1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi điều trị bệnh sởi, thầy thuốc tuyệt đối không được quên loại thuốc nào sau đây:
A. Nystatin.
B. Erythromycin.
C. Amoxicilline + Daktarin.
D. Vitamine A.
-
Câu 2:
Mục đích nào không hợp lý khi chăm sóc 1 trong 3 cơ quan: Mắt - Mũi - Miệng.
A. Tránh nấm miệng.
B. Phòng ngừa cam tẩu mã.
C. Tránh viêm kết mạc mắt và viêm giác mạc.
D. Phòng và tránh xuất huyết kết mạc mắt.
-
Câu 3:
Ho gà là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và lứa tuổi mẫu giáo:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 4:
Đường lây truyền của vi khuẩn ho gà là:
A. Qua trung gian các loài muỗi.
B. Trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người.
C. Qua trung gian một số gia cầm trong nhà.
D. Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch mạch ở đường hô hấp trên.
-
Câu 5:
Ho gà là bệnh thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trong giai đoạn kịch phát của bệnh ho gà, trẻ sơ sinh thường bị co giật do:
A. Thiếu oxy não, hạ đường huyết.
B. Trẻ sốt cao trên 390C.
C. Trẻ bị bội nhiễm liên cầu.
D. Trẻ bị vỡ phế nang gây tràn khí dưới da.
-
Câu 7:
Những yếu tố nào sau đây giúp chẩn đoán được trẻ bị mắc bệnh ho gà.
A. Hồng cầu tăng cao và phim phổi có hình ảnh viêm rảnh liên thùy.
B. Khám phổi nghe nhiều ran nổ và ran rít.
C. Ho nhiều về đêm, sốt cao và khó thở.
D. Có nguồn lây, bạch cầu trong máu tăng và có cơn ho rủ rượi.
-
Câu 8:
Lesage gọi Tic ho gà là do trẻ bị tái nhiễm vi khuẩn Bordetella pertussis:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 9:
Vi khuẩn ho gà có tên gọi như sau:
A. Trục khuẩn Hemophilus influenzae.
B. Trực khuẩn Eberth.
C. Trực khuẩn Bordetella pertussis.
D. Trực khuẩn Bordetella parapertussis.
-
Câu 10:
Muốn dự phòng bệnh ho gà cho trẻ em, nên thực hiện biện pháp nào sau đây:
A. Tiêm chủng cho mẹ lúc mang thai 3 tháng đầu.
B. Tiêm vac xin ho gà cho mẹ vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
C. Tiêm chủng cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
D. Cho trẻ uống vac xin ho gà sau sinh.
-
Câu 11:
Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn nào của bệnh ho gà:
A. Hai ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh.
B. Cuối giai đoạn ho cơn.
C. Sau cơn ho kịch phát 3 tuần.
D. Trong giai đoạn viêm long.
-
Câu 12:
Không neen cách ly 1 trẻ bị ho gà vào thời điểm nào là phù hợp:
A. Sau ho cơn 2 tuần
B. Khi trẻ bắt đầu được điều trị đặc hiệu 2 ngày.
C. Khi trẻ được uống thuốc giảm ho và long đàm.
D. Bắt đầu từ tuần thứ 4 sau giai đoạn ho cơn kịch phát.
-
Câu 13:
Kháng sinh dùng để điều trị bệnh ho gà nhằm mục đích nào sau đây:
A. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng huyết.
