1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Shigella gây bệnh theo cơ chế xâm nhập niêm mạc:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 2:
Tác nhân nào không phải là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy cho trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển:
A. Rotavirus.
B. EIEC.
C. E. histolitica.
D. Shigella.
-
Câu 3:
Thành phần của dung dịch ORS:
A. NaCl 3,0g; Trisodium Citrat 2,5g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
B. NaCl 3,50g; Trisodium Citrat 2,9g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
C. NaCl 3,0g; Trisodium Citrat 2,5g; KCl2,5g; Glucose 25g.
D. NaCl 3,50g; Bicarbonat 2,0g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
-
Câu 4:
Một trẻ 2 tuổi được đánh giá mất nước nặng vì: li bì, mắt rất trũng, nếp véo da mất chậm:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 5:
Sau đây là những hạn chế của bù dịch bằng đường uống trong điều trị tiêu chảy, ngoại trừ:
A. Đi tiêu trên 15ml/kg/24h.
B. Nôn nhiều trên 3 lần/h
C. Mất nước nặng
D. Từ chối uống
-
Câu 6:
Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng dấu hiệu nào để đánh giá mất nước là không chính xác:
A. Nếp véo da.
B. Niêm mạc miệng lưỡi khô
C. Uống nước háo hức
D. Khóc có nước mắt.
-
Câu 7:
Viêm phổi do virus xảy ra với tần suất cao nhất ở trẻ:
A. Sơ sinh - 1 tuổi.
B. 2-3 tuổi.
C. 4-5 tuổi.
D. 6-7 tuổi.
-
Câu 8:
Viêm phổi do virus thường gặp vào mùa:
A. Nóng, khô.
B. Nóng, ẩm.
C. Lạnh, khô.
D. Lạnh, ẩm.
-
Câu 9:
Cơ chế phòng vệ tại chổ nào bị thương tổn khi bị nhiễm virus đường hô hấp:
A. Cơ chế phòng vệ đường hô hấp trên.
B. Nắp thanh quản và thanh quản.
C. Phản xạ ho.
D. Hệ biểu mô có lông chuyển.
-
Câu 10:
Rối loạn nào sau đây không đúng trong cơ chế bệnh sinh của viêm phổi do virus:
A. Thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính ở lớp dưới niêm mạc.
B. Thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân ở lớp dưới niêm mạc và khoảng quanh mạch.
C. Rối loạn hoạt động hệ biểu mô có lông chuyển.
D. Co thắt cơ trơn phế quản, tiểu phế quản.
-
Câu 11:
Nguyên nhân làm cho trẻ luôn nhạy cảm với Influenzae virus A và B là do:
A. Virus thường xuyên thay đổi kháng nguyên bề mặt (hemaglutinin, neuraminidase).
B. Virus có rất nhiều typ huyết thanh.
C. Cơ thể không tạo được kháng thể sau khi bị bệnh.
D. Kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm virus không bền vững.
-
Câu 12:
Loại virus nào sau đây có thể gây viêm phổi hoại tử nặng ở trẻ nhỏ và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn:
A. RSV.
B. Parainfluenzae virus 1, 2.
C. Parainfluenzae virus 3.
D. Adenovirus.
-
Câu 13:
Tác nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là:
A. RSV.
B. Parainfluenzae virus 1, 2.
C. Influenzae virus A và B.
D. Parainfluenzae virus 3.
-
Câu 14:
Tác nhân hàng đầu gây viêm thanh quản cấp ở trẻ dưới 5 tuổi là gì?
A. Parainfluenzae virus 1, 2.
B. Influenzae virus A và B.
C. Rhinovirus.
D. RSV.
-
Câu 15:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với viêm phổi do virus:
A. Triệu chứng thực thể rất đặc hiệu với hội chứng đặc phổi điển hình.
B. Thở nhanh kèm theo rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
C. Có thể có tím và thở rên.
D. Khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long hô hấp trên trong vài ngày.
-
Câu 16:
Trong viêm phổi do virus ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nặng trên lâm sàng là:
A. Sốt rất cao và mệt mỏi.
B. Thở nhanh và mạch nhanh.
C. Tím và thở rên.
D. Nghe phổi có nhiều ran ẩm to hạt, vừa hạt.
-
Câu 17:
Trong trường hợp viêm phổi do virus, khám phổi thường phát hiện được:
A. Lồng ngực căng, gõ trong, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe được ran ẩm nhỏ hạt, ran rít, ran ngáy lan toả.
