thôn
-
Câu 17:
Tổn thương tim ở trẻ suy dinh dưỡng nặng:
A. Cơ tim nhão, tẩm nhuận nhiều chất mỡ
B. Bị nhồi máu cơ tim
C. Teo nhỏ
D. Các van tim bị hở
-
Câu 18:
Ở trẻ bị suy dinh dưỡng, có sự thay đổi ở ống tiêu hóa như sau:
A. Tăng bài tiết acide trong dịch vị gây nên hiện tượng loét.
B. Thành ruột bị mỏng nhưng các tế bào hấp thu ít bị tổn thương.
C. Sự tiết mật và muối mật ít bị tổn thương
D. Hiện tượng đổi mới niêm mạc ruột bị chậm lại
-
Câu 19:
Những biến đổi của hệ thống miễn dịch trong suy dinh dưỡng:
A. Tuyến ức teo dẫn đến ức chế miễn dịch thể dịch
B. Đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào ít bị tổn thương.
C. Chức năng bạch cầu đa nhân và các thành phần bổ thể ít thay đổi
D. Giảm IgA tiết gây nên giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ niêm mạc
-
Câu 20:
Phương pháp phân độ suy dinh dưỡng theo lớp mỡ dưới da:
A. Ít được áp dụng trong cộng đồng, chỉ dùng tại bệnh viện
B. Không áp dụng đúng và rộng rãi cho mọi trẻ suy dinh dưỡng
C. Dùng để đánh giá suy dinh dưỡng do thiếu đạm
D. Được áp dụng trong cộng đồng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ
-
Câu 21:
Đo vòng cánh tay là kỹ thuật:
A. Dễ làm, độ chính xác cao
B. Khó thực hiện nhưng độ tin cậy cao
C. Bà mẹ có thể theo dõi sự tăng trưởng của con từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành một cách dễ dàng
D. Dùng để đánh giá SDD ở trẻ 1- 5 tuổi, áp dụng rộng rãi trong cộng đồng
-
Câu 22:
Chỉ số cân nặng /tuổi ( CN/T):
A. Là chỉ số chính để đánh giá SDD nhưng có hạn chế lớn khi trẻ bị phù.
B. Được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng trong mọi trường hợp
C. Ít được sử dụng ở cộng đồng để phân loại suy dinh dưỡng
D. Chỉ dùng khi có biểu đồ tăng trưởng
-
Câu 23:
Khi trẻ có cân nặng/ tuổi giảm thì gọi là suy dinh dưỡng:
A. Thể nhẹ cân
B. Thể còi cọc
C. Thể gầy mòn
D. Thể cấp tính.
-
Câu 24:
Triệu chứng bắt buộc phải có ở thể Kwashiorkor là:
A. Teo cơ
B. Mất lớp mỡ dưới da
C. Mảng sắc tố
D. Phù
-
Câu 25:
Thể teo đét chủ yếu là do:
A. Thiếu đạm trầm trọng
B. Thiếu năng lượng trường diễn
C. Thiếu mỡ kéo dài.
D. Thiếu vitamin A, B1
-
Câu 26:
Để chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em chúng ta cần:
A. Một số kỹ thuật thăm dò cao
B. Dựa vào vòng cánh tay
C. Dựa vào tiền sử bệnh nhân
D. Dựa vào cân nặng và tuổi của trẻ.
-
Câu 27:
Khi chẩn đoán nguyên nhân bệnh SDD, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Trình độ văn hóa của mẹ
B. Điều kiện kinh tế của gia đình
C. Tiền sử dinh dưỡng của trẻ.
D. Cân nặng khi đẻ của trẻ
-
Câu 28:
Để phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng của trẻ, biện pháp tốt nhất là:
A. Theo dõi tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng của trẻ
B. Theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng
C. Thường xuyên đo vòng cánh tay của trẻ
D. Theo dõi chiều cao của trẻ hàng tháng
-
Câu 29:
Phòng suy dinh dưỡng là nhiệm vụ của:
A. Ngành y tế và ủy ban bảo vệ trẻ em
B. Toàn thể mọi thành viên trong xã hội
C. Ủy ban bảo vệ trẻ em và ngành giáo dục
D. Ngành y tế trong đó ngành nhi là quan trọng nhất
-
Câu 30:
Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ < 6 tháng tuổi chủ yếu do chế độ dinh dưõng:
A. Trẻ không được bú mẹ
B. Thiếu chất béo
C. Thiếu năng lượng kéo dài.
D. Quá nhiều chất bột và thiếu sữa mẹ
-
Câu 31:
Thể teo đét do thiếu năng lượng có triệu chứng sau:
A. Trẻ có nét mặt cụ già và phù nhẹ 2 chi dưới
B. Hay khóc và chậm chạp.
C. Trẻ thường gầy mòn và còi cọc.
D. Vòng cánh tay ít thay đổi.
-
Câu 32:
Trẻ được chẩn đoán SDD cấp tính khi:
A. Cân nặng /tuổi giảm > 20%, chiều cao/ tuổi giảm > 10%
B. Chiều cao / tuổi giảm > 10%, cân / chiều cao > 90%.
C. Cân nặng / chiều cao giảm > 20%, chiều cao /tuổi > 90%
D. Cân nặng / tuổi giảm > 10%, phù nhiều.
-
Câu 33:
Trẻ sơ sinh lúc đẻ được chẩn đoán là suy dinh dưỡng bào thai khi:
A. Cân nặng lúc đẻ < 2500 gr ở trẻ đủ tháng
B. Chiều dài < 50 cm
C. Cân nặng đẻ thấp < 2700 gr.
D. Vòng ngực < 33cm; vòng đầu < 30cm
-
Câu 34:
Trẻ sơ sinh có cân nặng lúc đẻ thấp thì:
A. Giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn
B. Giảm khả năng miễn dịch và dự trữ các chất dinh dưỡng
C. Lực mút khi bú vẫn bình thường
D. Chậm lớn hơn trẻ khác mặc dù được nuôi dưỡng tốt
-
Câu 35:
Trẻ suy dinh dưỡng bào thai dễ có những nguy cơ sau:
A. Hạ đường máu, hạ canxi máu, nhiễm trùng
B. Hạ natri máu, thiếu máu
C. Hạ đường máu, hạ canxi máu, hạ thân nhiệt
D. Hạ magnê máu, hạ kali máu
-
Câu 36:
Ba biện pháp chính để điều trị trẻ suy dinh dưỡng bào thai là:
A. Truyền máu, cho bú mẹ, cho thêm vitamin D
B. Bảo đảm thân nhiệt, cách ly để tránh nhiễm trùng, truyền máu hay plasma
C. Vitamin D để tránh còi xương sớm, chuyền dịch nuôi dưỡng và kháng sinh
D. Cho bú mẹ sớm, đảm bảo thân nhiệt, vitamin D.
-
Câu 37:
Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2000-2010 là:
A. Giảm tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng còn < 30%.
B. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân < 5 tuổi mỗi năm giảm 1,5%.
C. Tỷ lệ SDD còi cọc ở trẻ < 5 tuổi mỗi năm giảm 2,5%.
D. Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em < 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2005
-
Câu 38:
Điều nào sau đây là quan trọng nhất để phòng trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp:
A. Mẹ có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với khả năng và điều kiện sinh hoạt
B. Phòng và chữa sớm những bệnh nhiễm trùng của mẹ
C. Tiêm phòng uốn ván cho mẹ
D. Nghỉ lao động trong thời gian mang thai
-
Câu 39:
Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần phải:
A. Được điều trị tại bệnh viện như là một bệnh cấp cứu
B. Được điều trị tại nhà với sự chăm sóc đặc biệt của y tá
C. Được quản lý chặt chẽ tại trạm xá
D. Phát hiện sớm để hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con tại nhà
-
Câu 40:
Sắt được chỉ định dùng trong suy dinh dưỡng nặng như sau:
A. 30 mg x 2 lần/ ngày khi trẻ bắt đầu tăng cân và kéo dài 3 tháng
B. 30mg/ngày, khi bệnh nhiễm trùng ổn định và dùng trong 3 tháng
C. 30mg/ngày, khi trẻ bắt đầu tăng cân và kéo dài 1 tháng
D. 3 mg/kg/ngày khi trẻ bắt đầu tăng cân và dùng ít nhất trong 2 tuần lễ
-
Câu 41:
Các lời khuyên sau đây được áp dụng để phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ suy dinh dưỡng, ngoại trừ một biện pháp:
A. Cho trẻ nằm gần mẹ, da kề da.
B. Cho trẻ nằm trong lồng kính tại phòng điều trị tích cực.
C. Cho trẻ ăn đều đặn, 2-3 giờ / lần trong những giờ đầu vào viện cả ban đêm.
D. Nằm với mẹ trong phòng có nhiệt độ 25-300C.
-
Câu 42:
Trong khi điều trị suy dinh dưỡng nặng cần cho trẻ ăn:
A. Nhiều lần trong ngày; lúc đầu 2 giờ/lần, nhưng hạn chế cho trẻ ăn về đêm.
B. Sữa giàu năng lượng trong tuần lễ đầu tiên nhưng tăng dần calo
C. Qua sonde để đảm bảo số lượng thức ăn trong ngày.
D. Những thức ăn mà trẻ thích để cung cấp năng lượng cho trẻ.
-
Câu 43:
Chỉ định cho sắt ở trẻ suy dinh dưỡng nặng:
A. Ngay khi trẻ mới nhập viện vì thiếu máu nhiều.
B. Chỉ cho khi trẻ có biểu hiện thiếu máu rõ trên lâm sàng.
C. Chỉ cho khi trẻ bắt đầu thèm ăn và tăng cân, bệnh nhiễm trùng ổn định.
D. Không nên cho thêm sắt vì tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
-
Câu 44:
Những biện pháp điều trị bổ sung sau đây rất quan trọng cho trẻ SDD nặng, trừ 1 biện pháp không được áp dụng:
A. Cho sắt ngay khi trẻ mới vào viện
B. Cho ăn thức ăn ít muối.
C. Thêm magnesium 0.3-0.6 mmol/kg/ngày trong 2 tuần
D. Thêm kali: 2-4mmol/kg/ngày ngay khi vào viện
-
Câu 45:
Trong trường hợp suy dinh dưỡng nặng, chuyền dịch tĩnh mạch được chỉ định:
A. Cho mọi trẻ SDD mới vào viện vì ăn uống kém
B. Cho mọi trẻ Kwashiorkor lúc trẻ vào viện vì phù nhiều
C. Cho mọi trẻ Kwashiorkor có mất nước do ỉa chảy
D. Cho trẻ bị mất nước nặng nhưng phải rất cẩn thận vì dễ đưa đến suy tim