B. Cắt cơn ho nhanh và không gây độc.
C. Tránh lây lan và ngăn ngừa bội nhiễm phổi.
D. Phòng ngừa xuất huyết kết mạc mắt
-
Câu 14:
Thông thường ho gà ở trẻ lớn, giữa các cơn ho trẻ mệt mỏi và khó thở dữ dội.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 15:
Hạ đường huyết trong bệnh ho gà gặp ở trẻ nhỏ do yếu tố nào:
A. Trẻ có cơn ho kéo dài.
B. Do độc tố kích hoạt làm tăng tiết insuline.
C. Do kháng sinh Erythromycine đang điều trị.
D. Do hậu quả của sự tăng bạch cầu lympho.
-
Câu 16:
Biến chứng cơ học nào thường gặp trong bệnh ho gà ở trẻ trên 5 tuổi:
A. Lồng ruột.
B. Xuất huyết nội sọ.
C. Thoát vị rốn.
D. Xuất huyết kết mạc mắt.
-
Câu 17:
Ở trẻ sơ sinh, biến chứng thần kinh thường gặp trong bệnh ho gà là:
A. Liệt nửa người.
B. Tetanie.
C. Co giật do thiếu oxy.
D. Bệnh lý não cấp.
-
Câu 18:
Một trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây ho gà thì có khả năng mắc bệnh, vì:
A. Tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh > 60%.
B. Trẻ không được uống Erythromycine.
C. Mẹ của trẻ đã bị ho gà ở tuổi niên thiếu.
D. Miễn dịch của mẹ truyền sang cho con rất yếu.
-
Câu 19:
Điểm nào không phù hợp khi nói đến vai trò dịch tễ về sự lây truyền bệnh ho gà:
A. Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn viêm long.
B. Cường độ lây truyền mạnh nhất vào tuần thứ 4 của giai đoạn ho cơn.
C. Sự lây truyền do tiếp xúc kéo dài trong gia đình chiếm khoảng 70 - 100%.
D. Bệnh thường lây do tiếp xúc trong học đường chiếm khoảng 25 - 50%.
-
Câu 20:
Khi tiêm vac xin ho gà, tính miễn dịch có được là:
A. Miễn dịch chủ động kéo dài, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.
B. Miễn dịch thụ động qua trung gian tế bào.
C. Miễn dịch thụ động qua trung gian thể dịch.
D. Sẽ có miễn dịch sau tiêm vac xin, nhưng chỉ kéo dài 2 - 3 năm.
-
Câu 21:
Sau đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà, ngoại trừ:
A. Trẻ bị co giật nhiều lần.
B. Trẻ ăn uống kém và nôn nhiều.
C. Bạch cầu máu ngoại vi > 50. 000/mm3.
D. Trẻ bị tiêu chảy.
-
Câu 22:
Loại kháng sinh nào sau đây không nên dùng để điều trị bệnh ho gà:
A. Erythromycine.
B. Bactrim.
C. Rulide.
D. Streptomycine.
-
Câu 23:
Cơn ho gà ở trẻ lớn có đặc điểm như sau:
A. Ho rủ rượi, thở rít, khạc đàm hoặc nôn mữa.
B. Ho từng tiếng một và kéo dài khoản 2 phút.
C. Ho rủ rượi không kiềm chế được và kéo dài trong 3 phút.
D. Ho dữ dội trên 2 phút và sau đó ngưng thở.
-
Câu 24:
Một trẻ chẩn đoán ho gà tuần thứ 5, nên chọn cách điều trị nào sau đây:
A. Cho uống Erythromycine + Prednisolone trong 7 ngày
B. Điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng nếu có.
C. Cho uống Ampicilline + Salbutamol trong 14 ngày.
D. Cho uống Bactrim + Seduxen trong 7 ngày.
-
Câu 25:
Muốn chẩn đoán chính xác bệnh ho gà, người ta dựa vào:
A. Không sốt và có cơn ho điển hình.
B. Xét nghiệm công thức máu có dòng bạch cầu tăng cao.
C. Làm kỹ thuật PCR để xác định ADN của vi khuẩn ho gà.
D. Cấy dịch tiết mũi họng tìm trực khuẩn ho gà.
-
Câu 26:
Biến chứng tetanie xuất hiện trong bệnh ho gà ở trẻ em là do:
