1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vấn đề chuyền máu cho trẻ suy dinh dưỡng nặng:
A. Số lượng máu phải ít hơn 20 ml/kg trong 3 giờ.
B. Truyền máu được chỉ định khi Hb< 3g% và tốt nhất là truyền hồng cầu khối.
C. Chống chỉ định vì trẻ SDD nặng rất dễ bị suy tim khi truyền.
D. Truyền máu được chỉ định khi Hb < 5 g% và tốt nhất là truyền máu tươi.
-
Câu 2:
Trẻ SDD nặng có nghi ngờ nhiễm trùng thuốc kháng sinh chọn lựa ban đầu là:
A. Ampicillline 50mg/kg/TB,TM/ mỗi 6 giờ trong 2 ngày
B. Amoxycillin 15 mg/kg mỗi 8 giờ trong 5 ngày
C. Chloramphenicol 25mg/kg/TB/TM mỗi 6 giờ trong 5 ngày.
D. Co-trimoxazole uống 240 mg x 2 lần trong 5 ngày.
-
Câu 3:
Mối liên quan về giới tính với tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam:
A. Không có sự khác biệt rõ ràng về giới với tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng.
B. Trẻ trai bị suy dinh dưỡng nặng hơn trẻ gái.
C. Trẻ gái thường bị suy dinh dưỡng nặng hơn trẻ trai.
D. Trẻ trai bị suy dinh dưỡng nhiều gấp 3 lần trẻ gái.
-
Câu 4:
Trong suy dinh dưỡng protein-năng lượng nặng có sự biến đổi chức năng thận, biểu hiện bằng giảm mức lọc ở cầu thận, giảm sự bài xuất H+ ở ống thận, tăng tái hấp thu K+. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Trong SDD nặng cần cho thêm Kali và Mg vì chúng sẽ làm cho trẻ mau chóng trở lại thèm ăn, tăng trương lực cơ, hồi phục tái tạo cơ bắp nhanh. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Liều vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng > 1 tuổi vào ngày đầu tiên là 200.000 đơn vị quốc tế. Nếu trước đó 1 tháng trẻ đã uống vitamin A thì không được cho vì nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 7:
Nhận định sau đây: Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt thường không có, vì vậy ngay khi trẻ vào viện cho ngay kháng sinh phổ rộng và cho tiêm phòng vắc xin sởi nếu trẻ > 6 tháng và chưa được tiêm phòng là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Chỉ định kẽm trong suy dinh dưỡng: Kẽm có tác dụng trên sự tăng trưởng của trẻ đặc biệt là suy dinh dưỡng còi cọc. Liều dùng là 2 mg/kg/ngày. Nhận định này là:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 9:
Ở Việt Nam nhóm tuổi bị suy dinh dưỡng nhiều nhất là 36-48 tháng. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Có sự khác biệt rõ ràng về giới tính với tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam. Trẻ gái bị suy dinh dưỡng nhiều hơn trẻ trai. Nhận xét này:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 11:
Những tập quán lạc hậu về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ, nhất là khi trẻ bị ốm (như: cữ bú, ăn cháo muối lúc ỉa chảy; bị sởi kiêng nước, kiêng ăn; cúng bái để điều trị các bệnh nhiễm trùng) được xếp vào nhóm yếu tố nguy cơ xã hội của suy dinh dưỡng protein năng lượng. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 12:
Về nguyên nhân của suy dinh dưỡng protein - năng lượng ở trẻ em Việt Nam thì nguyên nhân do dinh dưỡng chiếm đến 60%. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 13:
