1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu so với người lớn thì thành phần khí ở phế nang trẻ em trong điều kiện bình thường có đặc điểm:
A. Thành phần khí oxy và khí cácboníc cao hơn.
B. Thành phần khí oxy và khí cácboníc thấp hơn.
C. Thành phần khí oxy cao hơn và thành phần khí cácboníc thấp hơn.
D. Thành phần khí oxy tương đương và thành phần khí cácboníc thấp hơn.
-
Câu 2:
Kiểu thở ở trẻ sơ sinh là thở bằng mũi, thở bụng và nhịp thở không đều:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 3:
Bình thường, áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch trẻ em là:
A. 45 mmHg.
B. 55 mmHg.
C. 65 mmHg.
D. 75 mmHg.
-
Câu 4:
Tuần hoàn rau thai của trẻ được hình thành từ cuối tuần thứ:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
-
Câu 5:
Lưu lượng máu trong tuần hoàn bào thai có đặc điểm là:
A. Qua thất phải nhiều hơn thất trái.
B. Qua lỗ bầu dục(botal) nhiều hơn xuống thất phải.
C. Qua ống động mạch ít hơn qua quai động mạch chủ.
D. Qua phổi nhiều hơn qua ống động mạch.
-
Câu 6:
Đặc điểm của lưu lượng máu trong tuần hoàn bào thai là:
A. Qua thất phải ít hơn thất trái.
B. Qua ống động mạch ít hơn qua quai động mạch chủ.
C. Qua phổi ít hơn qua ống động mạch.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Áp lực máu ở tuần hoàn trong bào thai có đặc điểm là:
A. Áp lực nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái.
B. Áp lực nhĩ trái lớn hơn nhĩ phải.
C. Áp lực thất phải lớn hơn thất trái.
D. Áp lực thát trái lớn hơn thất phải.
-
Câu 8:
Trong tuần hoàn thai, độ bão hòa oxy trong máu động mạch có đặc điểm:
A. Giống nhau ở mọi phần cơ thể.
B. Ở động mạch chủ lên cao hơn ở động mạch chủ xuống.
C. Ở động mạch phổi cao hơn ở động mạch chủ xuống.
D. Ở động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống như nhau.
-
Câu 9:
Trong thời kỳ bào thai, sau khi trao đổi chất dinh dưỡng và dưỡng khí ở rau thai, máu vào thai nhi qua:
A. Động mạch rốn
B. Tĩnh mạch rốn
C. Tĩnh mạch chủ dưới
D. Tĩnh mạch cửa
-
Câu 10:
Lỗ bầu dục(Botal) là lỗ thông giữa:
A. Nhĩ phải và thất trái
B. Nhĩ trái và thất phải
C. Nhĩ phải và nhĩ trái
D. Thất phải và thất trái
-
Câu 11:
Trong nhưng tháng đầu sau sinh tim của trẻ:
A. Nằm thẳng đứng
B. Nằm ngang
C. Nằm hơi lệch sang phải
D. Chéo nghiêng
-
Câu 12:
Tần số tim của trẻ lúc 1 tuổi là:
A. Nhanh như ở trẻ lớn.
B. Nhanh hơn ở trẻ 6 tháng tuổi
C. Nhanh hơn trẻ lớn
D. Chậm như ở trẻ lớn
-
Câu 13:
Huyết áp tối đa ở trẻ em có đặc điểm:
A. Cao hơn ở người lớn
B. Gần bằng người lớn
C. Không thay đổi theo tuổi
D. Thay đổi theo tuổi
-
Câu 14:
Để đo huyết áp ở trẻ em cần tuân thủ:
A. Trẻ phải được giữ cố định, băng quấn đo huyết áp phải không quá nhỏ
B. Trẻ không vùng vẫy, băng quấn đo huyết áp phải không quá lớn
C. Trẻ nằm yên, băng quấn đo huyết áp không lớn hơn 1/2 chiều dài cánh tay
D. Trẻ nằm yên, băng quấn đo huyết áp bằng 2/3 chiều dài cánh tay
-
Câu 15:
Dị tật nào dưới đây sẽ làm cho trẻ chết ngay sau sinh:
A. Thân chung động mạch
B. Đảo gốc động mạch kèm thông liên thất
C. Đảo gốc động mạch đơn thuần
D. Một tâm thất chung
-
Câu 16:
Dị tật nào dưới đây của tim luôn đi kèm với tồn tại ống động mạch sau sinh:
A. Thông liên nhĩ
B. Thông liên thất
C. Thông sàn nhĩ thất
D. Teo tịt van động mạch phổi
-
Câu 17:
Công thức Molchanov dùng để tính huyết áp tối đa của trẻ em > 1 tuổi là:
A. 80 + n (n: là số tuổi)
B. 80 + 10(n-1)
C. 80 + 2n
D. 80 + (10-n)
-
Câu 18:
Sau khi ra đời động mạch rốn thoái hoá thành:
A. Dây chằng động mạch
B. Dây chằng liềm
C. Dây chằng tròn
D. Dây chằng treo bàng quang
-
Câu 19:
Độ bão hoà oxy trong máu của thai nhi cao nhất ở tại:
A. Động mạch phổi
B. Động mạch chủ lên
C. Động mạch vành
D. Tĩnh mạch rốn
-
Câu 20:
Vị trí mỏm tim đập bình thường ở trẻ em 0-1 tuổi nằm ở:
A. Gian sườn 4 trên đường vú trái
B. Gian sườn 5 trên đường vú trái
C. Gian sườn 4, 1-2 cm ngoài đường vú trái
D. Gian sườn 5, 1-2 cm ngoài đường vú trái
-
Câu 21:
Công thức Molchanov dùng để tính huyết áp tối thiểu của trẻ em > 1 tuổi là:
A. Huyết áp tối đa /2
B. Huyết áp tối đa /2 + 5 mmHg
C. Huyết áp tối đa /2 + 10 mmHg
D. Huyết áp tối đa /2 + 15 mmHg
-
Câu 22:
Lỗ bầu dục đóng lại sau sinh là do, ngoại trừ:
A. Giảm áp lực trong nhĩ phải so với trước sinh
B. Tăng lượng máu qua phổi về nhĩ trái
C. Tăng áp lực trong nhĩ trái so với trước sinh
D. Giảm đột ngột máu lưu thông qua lỗ bầu dục
-
Câu 23:
Mạch máu trẻ em có đặc điểm: đường kính động mạch chủ:
A. Luôn bằng động mạch phổi
B. Luôn nhỏ hơn động mạch phổi
C. Luôn lớn hơn động mạch phổi
D. Có thể lớn hoặc nhỏ hơn động mạch phổi
-
Câu 24:
Vị trí nghe tim ở gian sườn 2 cạnh ức phải là ổ nghe tim của van động mạch phổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Mạch ở trẻ nhỏ lúc bình thường luôn nhanh hơn so trẻ lớn và người lớn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Trong bào thai nhĩ trái nhận máu đến chủ yếu từ tĩnh mạch chủ dưới:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Ngay sau sinh máu lên phổi nhiều là do tăng áp lực trong động mạch phổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Biến chứng suy tim thường gặp nhất ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh là:
A. Thông liên nhĩ.
B. Thông liên thất chưa tăng áp lực động mạch phổi
C. Thông liên thất rộng kèm hẹp van động mạch phổi
D. Thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi
-
Câu 29:
Nguyên nhân nào ít khi gây suy tim ở trẻ nhỏ:
A. Thông liên nhĩ
B. Thông liên thất
C. Thông sàn nhĩ thất thể hoàn toàn
D. Còn ống động mạch
-
Câu 30:
Nguyên nhân ngoài tim nào dưới đây thường gây suy tim cấp ở trẻ nhỏ:
A. Viêm phế quản cấp
B. Viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp
C. Sốt xuất huyết
D. Suy giáp bẩm sinh
-
Câu 31:
Suy tim cấp ở trẻ em thường xảy ra sau rối loạn nhịp loại:
A. Ngoại tâm thu nhĩ kéo dài
B. Bloc nhĩ thất cấp 1
C. Ngoại tâm thu thất thưa nhưng kéo dài
D. Nhịp nhanh trên thất kéo dài
-
Câu 32:
Cung lượng tim luôn luôn tỷ lệ nghịch với yếu tố nào dưới đây:
A. Tần số tim.
B. Tiền gánh.
C. Hậu gánh.
D. Khả năng co bóp của cơ tim.
-
Câu 33:
Cung lượng tim tuôn luôn tỷ lệ thuận với yếu tố nào dưới đây:
A. Tần số tim.
B. Tiền gánh.
C. Hậu gánh.
D. Khả năng co bóp của cơ tim.
-
Câu 34:
Trong suy tim cơ thể thích nghi bằng cơ chế sau:
A. Giãn sợi cơ tim để đáp ứng với tăng tiền gánh.
B. Tăng sinh số lượng các tế bào cơ tim làm dày thành các buồng tim.
C. Giảm tiết catecholamin.
D. Giảm tiết các Peptide thải Na+ của tâm nhĩ.
-
Câu 35:
Chẩn đoán suy tim cấp ở trẻ nhỏ khi có:
A. Thở nhanh, rút lõm ngực, có tiếng thổi ở tim, phù chân.
B. Khó thở, trụy mạch, nổi vân tím, tiểu ít.
C. Nổi vân tím, trụy mạch, gan lớn chắc, tiếng tim mờ.
D. Thở nhanh, mạch nhanh, gan lớn đau, chỉ số tim-ngực >55%.
-
Câu 36:
Những triệu chứng thường gặp trong suy tim trái bao gồm:
A. Khó thở, phù chân, gan lớn, phản hồi gan t/mạch cổ (+)
B. Thở nhanh, gan lớn đau, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+).
C. Khó thở khi nằm, thường có cơn kịch phát về đêm, có ran ẩm ở 2 đáy phổi.
D. Khó thở khi nằm, mạch nhanh, phù chi, tràn dịch màng bụng.
-
Câu 37:
Triệu chứng thường gặp trong suy tim phải bao gồm:
A. Khó thở về đêm, phù chân, tràn dịch màng bụng có ran ẩm ở 2 đáy phổi
B. Phù tím 2 chân, gan lớn đau, phản hồi gan t/mạch cổ (+).
C. Thở nhanh, khó thở khi nằm, gan lớn, phản hồi gan tĩm mạch cổ (+)
D. Tất cả đều sai
-
Câu 38:
Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng:
A. Giảm hậu gánh đơn thuần
B. Giảm tiền gánh đơn thuần
C. Tăng co bóp cơ tim
D. Giảm tiền gánh và hậu gánh
-
Câu 39:
Tim to trên X.quang ngực thẳng ở trẻ nhỏ khi:
A. Chỉ số tim ngực > 0,6.
B. Chỉ số tim ngực > 0,55.
C. Chỉ số tim ngực > 0,50.
D. Chỉ số tim ngực > 0,45.
-
Câu 40:
Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả làm giảm tiền gánh trong suy tim:
A. Nằm ngửa kê đầu cao 300.
B. Nằm tư thế Fowler.
C. Hạn chế muối nước.
D. Dùng thuốc lợi tiểu
-
Câu 41:
Digoxin là thuốc được chỉ định trong trường hợp suy tim do:
A. Thiếu máu nặng.
B. Tràn dịch màng ngoài tim.
C. Bệnh tâm phế mãn
D. Nhịp nhanh, sức co bóp cơ tim giảm.
-
Câu 42:
Gan lớn trong suy tim phải là:
A. Chắc
B. Bờ sắc
C. Mềm và đau khi sờ
D. Không đau khi sờ
-
Câu 43:
Rối loạn nhịp loại nào sau đây thường gây suy tim ở trẻ em:
A. Nhịp chậm xoang
B. Bloc nhĩ thất cấp 2
C. Bloc nhĩ thất hoàn toàn
D. Ngoại tâm thu nhĩ kéo dài
-
Câu 44:
Dấu hiệu nào luôn tìm thấy khi nghe tim ở suy tim trái chưa được điều trị:
A. Tim nhanh
B. Thổi tâm thu ở ổ van 2 lá
C. Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá
D. Tiếng ngựa phi đầu tâm trương ở mỏm
-
Câu 45:
Trong suy tim phải áp lực tĩnh mạch trung ương là:
A. Bình thường
B. Tăng
C. Giảm
D. Có thể tăng hoặc giảm