1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ nào y học còn truyền miệng nhưng đã biết dùng thức ăn trị bệnh:
A. Thời kỳ dựng nước
B. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I
C. Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 2:
Ty Lương Y đổi thành Viện Thái Y vào năm nào?
A. 1257
B. 1362
C. 1378
D. 1399
-
Câu 3:
Học thuyết âm dương nghiên cứu:
A. Sự hình thành cơ thể con người
B. Sự vận động và tiến hóa không ngừng của vật chất
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 4:
Vị trí của huyệt Trung cực?
A. Rốn thẳng lên 6 thốn
B. Từ rốn đo ngang ra 2 thốn
C. Giữa chỗ lỏm bờ trên xương ức
D. Thẳng dưới rốn 4 thốn
-
Câu 5:
Huyệt Nhũ căn có tác dụng nào sau đây?
A. Trị thiếu sữa, viêm tuyến vú
B. Trị viêm màng ngực, viêm gan
C. Trị bệnh về kinh nguyệt, vô sinh
D. Trị đau dạ dày, ợ chua
-
Câu 6:
Huyệt Thần khuyết có phương pháp châm nào sau đây?
A. Châm xiên
B. Châm luồn dưới da
C. Cấm châm
D. Tất cả đúng
-
Câu 7:
Huyệt Phong trì thuộc đường kinh nào?
A. Kinh Tam tiêu
B. Kinh Bàng quang
C. Kinh Đởm
D. Kinh Tâm bào
-
Câu 8:
Các thuộc tính nào sau đây thuộc âm:
A. Bên ngoài.
B. Hoạt động.
C. Bên dưới.
D. Có xu hướng phân tán
-
Câu 9:
Huyệt Toản Trúc có tác dụng nào sau đây?
A. Trị đau đầu, đau mắt
B. Trị đau răng, viêm tai
C. Trị viêm mũi, viêm xoang
D. Tất cả đúng
-
Câu 10:
Kinh thủ thiếu âm Tâm. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Đau vùng tim, khát muốn uống nước
B. Mắt đỏ
C. Cảm giác nóng trong người
D. Tiểu gắt
-
Câu 11:
Các huyệt nào sau đây thuộc vùng đầu mặt cổ?
A. Suất cốc, Ấn đường, Nhân trung
B. Phong thị, Dương lăng tuyền, Tam âm giao
C. Thận du, Can du, Tâm du
D. Khúc trì, Ngoại quan, Tý nhu
-
Câu 12:
Kinh túc thái dương Bàng quang. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong. Chọn câu sai:
A. Điên cuồng
B. Đau nhức giữa đỉnh đầu
C. Cảm giác như khí thượng nghịch gây nên đau đầu
D. Chảy máu cam
-
Câu 13:
Kinh túc dương minh Vị. Biểu hiện của bệnh hư:
A. Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
B. Hoa mắt, chóng mặt
C. Nước tiểu vàng
D. Sốt cao
-
Câu 14:
Kinh thủ thái âm Phế. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Ngực đầy trướng
B. Ho và khó thở
C. Đau nhiều ở hộ thượng đòn
D. Tất cả đúng
-
Câu 15:
Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày. Từ 17 giờ đến 19 giờ:
A. Giờ tuất (giờ của Tâm bào)
B. Giờ hợi (giờ của Tam tiêu)
C. Giờ dậu (giờ của Thận)
D. Giờ tý (giờ của Đởm)
-
Câu 16:
Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày. Từ 3 giờ đến 5 giờ: ( Bắt đầu – KT 1-3h Can: Phế- Đại Trường- Vị- Tỳ- Tâm- Tiểu Trường- Bàng QuangThận- Tâm bào- Tam tiêu- Đởm- Can) :
A. Giờ dần (giờ của Phế)
B. Giờ mão (giờ của Đại trường)
C. Giờ thìn (giờ của Vị)
D. Giờ tỵ (giờ của Tỳ)
-
Câu 17:
Chứng nội hàn trên lâm sàng thường gặp các loại nào sau đây. Chọn câu sai?
A. Tỳ vị hư hàn.
B. Thân dương hư.
C. Tâm dương hư.
D. Can dương hư
-
Câu 18:
Khi Hàn tà xâm nhập vào Tỳ sẽ gây ra các triệu chứng: ( Tỳ dương hư)
A. Đau nhức các khớp
B. Tiêu chảy, tay chân lạnh
C. Hoa mắt, chóng mặt
D. Xuất huyết dưới da
-
Câu 19:
Phong gồm các bệnh chứng nào sau đây. Ngoại trừ:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Phong động
D. Phong thấp
-
Câu 20:
Đặc tính của Phong:
A. Dương, hay co rút, kinh giật.
B. Hay bốc lên đầu mặt.
C. A và B đúng.
D. A và B sai
-
Câu 21:
Âm dương hỗ căn.( Đối lập: Mâu thuẫn; Hỗ căn: nương tựa; Tiêu trưởng: Mất đi và sinh trưởng; bình hành: cân bằng)
A. Mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau
B. Cân bằng lẫn nhau
C. Nương tựa lẫn nhau
D. Tất cả đúng
-
Câu 22:
Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài thì ngoại Phong thường gây bệnh với tạng nào? ( Can ố phong)
A. Thận
B. Tỳ
C. Can
D. Phế
-
Câu 23:
Nguyên nhân gây bệnh bên trong bao gồm: ( hỷ, nộ, ai, ái, ố, cụ, dục: vui, giận, buồn, thương, ghét, sợ, dục)
A. Vui, buồn
B. Giận, lo
C. Nghĩ, kinh, sợ
D. Tất cả đúng
-
Câu 24:
Nhiệm vụ của tiểu trường. ( Thanh: dưỡng trấp; trọc:phân)
A. Phân thanh, giáng trọc
B. Bài tiết nước tiểu
C. Bài tiết cặn bã
D. Tất cả đúng
-
Câu 25:
Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nếu âm thịnh:
A. Sinh ngoại nhiệt. ( Dương thịnh sinh ngoại nhiệt)
B. Sinh nội nhiệt.( Âm hư sinh nội nhiệt)
C. Sinh ngoại hàn.( Dương hư sinh ngoại hàn)
D. Sinh nội hàn
-
Câu 26:
Khi bệnh ở Đởm thường xuất hiện các triệu chứng.( Mật)
A. Vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng
B. Đau ngực, ho khan
C. Xuất huyết dưới da
D. Đau nhức các khớp
-
Câu 27:
Can khai khiếu ra:
A. Tóc
B. Mắt
C. Mũi
D. Lưỡi
-
Câu 28:
Can chủ về:
A. Tàng huyết
B. Sơ tiết
C. Chủ cân
D. Tất cả đúng
-
Câu 29:
Tạng có chức năng gì?
A. Chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch
B. Thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài => phủ
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 30:
Trong cơ thể người có phủ nào sau đây?
A. Tỳ, Vị
B. Tam tiêu, Bàng quang. ( Đởm. vị. tiểu trường, đại trường, bang quang, tam tiêu)
C. Can, Tâm
D. Phế, Tam tiêu