Suy dinh dưỡng làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành, trước 6 tuổi đối với não và trước 20 tuổi đối với chiều cao. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 14:
Chương trình tiêm chủng mở rộng có tác dụng phòng chống các bệnh sau:
A. Sởi, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà
B. Dịch tả, ho gà, Viêm gan virus
C. Quai bị, Sởi, Sốt rét, Thương hàn
D. Sởi Đức, Lao, Sốt Rét
-
Câu 15:
Tiêm chủng phòng bệnh tốt thì có thể loại trừ các bệnh nào sau trong bệnh lý nhi khoa:
A. Sởi, Bạch hầu
B. Lao, Uốn ván
C. Bại liệt, Uốn ván sơ sinh
D. Ho gà, Viêm não
-
Câu 16:
Để đạt được hiệu quả tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em phải đạt được trên 90%.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Vaccin nào sau đây mới được bổ sung vào chương trình TCMR tại nước ta:
A. Thủy đậu
B. Tả
C. Thương hàn
D. Viêm gan B
-
Câu 18:
Nếu lần đầu trẻ tiêm BH - HG - UV bị phản ứng thì:
A. Ngưng chích mũi tiếp theo
B. Vẫn tiếp tục chích bình thường và giải thích cho bà mẹ
C. Không nên chích thành phần Ho gà mà nên chích tiếp vaccin BH - UV
D. Ngưng tòan bộ các liều chích và uống tiếp theo
-
Câu 19:
Loại vaccin nào sau đây là chủng bằng cách tiêm bắp thịt.
A. Bại liệt
B. Lao
C. BH - HG - UV
D. Sởi
-
Câu 20:
Loại vaccin Viêm Gan B được chủng bằng cách tiêm dưới da.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Một trẻ 3 tháng tuổi, chưa được tiêm chủng một loại vaccin nào cả, bạn hảy ra quyết định tiêm chủng đầy đủ cho trẻ lần này.
A. BCG, VGB1, BH-HG-UV1, bại liệt .
B. Lao, VGB1, bại liệt
C. Tiêm BCG
D. VGB1, BH-HG-UV2, bại liệt
-
Câu 22:
Tình huống nào sau đây là chống chỉ định tiêm chủng.
A. Trẻ đang sốt cao 39 0C
B. Trẻ đang bị ho mà không có sốt.
C. Trẻ bị suy dinh dưỡng
D. Trẻ đang bị ỉa chảy nhẹ
-
Câu 23:
Để phòng uốn ván sơ sinh, phụ nử có thai chưa được chích phòng uốn ván lần nào, cần tiêm chủng vaccin UV:
A. Chỉ càn tiêm 2 mũi UV trong thai kỳ, đảm bảo mũi UV2 cách UV1 một tháng và trước khi sinh 1 tháng.
B. Chỉ cần tiêm 1 mũi UV trong thai kỳ
C. Ít nhất là 4 mũi UV trong suốt thai kỳ
D. Ít nhất là 5 mũi trong suốt thai kỳ.
-
Câu 24:
Một trẻ 3,5 tháng tuổi, đã được chủng BCG, VGB1, BH-BH-UV1, sau lần tiêm tháng trước trẻ bị co giật, sốt mấy ngày có mang đến trạm xá bạn có biết, bạn kiểm tra sẹo BCG tốt, bạn quyết định tiêm tiếp cho trẻ loại vaccin nào trong lần này.
A. BH-HG-UV2, Bại liệt
B. VGB2, BH-HG-UV2, Bại liệt
C. BCG, VGB2
D. VGB2, Bại liệt
-
Câu 25:
Một trẻ 2,5 tháng tuổi, đã được tiêm chủng BCG lúc mới sinh, và chưa được tiêm một loại vaccin nào khác, bạn kiểm tra sẹo BCG không có, bạn hảy ra quyết định tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong lần này.
A. VGB1, BH-HG-UV1, bại liệt
B. Tiêm lao, BH-HG-UV1
C. Lao, VGB1, bại liệt
D. BCG, VGB1, BH-HG-UV1, bại liệt.
-
Câu 26:
Một trẻ 4 tháng tuổi, đã tiêm BCG, BH-HG-UV1, bại liệt uống 1 lần, bạn hảy ra quyết định tiêm chủng cho trẻ trong lần này.
