1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong điều trị viêm bàng quang cấp, uống kháng sinh thời gian từ:
A. 5-7 ngày
B. 7-10 ngày
C. 10-15 ngày
D. 15- 17 ngày
-
Câu 2:
Hiệu quả điều trị trong nhiễm khuẩn đường tiểu được xác định bằng xét nghiệm tế bào-vi khuẩn sau khi ngừng điều trị, theo qui định sớm nhất là vào ngày thứ:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu dưới là Cephalosporine thế hệ thứ 3
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu dưới là phối hợp hai loại kháng sinh phổ rộng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Bướu giáp đơn thuần có:
A. Thiếu hụt các hocmôn giáp
B. Tăng TSH gây tăng phì đại tuyến giáp.
C. Chức năng giáp không thay đổi.
D. Thiếu hụt iode.
-
Câu 6:
Bướu giáp địa phương là bướu giáp:
A. Có suy giáp
B. Đơn thuần.
C. Do thiếu Iod
D. Bướu giáp đơn >10% số dân trong vùng
-
Câu 7:
Rối loạn thiếu Iod gây bướu giáp và
A. Cường giáp
B. Suy giáp
C. Bệnh đần địa phương
D. Suy giáp và đần.
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng về Bướu giáp đơn thuần:
A. Không cần điều trị
B. Cần điều trị hocmôn giáp
C. Cần điều trị bằng muối Iode
D. Điều trị hormone giáp và muối Iode
-
Câu 9:
Cách phòng các rối loạn thiếu iod được thực hiện rộng rãi tại Việt Nam là bổ sung Iode.
A. Muối Iodat kali KIO3 tỷ lệ 5 phần triệu vào muối ăn.
B. Muối Iodat kali KIO3 tỷ lệ 50 phần triệu vào muối ăn.
C. Muối Iod KIO3 tỷ lệ 500 phần triệu vào muối ăn
D. Vừa dùng muối iod vừa dùng dầu iod
-
Câu 10:
Điều trị các rối loạn nặng do thiếu Iode là:
A. Cần thiết
B. Khẩn cấp
C. Rất khẩn cấp
D. Phải thực hiên rộng rãi
-
Câu 11:
Mức độ của rối loạn thiếu Iode nặng của địa phương gây:
A. Bướu giáp địa phương
B. Bướu giáp suy giáp
C. Bướu giáp suy giáp đần độn
D. Tất cả các rối loạn trên
-
Câu 12:
Tuyến giáp to, nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình thường và ở gần là:
A. Bướu giáp độ IA
B. Bướu giáp độ IB
C. Bướu giáp độ II
D. Bướu giáp độ IIA
-
Câu 13:
Mục tiêu thanh toán các rối loạn thiếu Iode, tức là giảm tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp ở trẻ em từ 8-12 tuổi xuống dưới:
A. < 2%
B. < 3%
C. < 4%
D. < 5%
-
Câu 14:
Tuyến giáp không nhìn thấy, chỉ sờ thấy khi đầu ở tư thế bình thường là:
A. Bướu giáp độ IA
B. Bướu giáp độ IB
C. Bướu giáp độ II
D. Bướu giáp độ IIA
-
Câu 15:
Tuyến giáp nhìn thấy khi ngửa đầu ra sau tối đa là:
A. Bướu giáp độ IA
B. Bướu giáp độ IB
C. Bướu giáp độ II
D. Bướu giáp độ IIA
-
Câu 16:
Các thuốc kháng giáp gây bướu giáp do ức chế:
A. Tập trung Iod
B. Hữu cơ hoá iod
C. Enzyme peroxydase
D. Ghép đôi các Iodo-thyrosin
-
Câu 17:
Dùng hocmôn giáp tổng hợp trong điều trị bướu giáp đơn thuần nhằm:
A. Bổ sung chức năng giáp
B. Ức chế tiết TSH
C. Giảm thể tích tuyến giáp
D. Tăng Iode niệu
-
Câu 18:
Dầu iod tiêm có tác dụng phòng bệnh:
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 1 năm
D. Trên 1 năm
-
Câu 19:
Dầu iod tiêm 0,5 ml dùng cho:
A. Trẻ em <1 tuổi
B. Phụ nữ mắc bướu giáp
C. Trẻ gái dậy thì
D. Người có bướu giáp
-
Câu 20:
Dùng muối iod không đúng dễ gây dư thừa Iode khi dùng muối Iode như món ăn phụ hàng ngày.
