1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bài tiết ion Kali và Natri của thận:
A. Tăng dần theo tuổi
B. Giảm dần theo tuổi
C. Giảm bài tiết Kali và tăng bài tiết Natri theo tuổi
D. Tăng dần bài tiết Kali và gi ảm dần bài tiết Natri
-
Câu 2:
Bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu trẻ em thường gây ra:
A. Nhiễm trùng đường tiểu tái phát
B. Đái máu kéo dài
C. Rối loạn xuất tiểu
D. Rối loạn nước điện giải
-
Câu 3:
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu tái phát của trẻ em là:
A. Vệ sinh kém
B. Dị tật hệ tiết niệu
C. Giảm sức đề kháng của cơ thể
D. Ổ nhiễm khuẩn sâu, kéo dài
-
Câu 4:
Bệnh lý hệ tiết niệu trẻ em thường do tổn thương tại:
A. Hệ tiết niệu
B. Hệ nội tiết
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ thần kinh
-
Câu 5:
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ gái là:
A. Vệ sinh kém
B. Niệu đạo trẻ gái ngắn, thẳng và rộng
C. Dị tật hệ tiết niệu
D. Giảm sức đề kháng của cơ thể
-
Câu 6:
Nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ trai là:
A. Do chấn thương
B. Dị tật hệ tiết niệu
C. Giảm sức đề kháng của cơ thể
D. Vệ sinh kém
-
Câu 7:
Hội chứng thận hư là bệnh lý của:
A. Cầu thận
B. Ống thận
C. Tổ chức kẻ thận
D. Mạch máu thận
-
Câu 8:
Protein niệu có ý nghĩa xác định là phù hợp với hội chứng thận hư tiên phát khi:
A. Chọn lọc và ít nhất trên 1 g/24 giờ
B. Không chọn lọc và ít nhất trên 2 g/24 giờ
C. Chọn lọc và ít nhất trên 3 g/24 giờ
D. Không chọn lọc và ít nhất trên 3 g/lít
-
Câu 9:
Theo thống kê, hội chứng thận hư trẻ em gặp ở:
A. Châu Âu nhiều nhất và nam nhiều hơn nữ
B. Châu Âu nhiều nhất và nữ nhiều hơn nam
C. Châu Á nhiều nhất và nữ nhiều hơn nam
D. Châu Á nhiều nhất và nam nhiều hơn nữ
-
Câu 10:
Protid máu giảm trong hội chứng thận hư là do:
A. Mất phần sạc điện tích âm của màng đáy cầu thận
B. Mất albumine qua đường tiểu
C. Chế độ ăn kiêng nên dẫn đến suy dinh dưỡng thiếu protein
D. Giảm men Lipoprotein lipase trong máu
-
Câu 11:
Phù trong hội chứng thận hư là do:
A. Giảm áp lực keo trong lòng mạch và thể tích máu bình thường
B. Tăng thể tích máu và giảm áp lực keo trong lòng mạch
C. Giảm thể tích máu và tăng áp lựckeo trong lòng mạch
D. Giảm thể tích máu và giảm áp lực keo trong lòng mạch
-
Câu 12:
Trong hội chứng thận hư tiên phát đơn thuần có alphaglobuline máu tăng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Được gọi là hội chứng thận hư “kháng corticoide” khi:
A. Sau một tuần điều trị prednisone tấn công mà protein niệu vẫn tăng
B. Sau một tháng điều trị prednisone tấn công mà protein niệu vẫn tăng
C. Sau hai tháng điều trị prednisone duy trì mà protein niệu vẫn tăng
D. Sau sáu tháng điều trị prednisone duy trì mà protein niệu vẫn tăng
-
Câu 14:
Nếu trường hợp hội chứng thận hư tiên phát bị tái phát lại thì điều trị:
A. Thay prednisone bằng cyclophosphamide
B. Điều trị lại giống như đợt đầu tiên
C. Thay prednisone bằng non-steroid (indomethacin)
D. Điều trị tấn công lại mà không có điều trị duy trì
-
Câu 15:
Điều trị đầu tiên trong hội chứng thận hư tiên phát, gồm:
A. prednisone 2 mg/kg/ ngày
B. cyclophosphamide 3 mg/kg/ngày
C. prednisone 5 mg/ kg/ ngày
D. indomethacine 2-3 mg/kg/ngày
-
Câu 16:
Được gọi là hội chứng thận hư “nhạy cảm corticoide” khi:
A. Protein niệu âm tính trong vòng một tháng điều trị prednisone tấn công
B. Protein niệu âm tính trong vòng hai tuần điều trị prednisone tấn công
C. Protein niệu giảm nhiều ngay sau một hai tuần điều trị prednisone
D. Protein niệu giảm dần và trở về bình thường sau 1 đợt điều trị prednisone(tấn công và duy trì) lần đầu tiên.
-
Câu 17:
Hội chứng thận hư tiên phát có tổn thương tối thiểu thường:
A. Nhạy cảm corticoide và đáp ứng điều trị khỏang 50-60%
B. Nhạy cảm corticoide và đáp ứng điều trị khỏang 90-95%
C. Nhạy cảm corticoide nhưng hay tái phát nhiều lần.
D. Phụ thuộc corticoide và đáp ứng điều trị khoảng 50-60%
-
Câu 18:
Trong phân loại hội chứng thận hư tiên phát theo nguyên nhân thì phần lớn là do:
A. Nhiễm liên cầu khuẩn
B. Bẩm sinh
C. Sau bệnh hệ thống
D. Không rõ căn nguyên (vô căn)
-
Câu 19:
Liều prednisolon dùng điều trị tấn công trong hội chứng thận hư tiên phát là 2mg/ kg/ cách nhật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Biến chứng giả Cushing do dùng thuốc corticoide xảy ra khi dùng liều cao và dừng thuốc đột ngột.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Khi kháng corticoide trong hội chứng thận hư tiên phát, loại thuốc thưòng dùng để thay thế prednisone là:
A. Indomethacine
B. Heparine
C. Cyclophosphamide
D. 6MP
-
Câu 22:
Sự tạo máu trong thời kỳ bào thai bắt đầu từ:
A. Tuần thứ 2 của thai kỳ
B. Tuần thứ 12 của thai kỳ
C. Tháng thứ 2 của thai kỳ
D. Tháng thứ 4 của thai kỳ
-
Câu 23:
Đến tuần thứ 5 của thai kỳ, cơ quan nào bắt đầu tham gia tạo máu:
A. Lách
B. Gan
C. Tim
D. Tủy xương
-
Câu 24:
Chức năng tạo máu của gan mạnh nhất trong thời gian:
A. 3 tháng đầu của thai kỳ
B. 3 tháng cuối của thai kỳ
C. 5 tháng đầu của thai kỳ
D. Suốt thai kỳ
-
Câu 25:
Sau khi sinh, cơ quan chủ yếu nào sản xuất ra máu:
A. Gan
B. Lách
C. Tủy xương
D. Hạch bạch huyết.
-
Câu 26:
Vàng da sinh lý xảy ra vào thời điểm:
A. Sau sinh 1 ngày
B. Sau sinh 3 ngày
C. Sau sinh 10 ngày
D. Sau sinh 15 ngày
-
Câu 27:
Số lượng hồng cầu lúc trẻ mới sinh ra:
A. 2 triệu/ mm3
B. 3 triệu/ mm3
C. 4 triệu/ mm3
D. 4.5 triệu - 6 triệu/ mm3
-
Câu 28:
Thiếu máu sinh lý xảy ra vào thời điểm:
A. Tháng thứ 3 - 6
B. Tháng thứ 6 - 12
C. Tháng thứ 8 - 16
D. Tháng thứ 12 - 18
-
Câu 29:
Trong thời kỳ bào thai, cơ quan nào sau đây KHÔNG tham gia vào quá trình tạo máu:
A. Gan.
B. Lách.
C. Tụy.
D. Hạch.
-
Câu 30:
Tháng thứ 4 của thai kỳ cơ quan nào tham gia tạo máu:
A. Gan.
B. Lách.
C. Tủy xương.
D. Hạch.
-
Câu 31:
Lúc mới sinh, HbA bằng:
A. 10%
B. 30%
C. 50%
D. 80%
-
Câu 32:
Lúc 4 tuổi, số lượng HbF và HbA bằng:
A. HbF = 20%, HbA = 80%
B. HbF = 2%, HbA = 98%
C. HbF = 50%, HbA = 50%
D. HbF = 30%, HbA = 60%
-
Câu 33:
Trẻ tuổi bú mẹ, số lượng bạch cầu bằng:
A. 30.000/mm3
B. 11.000/mm3
C. 8.000/mm3
D. 6.000/mm3
-
Câu 34:
Một trong những đặc điểm của sự tạo máu ở trẻ em là:
A. Rất yếu
B. Khó hồi phục
C. Rất ổn định
D. Rất mạnh
-
Câu 35:
Hai dòng bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho gặp nhau ở 2 thời điểm sau để bằng 45%.
A. 5 ngày tuổi và 5 tuổi
B. 1 tháng tuồi và 3 tuổi
C. 1 tuổi và 5 tuổi
D. 2 tháng tuổi và 7 tuổi
-
Câu 36:
Tốc độ lắng máu của trẻ em theo phương pháp Pachenkoff:
A. 1 giờ = 4 - 8 mm, 2 giờ = 9 - 14 mm
B. 1 giờ = 15 mm, 2 giờ = 30 mm
C. 1 giờ = 1 - 4 mm, 2 giờ = 5 - 9 mm
D. 1 giờ = >15 mm, 2 giờ = > 30 mm
-
Câu 37:
Một trong những đặc điểm của sự tạo máu ở trẻ em là:
A. Yếu
B. Ổn định.
C. Dễ hồi phục
D. Khó hồi phục
-
Câu 38:
Thời gian chảy máu ở trẻ em bình thường là 7- 10 phút.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Tỷ lệ prothrombine ở trẻ sơ sinh là 65 ± 20%?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Tỷ lệ prothrombine ở trẻ lớn là 80%?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 41:
Cơ chế cầm máu sinh lý chia làm 3 giai đoạn theo thứ tự sau:
A. Giai đoạn cầm máu kỳ đầu, giai đoạn thành mạch, giai đoạn huyết tương.
B. Giai đoạn tiểu cầu, giai đoạn huyết tương, giai đoạn tiêu sợi huyết.
C. Giai đoạn thành mạch, giai đoạn tiểu cầu và giai đoạn đông máu.
D. Giai đoạn thành mạch, giai đoạn đông máu, giai đoạn tiêu sợi huyết.
-
Câu 42:
Khi mạch máu bị đứt, mạch máu có hiện tượng co lại đạt được bao nhiêu % so với khẩu kính:
A. 10%.
B. 20%.
C. 30%
D. 40%.
-
Câu 43:
Khi mạch máu bị đứt, tiểu cầu đã tham gia vào phản xạ co mạch dựa vào yếu tố của tiểu cầu:
A. Canxi.
B. APD.
C. Serotonine.
D. Nor-Adrenalin.
-
Câu 44:
Thromboxane A2 là chất có tính chất như sau:
A. Chất gây dãn mạch.
B. Chất gây co cứng các mạch máu.
C. Chất có tác dụng làm tiểu cầu giảm bài tiết và kết tập.
D. Chất giúp tiểu cầu khỏi kết dính vào nhau.
-
Câu 45:
Trong giai đoạn đông máu, người ta chia làm 3 giai đoạn nhỏ theo thứ tự. Đó là:
A. Giai đoạn sinh Thromboplastin, giai đoạn sinh Thrombin và giai đoạn sinh Fibrin
B. Giai đoạn sinh Thrombin, giai đoạn sinh Thromboplastin và giai đoạn sinh Fibrin.
C. Giai đoạn sinh Thromboplastin, giai đoạn sinh Fibrin và giai đoạn tiêu sợi huyết.
D. Giai đoạn sinh Thrombin, giai đoạn sinh Fibrin và giai đoạn tiêu sợi huyết.