A. BH-HG-UV3, bại liệt 3.
B. BH-HG-UV2, bại liệt 2, Sởi
C. BH-HG-UV3, VGB3
D. BH-HG-UV2, Bại liệt 2, VGB1.
-
Câu 27:
Một trẻ 3 tháng tuổi, đã tiêm BCG, VGB1, BH-HG-UV1, uống bại liệt 1 lần, bạn kiểm tra sẹo BCG không thấy sẹo, Bạn hãy ra quyết định tiêm chủng cho trẻ trong lần này.
A. BH-HG-UV2, bại liệt 2, VGB2, tiêm lại BCG.
B. BH-HG-UV2, bại liệt 2, Tiêm lại BCG.
C. BH-HG-UV2, bại liệt 2, VGB2.
D. BH-HG-UV2, bại liệt 2.
-
Câu 28:
Một trẻ 9 tháng tuổi, đã tiêm BCG, BH-HG-UV1, BH-HG-UV2, VGB1, VGB2, uống bại liệt 2 lần, bạn hãy ra quyết định tiêm chủng cho trẻ trong lần này.
A. BH-HG-UV3, Bại liệt 3
B. Sởi
C. Bại liệt 3, Sởi.
D. BH-HG-UV3, Bại liệt 3, VGB3, Sởi.
-
Câu 29:
Liều lượng và đường dùng của Vaccin BH - HG – UV cho trẻ là:Tiêm 0,5 ml vào bắp thịt ở đùi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Loại vaccin BCG được chủng bằng cách tiêm dưới da.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Áp - xe sưng đau tại chổ tiêm sau 1 tuần thường là tai biến của tiêm vaccin nào sau đây:
A. BCG
B. BH-HG-UV
C. Bại liệt
D. Sởi
-
Câu 32:
Một trẻ sau tiêm BCG bị sưng hạch nách cùng bên, đường kính >2cm, da vùng hạch hơi đỏ, không thấy chảy mủ, bạn phải làm gì:
A. Chuyển trẻ đi bệnh viện.
B. Cho trẻ một đợt kháng sinh 7 ngày sẽ lành.
C. Không can thiệp gì và giải thích cho bà mẹ cháu sẽ tự khỏi
D. Cho trẻ dùng INH 10mg/kg trong vòng 1tháng sẽ khỏi
-
Câu 33:
Một trẻ sau tiêm sởi 4 ngày, trẻ sốt 38,5C, có phát một ít ban đỏ toàn thân ấn mất, trẻ vẫn ăn uống được, chơi đùa, mẹ trẻ lo lắng vì sốt và phát ban, bạn phải làm gì:
A. Báo với bà mẹ cháu bị tai biến sau chủng ngừa và chuyển gấp đi bệnh viện.
B. Nói với bà mẹ phản ứng này nhẹ hơn khi trẻ bị mắc sởi, cho uống hạ sốt paracetamol, hẹn khám lại sau 2 hôm.
C. Cho trẻ 1 liều kháng sinh 7 ngày
D. Khuyên bà mẹ cử nước và cử gió.
-
Câu 34:
Một trẻ 2,5 tháng, đã được tiêm BCG 2 tuần, VGB1, BH-HG-UV1 vào cơ đùi hai bên, trẻ đến khám vì sốt vùng tiêm BCG có một khối u nhỏ đỏ, có mủ, vùng đùi phải sưng, đau, nóng, vùng đùi trái bình thường, theo bạn:
A. Trẻ bị tai biến do tiêm BCG
B. Tai biến do tiêm VGB1
C. Tai biến do tiêm BH-HG-UV1
D. Trẻ bị sốt nhẹ sau chủng VGB1
-
Câu 35:
Khi tiêm vaccin Sởi biêu hiện nào sau đây có thể gặp:
A. Liệt hai chi dưới
B. Sưng đau tại chổ tiêm gây apxe tại chổ
C. Sốt cao >390C và phát ban nhẹ
D. Nổi mày đay, khó thở và sốc
-
Câu 36:
Tất cả các loại vaccin nên bảo quản ở nhiệt độ:
A. Từ 40C - 80C
B. Ở 370C
C. Để toàn bộ trong ngăn đá
D. Từ 100C - 200C
-
Câu 37:
Trong chương trình TCMR dây chuyền lạnh là:
A. Một hệ thống công nghiệp sản xuất vaccin
B. Dây chuyền sản xuất lạnh
C. Dây chuyền bảo quản vaccin ở nhiệt độ lạnh, từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng vaccin
D. Hệ thống báo cáo vaccin của các cấp cơ sở
-
Câu 38:
Khi tiến hành tiêm chủng 3 yếu tố nào cần đảm bảo:
A. Đủ trẻ, đủ vaccin, vô trùng
B. Đủ vaccin, hiệu lực vaccin, kỷ thuật tiêm.
C. Vô trùng, hiệu lực vaccin, kỷ thuật tiêm
D. Đủ sổ sách, đủ trẻ, đủ vaccin
-
Câu 39:
Để phòng uốn ván sơ sinh nên:
A. Chủng ngừa ngay cho trẻ sau khi sinh
B. Chủng ngừa cho bà mẹ khi mang thai
C. Tắm ngay cho trẻ sau sinh
D. Cho bà mẹ dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai
-
Câu 40:
Một trẻ 2 tuổi, được gọi là tiêm chủng đầy đủ khi trẻ được nhận:
A. 1 mũi BCG, 2 mũi BH-HG-UV, 1mũi sởi, 1 lần uống bại liệt
B. 1 mũi sởi, 3 mũi BH-HG-UV, 2 mũi VGB
C. 1 mũi BCG, 3 mũi VGB, 2 mũi BH-HG-UV, 1mũi sởi
D. 1 mũi sởi, 1 mũi BCG, 3 mũi VGB, 3 mũi BH-HG-UV, 3 lần uống bại liệt
-
Câu 41:
Tại sao vaccin BH-HG-UV cần phải chủng đủ 3 mũi:
A. Vì đây là loại vaccin chết, khả năng tạo kháng thể kém
B. Chủng 1 lần cũng có khả năng phòng bệnh.
C. Chủng 1 lần vaccin có thể bị hư, nên chủng 3 lần cho chắc
D. Chủng 1 lần trẻ không đáp ứng miễn dịch
-
Câu 42:
Trứng giun đũa khi ra khỏi cơ thể:
A. Có thể lây nhiễm sau vài giờ.
B. Tồn tại lâu ở ngoại cảnh nhờ có vỏ dày.
C. Chỉ lây khi có ấu trùng trong trứng
D. A, B đúng.
-
Câu 43:
Chu kỳ của giun đũa:
A. Ấu trùng giai đoạn 1 -ruột- gan-tim phải-phổi - ruột
B. Ấu trùng giai đoạn 1- ruột- tim trái -gan - phổi -ruột
C. Trứng giun - ruột - gan- tim phải -phổi - ruột
D. Trứng giun- ruột- tim trái- gan- phổi-ruột
-
Câu 44:
Phòng bệnh sán lá gan lớn cần:
A. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn
B. Dùng nước sạch
C. Không ăn thịt gia súc chưa nấu chín.
D. Không ăn rau mọc dưới nước chua nấu chín
-
Câu 45:
Điều trị sán dây lợn, dây bò:
A. Vermox 100mg, ngày uống 2 viên trong 3 ngày.
B. Pyrantel 125mg, 10mg/kg, lặp lại sau 2 tuần.
C. Praziquentel 75mg/kg/ ngày x 3 ngày
D. Albendazol 400mg x 1 viên/ ngày x 3 ngày.