A. Bạch cầu tăng quá cao ở trong máu.
B. Độc tố ho gà kích hoạt tăng tiết insulin.
C. Độc tố ho gà tác động làm rối loạn trung tâm thần kinh trung ương.
D. Trẻ bị nôn mửa nhiều lần sau mỗi cơn ho.
-
Câu 27:
Biến chứng nào sau đây là nguy hiểm nhất trong bệnh ho gà ở trẻ em:
A. Loét hãm lưỡi.
B. Xuất huyết nội sọ.
C. Sa trực tràng.
D. Tụ máu dưới kết mạc.
-
Câu 28:
Một trẻ được tiêm DTP đầy đủ trong năm đầu sẽ được miễn dịch vĩnh viễn:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 29:
Một trẻ < 2 tháng bị ho gà giai đoạn ho cơn, nên khuyên bà mẹ thực hiện điều gì?
A. Đưa trẻ đến trạm xá để chủng ngừa DTP.
B. Dùng các loại thuốc nam long đàm cho trẻ uống.
C. Nhờ y tá chích Penicilline tại nhà.
D. Đưa trẻ đến điều trị tại khoa nhi của bệnh viện.
-
Câu 30:
Cách chăm sóc nào sau đây là không phù hợp ở trẻ bú mẹ đang bị ho gà.
A. Cho trẻ ăn lỏng, số lượng ít và nhiều lần trong ngày.
B. Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và từng ít một.
C. Khi trẻ ho nên bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên.
D. Nên khuyến cáo bà mẹ dùng tay móc miệng sau cơn ho.
-
Câu 31:
Hôn mê ở trẻ em là:
A. Một bệnh khá thường gặp, nó chiếm khoảng 5% nguyên nhân vào cấp cứu.
B. Một rối loạn nghiêm trọng vì thường để lại nhiều di chứng.
C. Một rối loạn nghiêm trọng vì khi hôn mê, trẻ có thể tử vong đột ngột do bị mất đi một số phản xạ tự bảo vệ
D. Một rối loạn nghiêm trọng và việc có cứu sống được đứa trẻ bị hôn mê không và chất lượng đời sống của trẻ về sau phụ thuộc hoàn toàn vào trang thiết bị hồi sức.
-
Câu 32:
Thống kê các trường hợp hôn mê vào điều trị tại phòng cấp cứu nhi BVTW Huế cho thấy hôn mê ở trẻ em:
A. Gặp nhiều nhất ở tuổi từ 2 tháng đến 4 tuổi.
B. Xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
C. Chiếm # 1/5 số bệnh nhân vào phòng Nhi cấp cứu.
D. Số trẻ ở nông thôn và ở thành phố thì tương đương nhau.
-
Câu 33:
Trong các thống kê lâm sàng về hôn mê ở trẻ em. Nguyên nhân làm cho số trẻ ở nông thôn bị hôn mê nhiều hơn so với số trẻ ở thành phố là:
A. Do phân bố dân cư tự nhiên: Số trẻ sống ở nông thôn lớn hơn nhiều so với số trẻ sống ở thành phố.
B. Các thống kê lâm sàng của chúng ta thường chỉ tính tỷ lệ Số bệnh nhân sống ở nông thôn / tổng số bệnh nhân chứ không khi nào tính được tỷ lệ Số bệnh nhân sống ở nông thôn / tổng số trẻ sống ở nông thôn.
C. Nhóm bệnh lý viêm não màng não do virut VNNB B xảy ra chủ yếu ở nông thôn.
D. Cả 3 nguyên nhân trên đều đúng.
-
Câu 34:
Theo các thống kê lâm sàng thì hôn mê ở trẻ em xảy ra vào mùa nắng nóng nhiều hơn là vào mùa mưa. Lý do là:
A. Vào mùa nắng trẻ chơi đùa nhiều nên dễ bị hôn mê hạ đường máu.
B. Vào mùa nắng trẻ đi lại nhiều hơn nên dễ bị bị hôn mê do tai nạn chấn thương cao hơn.
C. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh như mà đặc biệt là viêm não màng não do virut.
