1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thiếu máu hồng cầu to là do thiếu:
A. Vitamin B12
B. Do thiếu sắt
C. Do thiếu protein
D. Do thiếu vitamin C
-
Câu 2:
Thiếu máu hồng cầu nhỏ gồm các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Thiếu máu dinh dưỡng
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu acid folic
D. Thiếu máu hồng cầu non sắt (sideroblastic)
-
Câu 3:
Tan máu do nguyên nhân tại hồng cầu bao gồm các loại sau, ngoại trừ:
A. Bệnh a, b Thalassémie.
B. Bệnh bất đồng nhóm máu mẹ - con ABO
C. Bệnh hồng cầu hình cầu.
D. Bệnh thiếu G6PD
-
Câu 4:
Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em là do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Cung cấp sắt thiếu
B. Hấp thụ sắt kém
C. Nhu cầu sắt cao.
D. Mất sắt do huyết tán
-
Câu 5:
Nhu cầu sắt theo khuyến nghị của Viện dinh duõng-Bộ Y tế năm 1997 đối với trẻ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng cần:
A. 5 mg sắt /ngày
B. 10 mg sắt /ngày
C. 15mg sắt /ngày
D. 20 mg sắt /ngày
-
Câu 6:
Nhu cầu sắt theo khuyến nghị của Viện dinh duõng-Bộ Y tế năm 1997 đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi:
A. 2mg sắt / ngày.
B. 4mg sắt / ngày.
C. 6mg sắt / ngày.
D. 8mg sắt / ngày.
-
Câu 7:
Lượng sắt có trong 2 lít sữa bò là:
A. 0,5 mg
B. 1 mg
C. 1,5 mg
D. 2 mg
-
Câu 8:
Bệnh thiếu máu thiếu sắt trẻ em thường xảy ra vào tháng thứ:
A. 2
B. 6
C. 9
D. 10
-
Câu 9:
Triệu chứng lâm sàng nào sau đây là đặc thù cho thiếu máu giun móc:
A. Lòng bàn tay nhợt
B. Niêm mạc mắt nhợt
C. Đau bụng và có đi cầu phân đen
D. Ăn gở
-
Câu 10:
Trong bệnh thiếu máu thiếu sắt trẻ em, khi làm xét nghiệm máu chúng ta thấy có những biểu hiện của:
A. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.
B. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu to.
C. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu trung bình
D. Thiếu máu bình sắc hồng cầu nhỏ.
-
Câu 11:
Điều trị thiếu máu thiếu sắt trẻ em chúng ta dùng Sulfat sắt, gluconat sắt liều lượng như sau:
A. 2mg / kg sắt nguyên tố.
B. 4mg / kg sắt nguyên tố.
C. 6mg / kg sắt nguyên tố.
D. 8mg / kg sắt nguyên tố.
-
Câu 12:
Điều trị thiếu máu thiếu sắt trẻ em, nếu trẻ nặng 10 kg và chúng ta dùng Sulfat sắt chứa 20% sắt nguyên tố thì liều dùng hằng ngày như sau:
A. Dùng liều100 mg/ngày.
B. Dùng liều 200 mg/ngày
C. Dùng liều 300 mg/ngày
D. Dùng liều 400 mg/ngày
-
Câu 13:
Trong thiếu máu huyết tán Thalassemi gen bệnh \(\alpha\) được mang bởi nhiễm sắc thể:
A. 13
B. 14
C. 15
D. 16
-
Câu 14:
Về nguyên nhân tan máu do bất thường về huyết sắc tố bao gồm những bệnh lý sau ngoại trừ một trường hợp:
A. Bệnh Thalassémie
B. Bệnh HbE.
C. Bệnh Minkowski-Chauffard.
D. Bệnh HbD.
-
Câu 15:
Trong thiếu máu huyết tán trẻ em, nguyên nhân tan máu ngoài hồng cầu bao gồm những nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO.
B. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
C. Nhiễm độc thuốc.
D. Bệnh hồng cầu hình cầu.
-
Câu 16:
Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ với sắt huyết thanh giảm chúng ta có thể thấy trong trường hợp sau:
A. Thiếu máu do nhiễm trùng.
B. Thiếu máu do huyết tán.
C. Thiếu máu do rối loạn tổng hợp HEM.
D. Thiếu máu do nhiễm độc chì.
-
Câu 17:
Phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ đẻ non, đẻ đôi cho thêm sắt bổ sung:
A. 20 mg/ ngày từ tháng thứ nhất.
B. 20 mg/ ngày từ tháng thứ hai.
C. 20 mg/ ngày từ tháng thứ ba
D. 20 mg/ ngày từ tháng thứ tư
-
Câu 18:
Nên kiểm tra huyết sắc tố trước khi kết hôn để phòng bệnh Thalasemie đối với những gia đình có người bị thiếu máu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thiếu máu hồng câu to gồm ngững thiếu máu sau, ngoại trừ:
A. Thiếu vitamin B 12
B. Hội chứng Diamond- Blackfan
C. Thiểu năng giáp
D. Thiếu máu thiếu máu sắt
-
Câu 20:
Ổ nhiểm trùng đầu tiên dẫn đến viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn xuất phát ở:
A. Thận hoặc bàng quang
B. Khớp hoặc tim
C. Da hoặc họng
D. Phổi hoặc ruột
-
Câu 21:
Liên cầu khuẩn gây viêm cầu thận cấp thuộc nhóm và týp sau:
A. Anpha nhóm A, týp 25 và týp 14
B. Beta nhóm A, týp 12 và týp 49
C. Beta nhóm B, týp 12 và týp 25
D. Anpha nhóm B, týp 14 và týp 49.
-
Câu 22:
Viêm cầu thận cấp thường gặp ở lứa tuổi:
A. Sơ sinh
B. Bú mẹ
C. Trẻ nhỏ < 5 tuổi
D. Trẻ lớn > 5 tuổi
-
Câu 23:
Lâm sàng của viêm cầu thận cấp gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ một:
A. Sốt cao
B. Tiểu ít
C. Huyết áp cao
D. Phù ở mặt
-
Câu 24:
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn thường ở khoảng:
A. 0,5gr / lít - 1gr / lít
B. 0,5gr / 24giờ - 1 gr / 24giờ
C. > 1gr / lít - 3gr / lít
D. > 1gr / 24giờ - 3gr / 24giờ
-
Câu 25:
Trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, triệu chứng thiếu máu thuộc loại:
A. Nhẹ và nhược sắc
B. Vừa và nhược sắc
C. Nặng và nhược sắc
D. Nhẹ và đẳng sắc
-
Câu 26:
Diễn tiến đái máu đại thể trong viêm cầu thận cấp thường kéo dài khoảng:
A. 7 - 10 ngày
B. 11 - 15 ngày
C. 16 - 20 ngày
D. 21- 25 ngày
-
Câu 27:
Những kháng thể sau đây là bằng cớ chứng tỏ nhiễm liên cầu khuẩn, ngoại trừ:
A. Antistreptolysine O
B. Antistreptokinase
C. Antinuclease
D. Antihyaluronidase
-
Câu 28:
Trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, tiến triển của bệnh phổ biến là:
A. Tái phát nếu điều trị không đúng phác đồ
B. Lành hoàn toàn cho dù có hoặc không điều trị
C. Suy thận cấp nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng
D. Suy thận mãn do viêm cầu thận mãn sau này.
-
Câu 29:
Trong các thể lâm sàng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, thể lâm sàng nào gây nhiều biến chứng đe dọa sự sống của bệnh nhi:
A. Thể đái máu kéo dài
B. Thể cao huyết áp
C. Thể phối hợp thận hư - thận viêm
D. Thể thiểu - vô niệu
-
Câu 30:
Chế độ ăn hạn chế muối trong viêm cầu thận cấp thể thông thường là:
A. Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần.
B. Tương đối và kéo dài ít nhất là 3 tuần.
C. Tương đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần
D. Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 6 tuần.
