1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, vào viện được ghi nhận không có phập phồng cánh mũi, rút lõm hõm ức ít, co kéo liên sườn rõ, ngực ít di động, không thở rên cả qua ống nghe. Đánh giá trẻ:
A. Không suy hô hấp.
B. Suy hô hấp nhẹ.
C. Suy hô hấp vừa.
D. Suy hô hấp nặng.
-
Câu 2:
Một trẻ sinh thường, đủ tháng, ở phút đầu tiên sau sinh được ghi nhận da tím, thở không đều, nhịp tim 110 lần/phút, tay chân co nhẹ, kích thích trẻ nhăn mặt. Đánh giá trẻ:
A. Rối loạn nhịp thở.
B. Không ngạt.
C. Ngạt nhẹ.
D. Ngạt vừa.
-
Câu 3:
Trẻ 3 ngày tuổi có da môi hồng, phập phồng cánh mũi nhẹ, không co kéo gian sườn, không rút lõm hõm ức, không nghe tiếng rên (cả qua ống nghe), thở ngực bụng cùng chiều, nhịp thở đều 60 lần/phút. Xác định trẻ:
A. Không có dấu gắng sức, không thở nhanh.
B. Có dấu gắng sức, không thở nhanh.
C. Không dấu gắng sức, thở nhanh.
D. Có dấu gắng sức, thở nhanh
-
Câu 4:
Yếu tố nào sau đây không liên quan bệnh màng trong:
A. Suy thai gây ngạt.
B. Đẻ non.
C. Hạ thân nhiệt.
D. Mẹ dùng thuốc hạ huyết áp.
-
Câu 5:
Hội chứng hít nước ối, phân su có đặc điểm:
A. Là hội chứng dị vật đường thở.
B. Luôn xảy ra khi dịch ối có phân su.
C. Chiếm 50% dịch ối nhuốm phân su.
D. Không liên quan với ngạt.
-
Câu 6:
Bé trai, sinh mổ vì mẹ rỉ ối 20 giờ - nước ối nhuốm phân su, tuổi thai 32 tuần, chỉ số Apgar 8/1’ – 9/5’, cân nặng lúc sinh 1800 gam. Hôm nay 3 ngày tuổi, trẻ xuất hiện thở rên, tần số thở 90 lần/phút, cánh mũi phập phồng, co rút hõm ức – liên sườn và tình trạng tím rõ. Khả năng trẻ bị suy hô hấp là do:
A. Bệnh màng trong.
B. Hít nước ối phân su.
C. Nhiễm trùng sơ sinh.
D. Cơn khó thở nhanh thoáng qua.
-
Câu 7:
Biện pháp xử trí ban đầu quan trọng nhất trong trường hợp nước ối lẫn phân su và trẻ bị ngạt nặng là:
A. Hút sạch vùng hầu họng cẩn thận trước khi nhịp thở đầu tiên bắt đầu.
B. Hút qua ống nội khí quản.
C. Hút miệng trước rồi hút mũi bằng bầu hút.
D. Hút sạch miệng và mũi bằng bơm tiêm có bầu hút hoặc ống thông có nòng lớn.
-
Câu 8:
Vấn đề sử dụng oxy trong trường hợp suy hô hấp sơ sinh là:
A. Chưa cần thiết khi chưa tím.
B. Cần sớm khi chưa tím.
C. Khi biểu hiện suy hô hấp rõ.
D. Cần tránh lạm dụng để tránh xơ teo võng mạc.
-
Câu 9:
Điều trị kháng sinh trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Chỉ trong trường hợp viêm phổi.
B. Tuỳ theo bệnh cảnh.
C. Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.
D. Dựa theo kháng sinh đồ của dịch hút.
-
Câu 10:
Ngay sau sinh hoặc sau một thời gian trẻ sơ sinh xuất hiện suy hô hấp khi không có khả năng thích nghi của các cơ quan có liên quan như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, chuyển hoá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Vệ sinh thai nghén và quản lý thai nghén:
A. Không liên quan với các bệnh cảnh suy hô hấp sơ sinh.
B. Chỉ thực hiện cho các sản phụ có nguy cơ cao.
C. Thông qua giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về bà mẹ mang thai.
D. Thực hiện ở tuyến huyện.
-
Câu 12:
Dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện suy hô hấp sơ sinh:
A. Màu da.
B. Nhịp thở.
C. Thân nhiệt.
D. Màu da, nhịp thở.
-
Câu 13:
Biện pháp nào sau đây không giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi sơ sinh là:
A. Bú mẹ sớm và đủ.
B. Giặt sạch đồ dùng cho trẻ.
C. Tránh khói thuốc và khói bếp.
D. Tiêm chủng cho trẻ.
-
Câu 14:
Để phòng suy hô hấp cho trẻ sơ sinh, biện pháp nào sau đây không phù hợp trong đẻ:
A. Luôn luôn cắt tầng sinh môn.
B. Không chuyền dịch nhược trương quá mức cho mẹ.
C. Giúp mẹ thở tốt.
D. Dụng cụ vô trùng.
-
Câu 15:
Biện pháp giúp trẻ sơ sinh thở tốt ngay sau sinh là:
A. Lau khô.
B. Đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ.
C. Lau khô, đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ.
D. Lau khô, đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ, ủ ấm.
-
Câu 16:
Biện pháp nào sau đây không giúp làm giảm tần suất suy hô hấp sơ sinh do nhiễm trùng sơ sinh sớm:
A. Bệnh viện giảm quá tải.
B. Phát hiện và điều trị nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục lúc mẹ mang thai.
C. Hạn chế khám âm đạo ở mẹ có ối vỡ sớm.
D. Tiệt trùng các dụng cụ dùng cho trẻ sơ sinh.
-
Câu 17:
Tần suất mắc bệnh viêm phổi sơ sinh liên quan với việc chăm sóc sơ sinh bảo đảm nguyên tắc ủ ấm, sữa mẹ, vô khuẩn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Việc quản lý thai nghén tốt không giúp làm giảm tần suất bệnh màng trong, hít nước ối phân su, nhiễm trùng phổi sơ sinh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Chẩn đoán hít nước ối phân su cũng cần được nghĩ đến cả trước sinh, khi có nước ối bẩn, suy thai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Chụp X quang lồng ngực phải làm trước khi điều trị suy hô hấp sơ sinh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tình trạng vàng da đặc thù ở thời kỳ sơ sinh là vàng da do trong máu tăng:
A. Tiền chất vitamin A
B. Biliverdin
C. Bilirubin gián tiếp
D. Bilirubin trực tiếp
-
Câu 22:
Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ dễ bị vàng da là do men glucuronyl transferase hoạt động kém, nhất là trẻ đẻ non:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Vị trí kiểm tra vàng da ở trẻ sơ sinh là:
A. Kết mạc mắt và toàn bộ da
B. Từng phần cơ thể từ mặt, bụng, bàn tay/chân, cẳng tay/chân
C. Từng phần cơ thể từ bàn tay/chân, cẳng tay/ chân, bụng, mặt
D. Từng phần cơ thể từ mặt, bụng, cẳng tay/chân, bàn tay/chân
-
Câu 24:
Trong vàng da sơ sinh, thời gian kéo dài vàng da là:
A. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi hết vàng da
B. Thời gian trẻ bị vàng da kể từ sau sinh đến thời điểm thăm khám
C. Thời gian từ khi vàng ở mặt đến khi vàng ở bàn tay/chân
D. Thời gian từ khi vàng ở bàn tay/chân đến khi vàng ở mặt
-
Câu 25:
Ở một trẻ sơ sinh bị vàng da xét nghiệm cần thiết nhất phải làm là định lượng:
A. Bilirubin toàn phần
B. Bilirubin gián tiếp
C. Bilirubin trực tiếp
D. Bilirubin gián tiếp và trực tiếp
-
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây không giúp phân biệt vàng da do tăng bilirubin gián tiếp với vàng da do tăng bilirubin trực tiếp:
A. Thời điểm xuất hiện vàng da
B. Mức độ vàng da
C. Màu sắc vàng da
D. Màu phân và nước tiểu
-
Câu 27:
Vàng da sinh lý gặp ở:
A. 45 – 60% trẻ đẻ non, hơn 60% trẻ già tháng
B. 45 – 60% trẻ già tháng, hơn 60% trẻ đủ tháng
C. 45 – 60% trẻ đẻ non, hơn 60% trẻ đủ tháng
D. 45 – 60% trẻ đủ tháng, hơn 60% trẻ đẻ non
-
Câu 28:
Vàng da sinh lý thường có đặc điểm:
A. Xuất hiện vàng da trong 24 giờ tuổi
B. Mức độ bilirubin máu > 12mg/dL
C. Diễn tiến vàng da không tăng lên
D. Hết vàng da ở ngày thứ 10
-
Câu 29:
Thái độ của người thầy thuốc trước một trẻ được xác định có vàng da sinh lý là:
A. Hoàn toàn yên tâm
B. Bảo với bà mẹ không có gì lo lắng hoặc theo dõi
C. Bảo với bà mẹ rằng trẻ có vấn đề
D. Theo dõi trẻ thêm vài ngày đến khi hết vàng da
-
Câu 30:
Trong trường hợp vàng da xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh thì nhận định nào sau đây là sai:
A. Là biểu hiện bình thường
B. Là vàng da bệnh lý
C. Bệnh có thể do mẹ truyền
D. Có thể do tan máu
-
Câu 31:
Vàng da tăng bilirubin trực tiếp xảy ra trong trường hợp:
A. Vàng da sinh lý kéo dài
B. Có tắc ruột
C. Tăng tuần hoàn ruột - gan
D. Có bệnh lý ở gan
-
Câu 32:
Yếu tố nào sau đây giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vàng da tan máu sau xuất huyết:
A. Biểu hiện thiếu máu rất rõ
B. Tiểu cầu giảm
C. Tiền sử có sinh khó
D. Tiền sử có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng
-
Câu 33:
Trong những tình huống sau ở trẻ sơ sinh đủ tháng, tình huống nào là vàng da sinh lý:
A. Xuất hiện vàng da khi 48 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác ngoài nôn, vàng da kéo dài 7 ngày
B. Xuất hiện vàng da khi 36 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác, vàng da kéo dài 15 ngày
C. Xuất hiện vàng da khi 23 giờ tuổi, vàng da kéo dài 6 ngày
D. Xuất hiện vàng da khi 36 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác, vàng da kéo dài 7 ngày
-
Câu 34:
Một trẻ sau sinh có Apgar 6/1’, 9/5’. Mẹ rỉ ối trước sinh 20 giờ, ối xanh hôi. Mẹ có nhóm máu O, con nhóm máu B. Hôm nay ở 3 ngày tuổi trẻ xuất hiện vàng da, bú và cử động ít hơn, không có dấu hiệu bất thường nào khác; sơ bộ nghĩ nhiều nhất vàng da này là do:
A. Vàng da sinh lý
B. Ngạt
C. Nhiễm trùng
D. Bất đồng nhóm máu mẹ con
-
Câu 35:
Trẻ 2 ngày tuổi, con thứ 2, sinh mổ vì mẹ khung chậu hẹp, tuổi thai 36 tuần, Apgar 6/1’, 8/5’. Nhóm máu mẹ là O, con A. Tiền sử có chị bị vàng da điều trị ở khoa nhi sơ sinh. Hôm nay trẻ có vàng da, niêm mạc nhạt màu, bú và cử động ít hơn; sơ bộ nghĩ nhiều nhất vàng da này là do:
A. Ngạt
B. Đẻ non
C. Tan máu sau xuất huyết
D. Bất đồng nhóm máu mẹ con
-
Câu 36:
Vàng da bệnh lý là bệnh cảnh vàng da có đặc điểm:
A. Luôn luôn xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi
B. Mức độ bilirubin không tùy thuộc tuổi thai
C. Thường kéo dài hơn 2 tuần tuổi
D. Vàng da đơn thuần
-
Câu 37:
Vàng da ở trẻ sơ sinh là do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Tan máu
B. Nhiễm khuẩn
C. Tắc mật
D. Tăng tiền chất vitamin A trong máu
-
Câu 38:
Dấu hiệu vàng da trong tắc ruột sơ sinh là do:
A. Nôn nhiều
B. Bụng chướng
C. Tuần hoàn ruột-gan tăng
D. Nhu động ruột tăng
-
Câu 39:
Trẻ đẻ non dễ bị vàng da nhân bởi những yếu tố nguy cơ sau, ngoại trừ:
A. Hạ đường máu
B. Hạ thân nhiệt
C. Giảm CO2
D. Toan máu
-
Câu 40:
Trước một trẻ sơ sinh có vàng da, luôn luôn nghĩ đén vàng da sinh lý là đầu tiên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 41:
Bilirubin gây độc nhất cho tế bào não là bilirubin:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Toàn phần
D. Gián tiếp không kết hợp albumin
-
Câu 42:
Một trẻ sơ sinh đẻ non, 3 ngày tuổi vào viện vì ngưng thở. Khám thấy trẻ có khóc thét, cổ ngửa, co cứng người, thỉnh thoảng có co giật, da vàng ở lòng bàn tay chân. Sơ bộ nghĩ nhiều đến chẩn đoán:
A. Xuất huyết não
B. Uốn ván rốn
C. Bệnh não thiếu khí
D. Vàng da nhân
-
Câu 43:
Truớc một trẻ sơ sinh bệnh lý vàng da tăng bilirubin gián tiếp, yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố nguy cơ gây vàng da nhân:
A. Tan máu
B. Toan máu
C. Hạ natri máu
D. Hạ đường máu
-
Câu 44:
Điều trị triệu chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp gồm những phương pháp sau, ngoại trừ:
A. Chiếu đèn
B. Truyền Glucose
C. Truyền Albumin
D. Truyền Plasma
-
Câu 45:
Thái độ xử trí trước một trẻ 7 ngày tuổi bị vàng da tăng bilirubin gián tiếp do bướu máu là:
A. Chọc hút bướu máu
B. Thay máu
C. Chiếu đèn
D. Truyền dịch Glucose