B. Lồng ngực kém di động, gõ đục, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe không có ran.
C. Lồng ngực kém di động, gõ đục, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe được ít ran ẩm.
D. Lồng ngực bình thường, gõ đục, rung thanh tăng, thông khí phổi giảm, nghe được ran nổ.
-
Câu 18:
Trên lâm sàng, viêm phổi virus có thể dễ dàng phân biệt được với viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae hay viêm phổi vi khuẩn:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 19:
Đặc điểm nổi bật của viêm phổi do virus ở trẻ em là triệu chứng cơ năng kín đáo trong khi triệu chứng thực thể rất điển hình:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 20:
Hình ảnh X-quang thường thấy trong viêm phổi virus là:
A. Thâm nhiễm lan tỏa kèm theo tràn dịch màng phổi và bóng hơi.
B. Khí phế thủng kèm theo hiện tượng thâm nhiễm lan toả, đôi khi theo thùy.
C. Đặc phổi theo thùy kèm theo bóng hơi.
D. Xẹp toàn bộ một bên phổi kèm theo đặc phổi theo thùy ở phổi bên kia.
-
Câu 21:
Trong viêm phổi do virus, các xét nghiệm phản ứng viêm thường biến đổi theo hướng:
A. Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu, CRP bình thường hoặc tăng nhẹ.
B. Số lượng bạch cầu tăng rất cao, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu, CRP bình thường hoặc tăng nhẹ.
C. Số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu tăng, CRP tăng cao.
D. Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu tăng cao, CRP tăng nhẹ.
-
Câu 22:
Trong thực hành lâm sàng, loại test nào có giá trị nhất để chẩn đoán nhanh viêm phổi do virus:
A. Phân lập virus từ bệnh phẩm đường hô hấp.
B. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hoặc miễn dịch enzyme.
C. Chẩn đoán huyết thanh học.
D. Cấy máu tìm tác nhân gây bệnh.
-
Câu 23:
Trong trường hợp viêm phổi do virus, phương pháp chẩn đoán huyết thanh học chỉ có ý nghĩa khi có sự gia tăng hiệu giá kháng thể đối với một loại virus ở 2 mẫu huyết thanh (1 ở giai đoạn cấp và 1 ở giai đoạn lui bệnh):
A. Gấp 2 lần.
B. Gấp 3 lần.
C. Gấp 4 lần.
D. Gấp 5 lần.
-
Câu 24:
Ribavirin là thuốc kháng virus đặc điệu đối với:
A. Parainfluenzae virus 3.
B. Rhinovirus.
C. RSV.
D. Adenovirus.
-
Câu 25:
Amantadin là thuốc kháng virus đặc hiệu dùng để phòng và điều trị trường hợp nhiễm Parainfluenzae virus 3:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 26:
Trong trường hợp viêm phổi do Herpes simplex virus, loại thuốc kháng virus nào sau đây được chọn lựa:
A. Ganciclovir.
B. Rimantadin.
C. Acyclovir.
D. Oseltamivir.
-
Câu 27:
Trong trường hợp viêm phổi do virus cúm A H5N1, loại thuốc kháng virus nào sau đây được chọn lựa:
A. Oseltamivir.
B. Acyclovir.
C. Ribavirin.
D. Ganciclovir.
-
Câu 28:
Ribavirin là thuốc kháng virus được dùng theo đường:
A. Tiêm tĩnh mạch.
B. Tiêm bắp.
C. Tiêm dưới da.
D. Phun sương.
-
Câu 29:
Không cần thiết phải dùng thuốc kháng virus trong trường hợp nào sau đây:
A. Viêm phổi virus phối hợp với bệnh tim bẩm sinh.
B. Viêm phổi virus phối hợp với loạn sản phế quản-phổi.
C. Viêm phổi virus phối hợp với tiêu chảy cấp.
D. Viêm phổi virus phối hợp với bệnh xơ kén tụy.
-
Câu 30:
Trong trường hợp viêm phổi do virus, nếu có chỉ định thì các thuốc kháng virus phải được sử dụng trong vòng:
A. 36 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
B. 24 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
C. 12 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
D. 48 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
-
Câu 31:
Biện pháp nào sau đây không thích hợp khi điều trị một trẻ bị viêm phổi nặng do virus tại một đơn vị chăm sóc tích cực:
A. Cho kháng sinh phổ rộng theo đường uống.
B. Đảm bảo cân bằng toan-kiềm.
C. Nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch.
D. Theo dõi sát các thông số chức năng sống bằng monitoring.
-
Câu 32:
Các di chứng nặng nề thường ít xảy ra sau viêm phổi do:
A. Adenovirus type 3.
B. RSV.
C. Influenzae virus.
D. Virus sởi.
-
Câu 33:
Bệnh cảnh nào sau đây thường không phải là di chứng của viêm phổi do virus ở trẻ em:
A. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
B. Viêm phổi kẻ bong vảy biểu mô.
C. Giãn phế quản.
D. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
-
Câu 34:
Viêm phổi tụ cầu thường gặp ở lứa tuổi nào?
A. Sơ sinh
B. < 1 tuổi
C. > 1 tuổi
D. > 2 tuổi
-
Câu 35:
Trong viêm phổi do tụ cầu, thời gian từ một nhiễm trùng đầu tiên đến khu trú tại phổi màng phổi là bao lâu?
A. 3-5 ngày.
B. 5-8 ngày.
C. 8-10 ngày
D. 10 - 15 ngày
-
Câu 36:
Độc tố hay loại men nào sau đây quyết định độc lực của tụ cầu khuẩn?
A. Leucocidine
B. Staphylokinase
C. Coagulase
D. Enterotoxine
-
Câu 37:
Men nào sau đây do tụ cầu sản xuất ra làm biến đổi Fibrinogene thành Fibrine?
A. Staphylokinase
B. Streptokinase
C. Penicillinase
D. Coagulase
-
Câu 38:
Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của một tụ cầu gây bệnh?
A. Khả năng sản xuất enterotoxine
B. Khả năng sản xuất Hemolysine
C. Khả năng sản xuất men Coagulase
D. Làm lên men Manitol trên môi trường Chapmann
-
Câu 39:
Loại men hay độc tố nào sau đây của tụ cầu tác động lên màng tế bào và gây hoại tử tổ chức?
A. Coagulase
B. Leucocidine
C. Staphylokinase
D. Hemolysine
-
Câu 40:
Tụ cầu tiết men enterotoxine gây phá hủy bạch cầu và thoái hóa BC hạt?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 41:
Đặc điểm nào sau đây không phải của bóng hơi tụ cầu?
A. Thường để lại di chứng.
B. Hình tròn, to nhỏ không đều.
C. Bờ mỏng, rõ nét.
D. Khó phát hiện trên lâm sàng
-
Câu 42:
Đặc trưng tổn thương của viêm phổi do tụ cầu là:
A. PQPV lan tỏa.
B. Xuất huyết hoại tử 2 bên phổi.
C. Xuất huyết hoại tử lan tỏa
D. Xuất huyết hoại tử lan tỏa và nang hóa không đồng đều.
-
Câu 43:
Dấu chứng nào sau đây đặc trưng của viêm phổi tụ cầu?
A. Khó thở chậm
B. Khó thở kiểu Kussmaul
C. Khó thở ậm ạch
D. Khó thở vào
-
Câu 44:
Số lượng BC bao nhiêu là dấu hiệu tiên lượng xấu của viêm phổi tụ cầu?
A. < 5000/ mm3
B. 15000- 20000/ mm3
C. 10000- 15000/ mm3
D. > 15000/ mm3
-
Câu 45:
Biến chứng tại phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi tụ cầu?
A. Tràn khí màng phổi
B. Bóng hơi
C. Tràn mủ màng phổi
D. Tràn khí - tràn mủ màng phổi