-
Câu 31:
Kháng sinh điều trị trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn được chọn là:
A. Chloramphenicol
B. Erythromycine
C. Bactrime
D. Penicilline
-
Câu 32:
Thời gian ủ bệnh của Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn đối với nhiễm trùng da thường là:
A. < 9 ngày
B. Từ 9-11 ngày
C. Sau 1-2 tuần
D. Sau 2- 3 tuần
-
Câu 33:
Thể thiểu – vô niệu (suy thận) trong Viêm cầu thận cấp thường có Tăng kali máu, tăng HCO3, giảm natri máu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Nước tiểu trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn đều có bạch cầu niệu nhiều và liên cầu khuẩn nhóm A.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Về tính phổ biến, theo Hội Thận học Quốc tế thì nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là một bệnh:
A. Đứng hàng thứ 3 sau nhiểm trùng đường hô hấp và tiêu hóa
B. Đứng hàng đầu trong các bệnh nhiểm trùng
C. Đứng hàng thứ 2 sau nhiểm trùng đường tiêu hóa
D. Hiếm gặp
-
Câu 36:
Theo nhiều tác giả (Jones, Viện Nhi) thì nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là:
A. Pseudomonas. aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh)
B. Staphylococcus (Tụ cầu khuẩn)
C. Proteus
D. E. coli.
-
Câu 37:
Để gây nhiễm khuẩn đường tiểu, vi khuẩn thường xâm nhập vào hệ tiết niệu qua:
A. Máu (Đường từ trên đi xuống)
B. Từ niệu đạo đi vào (Đường từ dưới đi lên trên)
C. Bạch mạch
D. Từ ruột
-
Câu 38:
Yếu tố nào sau đây đóng vai trò chính trong sự tăng sinh vi khuẩn tại đường tiểu:
A. Bám dính của vi khuẩn tại đường tiểu
B. Kháng thể IgA tại niệu đạo giảm
C. Sự ứ trệ nước tiểu, trào ngược bàng quang-niệu đạo
D. Cơ địa như trong hội chứng thận hư, đái đường
-
Câu 39:
Triệu chứng nổi bật trong viêm bàng quang cấp ở trẻ lớn là:
A. Sốt cao và đau vùng bụng dưới (hạ vị)
B. Sốt cao và đái máu đại thể
C. Đái buốt đái rát
D. Sốt rét run, đau lưng
-
Câu 40:
Trong viêm thận - bể thận cấp, triệu chứng lâm sàng biểu hiện:
A. Kín đáo, nghĩa là có khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nghèo nàn
B. Phối hợp, nghĩa là vừa có dấu hiệu toàn thân vừa có dấu hiệu tại chổ
C. Đơn thuần, chỉ có dấu hiệu toàn thân, không có dấu hiệu tại chổ
D. Đơn thuần, chỉ có dấu hiệu tại chổ, không có dấu hiệu toàn thân
-
Câu 41:
Nước tiểu để xét nghiệm về vi khuẩn học phải đảm bảo vô khuẩn, được lấy vào:
A. Buổi sáng, ngay dòng nước tiểu đầu tiên
B. Buổi chiều và hứng nước tiểu giữa dòng
C. Buổi tối và hứng nước tiểu cuối dòng
D. Buổi sáng và hứng nước tiểu giữa dòng
-
Câu 42:
Tiêu chuẩn KASS để chẩn đoán nhiểm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là:
A. Vi khuẩn niệu > 105 /ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào /mm3
B. Vi khuẩn niệu > 104 /ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào /mm3
C. Vi khuẩn niệu > 105 /ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào /ml
D. Vi khuẩn niệu > 104 /ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào /ml
-
Câu 43:
Để phát hiện chẩn đoán nhanh nhiểm khuẩn đường tiểu, người ta dùng giấy thử nhúng nước tiểu, kết luận nhiểm khuẩn đường tiểu khi:
A. Có vi khuẩn niệu và bạch cầu niệu
B. Có bạch cầu niệu và protein niệu dương tính
C. Có hồng cầu và bạch cầu nhiều
D. Có bạch cầu niệu và nitrite dương tính
-
Câu 44:
Biến chứng trong nhiểm khuẩn đường tiểu có thể gặp; ngoại trừ một trường hợp:
A. Nhiễm trùng máu.
B. Viêm thận - bể thận mãn
C. Viêm cầu thận cấp
D. Viêm tấy quanh thận
-
Câu 45:
Một trong những nguyên tắc xử dụng kháng sinh trong nhiểm trùng đường tiểu là:
A. Điều trị ngay sau khi có kết quả vi trùng (nhuộm Gram)
B. Điều trị ngay khi lâm sàng có triệu chứng gợi ý nhiểm trùng đường tiểu
C. Điều trị ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học
D. Đợi kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