A. Sai
B. Đúng
-
Câu 21:
Yếu tố nào sau đây giải thích trẻ sơ sinh dễ bị tác dụng xấu của thuốc:
A. Hệ enzyme ở gan chưa chín muồi
B. Nồng độ protein huyết thanh cao
C. Chức năng thận chưa hoàn chỉnh
D. Câu A và C đúng
-
Câu 22:
Ở các trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc cần phải rất hạn chế vì lý do sau, ngoại trừ:
A. Các enzyme khử độc còn đang thiếu
B. Thuốc bị chuyển hoá nhanh ở gan
C. Sự thẩm thấu qua hàng rào huyết - màng não rất thay đổi
D. Khả năng liên kết với protein huyết thanh rất thay đổi
-
Câu 23:
Tác dụng phụ chính của các kháng sinh là:
A. Gây chọn lọc các nòi đề kháng
B. Làm nẩy sinh các nòi đa kháng
C. Gây rối loạn tiêu hoá
D. Các câu A và B đúng
-
Câu 24:
Độc tính chủ yếu của paracetamol là:
A. Gây huỷ hoại tế bào gan
B. Gây suy gan cấp
C. Gây suy tuỷ nếu dùng liều cao kéo dài
D. Câu A và B đúng
-
Câu 25:
Tác dụng phụ của aspirin là:
A. Nổi mẫn đỏ, hồng ban, hen
B. Phản ứng quá mẫn
C. Chảy máu não - màng não
D. Độc gan nếu dùng liều cao, kéo dài và nồng độ protein máu cao
-
Câu 26:
Ở giai đoạn đầu hầu hết các thuốc chống động kinh đều gây:
A. Thiếu máu
B. Giảm bạch cầu hạt, rối loạn tiêu hoá
C. Rối loạn trương lực cơ
D. Mất ngủ
-
Câu 27:
Khi dùng thuốc chống động kinh ở trẻ em cần:
A. Dùng liều cao ngay từ đầu để đạt hiệu quả sau đó giảm dần.
B. Dùng kiều trung bình lúc đầu,sau đó tăng dần.
C. Dùng liều thấp lúc đầu, sau đó tăng lên dần
D. Theo dõi nồng độ thuốc trong máu để điều chỉnh liều thích hợp
-
Câu 28:
Cách xử trí phù hợp nhất trong trường hợp uống quá liều paracetamol trước 1giờ là:
A. Gây nôn bằng ipecac, sau đó cho uống hoạt
B. Cho uống than hoạt
C. Truyền dung dịch glucose 5% + Ringer’s lactate (20ml/kg/giờ, trong 1-2 giờ)
D. Cho uống hay tiêm N-acetyl cysteine
-
Câu 29:
Các biện pháp xử trí ngộ độc aspirin gồm, ngoại trừ:
A. Súc dạ dày với dung dịch muối sinh lý
B. Làm kiềm hoá nước tiểu để tăng đào thải thuốc
C. Gây nôn bằng ipecac
D. Cho vitamin K
-
Câu 30:
Khi dùng theophyllin ở trẻ đang dùng erythromycin cần chú ý:
A. Giảm liều erythromycin xuống một nữa
B. Tăng liều erythromycin vì thời gian bán huỷ của thuốc bị giảm
C. Giảm liều theophyllin vì thời gian bán huỷ của thuốc tăng lên
D. Tăng liều của theophyllin vì thời gian bán huỷ của thuốc bị giảm
-
Câu 31:
Trên bệnh nhi đang dùng phenobarbital, nếu phải dùng kháng sinh thì:
A. Dùng liều kháng sinh bình thường
B. Cần giảm liều kháng sinh vì thời gian bán huỷ của kháng sinh bị kéo dài.
C. Cần tăng liều kháng sinh vì thời gian bán huỷ của kháng sinh bị rút ngắn
D. Không nên dùng kháng sinh theo đường uống vì sẽ khó hấp thu.
-
Câu 32:
Tác dụng phụ thường gặp của carbamazepine là:
A. Tăng cân quá mức
B. Viêm lợi
C. Rối loạn miễn dịch
D. Rụng tóc
-
Câu 33:
Ở giai đoạn muộn, Deparkine gây tác dụng phụ sau:
A. Rối loạn hô hấp
B. Giảm bạch cầu hạt
C. Rối loạn trương lực kiểu ngoại tháp
D. Rụng tóc
-
Câu 34:
Xử trí ngộ độc barbiturate gồm:
A. Đảm bảo tuần hoàn
B. Cho uống than hoạt (1g/kg)
C. Cho uống cafein
D. Làm toan hoá nước tiểu để tăng đào thải thuốc.
-
Câu 35:
Kháng sinh họ macrolide không được dùng chung với:
A. Theophyllin
B. Tegretol
C. Cimetidine
D. Phenobarbital
-
Câu 36:
Kháng sinh làm nẩy sinh các nòi đa kháng thông qua cơ chế sau:
A. Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị
B. Kháng sinh kích thích quá trình truyền plasmid giữa các nòi vi khuẩn
C. Kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn nhạy cảm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Kháng sinh gây ra sự chọn lọc các quần thể vi khuẩn kháng thuốc thông qua cơ chế sau:
A. Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị
B. Kháng sinh kích thích quá trình truyền plasmid giữa các nòi vi khuẩn
C. Kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn nhạy cảm
D. Kháng sinh kích thích sự sản xuất betalactamase
-
Câu 38:
Hiện tượng loạn khuẩn do sử dụng kháng sinh phổ rộng có đặc điểm:
A. Sự mất cân bằng giữa các nòi vi khuẩn có ích và có hại
B. Sự phát triển quá mức của các nòi vi khuẩn có hại
C. Sự mới xuất hiện của các loại vi khuẩn độc tính cao tại ruột
D. Câu A và B đúng
-
Câu 39:
Độc tính nặng của paracetamol đối với gan thường xảy ra khi sử dụng với liều lượng mỗi ngày:
A. 30-50 mg/kg
B. 50-70 mg/kg
C. 70-100 mg/kg
D. > 100 mg/kg
-
Câu 40:
Tác dụng phụ của aspirin gồm, ngoại trừ:
A. Độc với thận nếu dùng liều cao kéo dài
B. Độc với gan
C. Hội chứng Stevens –Johnson
D. Nổi mẫn đỏ
-
Câu 41:
Phần lớn các thuốc chống động kinh trong giai đoạn đầu đều gây tác dụng phụ sau:
A. Rối loạn hô hấp
B. Rối loạn trương lực kiểu ngoại tháp
C. Giảm bạch cầu hạt
D. Nổi mụn
-
Câu 42:
Chất kháng độc đặc hiệu dùng trong trường hợp ngộ độc paracetamol là:
A. Carbocystein
B. Cafeine
C. Methionine
D. N - acetyl cysteine
-
Câu 43:
Phenobarbital dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ sau:
A. Rối loạn tính tình
B. Còi xương do rối loạn chuyển hoá vitamin D
C. Giảm bạch cầu hạt
D. Câu A và B đúng
-
Câu 44:
Xử trí ngộ độc barbiturates ở giai đoạn muộn:
A. Dùng chất kháng độc đặc hiệu
B. Dùng các chất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh
C. Tăng đào thải thuốc bằng cách toan hoá nước tiểu
D. Tăng đào thải thuốc bằng các chất gây kiềm hoá nước tiểu
-
Câu 45:
Xử trí ngộ độc carbamazepine gồm, ngoại trừ:
A. Dùng thuốc kháng độc đặc hiệu
B. Súc dạ dày hay gây nôn với ipecac
C. Cho uống than hoạt
D. Cho thuốc xổ.