D. Cả 3 nguyên nhân trên đều đúng.
-
Câu 35:
Phương tiện thông thường để biểu lộ đáp ứng của não bộ con người đối với các kích thích từ bên ngoài mà người khác có thể nhận biết được là, ngoại trừ:
A. Lời nói
B. Hành động.
C. Ánh mắt.
D. Tư duy.
-
Câu 36:
Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh:
A. Không có thể mở mắt.
B. Không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh.
C. Không nói thành lời có ý nghĩa.
D. Cả 3 ý trên là đúng và đủ cho định nghĩa hôn mê.
-
Câu 37:
Khi nói về cơ chế bệnh sinh của hôn mê, thì phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Ta có ý thức là nhờ có hoạt động của "2 bán cầu đại não" và "hệ thống lưới phát động hướng lên".
B. Tổn thương chức năng hay tổn thương cấu trúc của hệ thống lưới phát động hướng lên chắc chắn sẽ gây hôn mê.
C. Tổn thương chức năng hay cấu trúc của cả một bán cầu sẽ gây hôn mê.
D. Khi tổn thương lan toả cả 2 bán cầu đại não thì bệnh nhân mới mất khả năng nhận biết và phản ứng thích hợp bằng vận động và lời nói, tuy vẫn còn mở mắt.
-
Câu 38:
Theo cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân gây hôn mê được xếp vào các nhóm sau, ngoại trừ:
A. Tổn thương cấu trúc.
B. Các bệnh não chức năng.
C. Các tổn thương choán chỗ gian não.
D. Tổn thương nhiễm độc chuyển hoá.
-
Câu 39:
Ở trẻ em, nhóm nguyên nhân gây hôn mê đứng hàng đầu là “nhóm nhiễm độc chuyển hoá “. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 40:
Ở trẻ em, 3 nhóm nguyên nhân gây hôn mê xếp thứ tự tần suất từ ít đến nhiều là: “nhóm nhiễm độc chuyển hoá, nhóm tổn thương choán chỗ và nhóm bệnh não chức năng". Điều đó đúng hay sai?
A. Đún
B. Sai.
-
Câu 41:
Về mặt thực hành, ta cần nghi nghờ là trẻ có thể đang bị hôn mê khi nhìn thấy trẻ có triệu chứng nào sao đây, ngoại trừ:
A. Hai mắt nhìn sững
B. Đang có tư thế duỗi cứng mất não
C. Đang có cơn giật toàn thân
D. Đang sốt cao rét run
-
Câu 42:
Về mặt thực hành, khi nghi ngờ là trẻ có thể đang bị hôn mê, thì nên xác định ngay bằng cách:
A. Có thể chọn 1 trong 4 biện pháp nêu trên.
B. Ấn mạnh điểm giữa 2 cung mày của trẻ.
C. Bóp mạnh vào đầu ngón tay của trẻ.
D. Cọ mạnh vào thân xương ức của trẻ.
-
Câu 43:
Về mặt thực hành, ta có thể kết luận là trẻ hôn mê trong tình huống nào sau đây:
A. Trong cả 3 tình huống đã nêu ở trên.
B. Chỉ trong 2 tình huống B và C đã nêu ở trên.
C. Khi thấy bệnh nhân nhắm nghiền hai mắt hoặc mở mắt nhưng nhìn sững.
D. Khi gây kích thích đau trẻ không khóc, không nhăn mặt.
-
Câu 44:
Khi đã xác định 1 trẻ đang bị hôn thì cần sơ cứu ngay theo thứ tự đã được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau:
A. A, B, C, D.
B. VIP – PS.
C. J CUT A DIIP VEIN.
D. A, B, C, D, E.
-
Câu 45:
Việc cần làm đầu tiên trong sơ cứu 1 trẻ đang bị hôn mê là:
A. Cung cấp đủ Glucose cho não bộ.
B. Bảo đảm thông khí phổi.
C. Bảo đảm 1 tuần hoàn hữu hiệu.
D. Giữ thông đường thở.