1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sai lầm trong chế biến thức ăn có thể gây biếng ăn ở trẻ nhỏ là, ngoại trừ:
A. Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn xác. Lâu ngày gây thiếu dưỡng chất.
B. Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc
C. Pha bột quá ít khi trẻ mới tập ăn dặm
D. Thức ăn đơn điệu làm cho trẻ chán ăn.
-
Câu 2:
Biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ nhỏ ít nghĩ đến khi:
A. Trẻ được cho ăn với một thái độ có tính cưỡng bức
B. Trẻ không hứng thú khi đến bửa ăn
C. Mẹ thiếu sự mềm dẽo khi cho ăn và có tính nôn nóng.
D. Ngoài biếng ăn trẻ có rối loạn phát triển thể chất và tinh thần
-
Câu 3:
Biếng ăn do nhiễm giun đũa có đặc trưng sau, ngoại trừ:
A. Hay đi cầu ra máu
B. Hay đau bụng
C. Thường xuyên rối loạn tiêu hoá
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với nấm miệng do candida albican:
A. Niêm mạc miệng phủ một lớp bựa trắng, mỏng và dễ chùi sạch.
B. Tự khỏi sau 1 tuần
C. Không đau
D. Thấy nhiều nhất là vùng mặt trong má, hai bên lưỡi, vòm khẩu cái mềm.
-
Câu 5:
Viêm họng do virus hoặc liên cầu khuẩn có đặc trưng sau, ngoại trừ:
A. Trẻ sốt
B. Đau họng tự nhiên hay khi nuốt
C. Họng đỏ đôi khi có lớp xuất tiết trắng.
D. Vòm khẩu cái mềm có những vết loét nông
-
Câu 6:
Điều trị biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ nhỏ gồm, ngoại trừ:
A. Cho uống thêm các thuốc có lysin để kích thich thèm ăn
B. Cố gắng thay đổi hành vi thái độ: Mẹ dành nhiều thời gian chơi với trẻ, tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn, cho trẻ tự do chọn thức ăn.
C. Đừng bao giờ lén pha thuốc vào thức ăn của trẻ.
D. Hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu lý do trẻ không chịu ăn.
-
Câu 7:
Trẻ dễ bị thiếu lysin khi:
A. Chế độ ăn nhiều bột, ít đạm
B. Cơ thể không tổng hợp được khi bị các bệnh nhiễm trùng.
C. Chế độ ăn quá giàu đạm
D. Chế độ ăn nhiều canxi
-
Câu 8:
Sự thiếu lysin sẽ gây ra các hậu quả sau:
A. Giảm tổng hợp protein cơ thể
B. Viêm thần kinh ngoại biên
C. Biếng ăn
D. Thiếu các men tiêu hoá
-
Câu 9:
Để tránh cho trẻ khỏi bị thiếu lysin, cần phải:
A. Cho ăn các thức ăn như: rau xanh, dầu thực vật.
B. Cho ăn thức ăn giàu chất bột
C. Thường xuyên bổ sung men tiêu hoá
D. Chế độ ăn giàu thịt, cá, trứng , sữa, đậu nành
-
Câu 10:
Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong cơ chế gây chán ăn là:
A. Magnesium
B. Kẽm
C. Lysin
D. Câu B và C đúng
-
Câu 11:
Điều trị nấm miệng do candida albican bằng cách:
A. Rà miệng với mật ong
B. Chùi sạch miệng hằng ngày
C. Làm sạch miệng ngay sau mỗi lần bú
D. Rà miệng với nystatin
-
Câu 12:
Để phòng nấm miệng do candida albican ở trẻ nhỏ, cần phải rà miệng định kỳ với thuốc kháng nấm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Sử dụng lactobacillus sau điều trị kháng sinh nhằm mục đích cung cấp các vi khuẩn có khả năng sản xuất men tiêu hoá:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Cách điều trị biếng ăn sinh lý tốt nhất là cho trẻ ăn từng bữa nhỏ và làm các món ăn lạ và hấp dẫn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Để tránh biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần chọn các thức ăn thật hấp dẫn đối với trẻ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, điều gì cần phải hỏi trước những vấn đề khác:
A. Đau bao lâu rồi?
B. Có sốt không?
C. Có ỉa chảy không
D. Đau như thế nào?.
-
Câu 17:
Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, có thể làm tất cả những điều sau ngoại trừ:
A. Thăm khám phổi
B. Chụp UIV
C. Đo điện não đồ (EEG)
D. Cho trẻ thuốc giảm đau
-
Câu 18:
Siêu âm bụng được thực hiện ở trẻ bị đau bụng với các mục đích sau, ngoại trừ để xác định:
A. Viêm ruột thừa
B. Lồng ruột
C. Viêm hạch mạc treo
D. Có giun
-
Câu 19:
Đau bụng cấp ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau ngoại trừ:
A. Viêm phổi
B. Viêm miệng
C. Lồng ruột
D. Viêm mao mạch dị ứng
-
Câu 20:
Đau bụng tái diễn ở trẻ em có thể do:
A. Nhiễm helicobacter Pylorie
B. Loét dạ dày
C. Viêm hạch mạc treo
D. Bất dung nạp thức ăn
-
Câu 21:
Một bé gái 8 tháng tuổi vào viện vì đau bụng, khóc thét và nôn mữa một ngày nay. Câu hỏi nào bạn hỏi đầu tiên:
A. Đau ở đâu?
B. Nôn ra gì?
C. Phân như thế nào?
D. Trẻ có sốt không?
-
Câu 22:
Khi chụp một phim XQuang bụng ở trẻ 5 tuổi bị đau bụng cấp, nên chụp với tư thế của bệnh nhân như sau:
A. Chụp đứng để tìm bóng hơi dạ dày
B. Chụp nằm để xác định mức hơi nước
C. Chụp nghiêng để xác định độ lớn của phủ tạng
D. Chụp đứng để xác định liềm hơi dưới cơ hoành
-
Câu 23:
Những trường hợp sau đây đều có thể gây nên đau ở hố chậu phải, ngoại trừ:
A. Viêm cơ đáy chậu
B. Viêm đáy phổi phải
C. Viêm ống dẫn trứng
D. Viêm tụy
-
Câu 24:
Amylase máu là xét nghiệm được thực hiện trong những trường hợp sau để chẩn đoán ở trẻ bị đau bụng, ngoại trừ:
A. Viêm tụy cấp
B. Thủng tạng rỗng
C. Tắc ruột
D. Viêm tinh hoàn sau quai bị
-
Câu 25:
Đau bụng tái diễn có thể do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Viêm mao mạch dị ứng
B. Nhiễm trùng da do liên cầu
C. Bệnh Crohn
D. Viêm thận bể thận
-
Câu 26:
Một trẻ 9 tháng tuổi vào viện vì nôn mữa và khóc thét. Điều gì quan trọng nhất khi thăm khám bệnh nhân này.
A. Thăm trực tràng
B. Khám họng
C. Khám phổi
D. Tìm dấu nhiễm trùng ở da
-
Câu 27:
Một trẻ 15 tháng tuổi vào viện vì đau bụng cấp. Người thầy thuốc đã làm điều gì chưa hợp lý:
A. Dùng thuốc giảm đau sau khi lấy bệnh sử trẻ
B. Vỗ về an ủi trẻ
C. Động viên tinh thần bố mẹ
D. Cho làm siêu âm sau khi khi thăm khám trẻ
-
Câu 28:
Đối với đau bụng cấp người thầy thuốc cần làm điều gì trước tiên khi thăm khám trẻ:
A. Khám bụng trẻ
B. Điều trị triệu chứng
C. Động viên, vỗ về, an ủi trẻ và bố mẹ
D. Cho làm siêu âm bụng
-
Câu 29:
Đau bụng tái diễn ở trẻ gái từ 8- 14 tuổi thường do:
A. Loét dạ dày tá tràng do Helicobacter Pylorie
B. Yếu tố tâm lý ( nguồn gốc tâm căn)
C. Nhiễm giun đường ruột
D. Stress gia đình và học đường
-
Câu 30:
Một trẻ 13 tuổi vào viện vì đau bụng cấp, điều gì chỉ nên thực hiện khi xác định được nguyên nhân:
A. Cho trẻ làm siêu âm
B. Cho thuốc giảm đau
C. Cho thuốc kháng sinh
D. Thay đổi chế độ ăn
-
Câu 31:
Nội soi tiêu hoá là một kỹ thuật thăm dò dùng để xác định nguyên nhân của đau bụng:
A. Trào ngược dạ dày thực quản
B. Polyp trực tràng
C. Viêm túi thừa meckel
D. Không câu nào chính xác
-
Câu 32:
Trong những nguyên nhân gây nên đau bụng ở trẻ < 1 tuổi, thì nguyên nhân nào hay gặp nhất:
A. Viêm ruột thừa
B. Lồng ruột
C. Viêm túi thừa meckel
D. Sỏi tiết niệu
-
Câu 33:
Viêm túi thừa Meckel là nguyên nhân chủ yếu gây nên đau bụng cấp ở trẻ < 1 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Helicobacter Pylorie giữ một vai trò quan trọng trong việc gây nên đau bụng tái diễn ở trẻ lớn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Mốc giải phẫu để phân chia bộ máy hô hấp thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới:
A. Họng.
B. Khí quản.
C. Nắp thanh quản.
D. Thanh quản.
-
Câu 36:
Khi trẻ em bị viêm mũi, hoạt động hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào:
A. Không ảnh hưởng vì mũi thuộc về đường hô hấp trên.
B. Không ảnh hưởng vì chức năng sưởi ấm và lọc sạch của mũi vẫn hoạt động tốt.
C. Không ảnh hưởng do chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi ở trẻ em tốt.
D. Trẻ khó thở và khó bú do tình trạng xuất tiết và phù nề ở mũi.
-
Câu 37:
Trẻ nhỏ ít bị chảy máu cam là do:
A. Lỗ mũi và ống mũi hẹp.
B. Niêm mạc mũi dày và thô.
C. Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi ít phát triển.
D. Khả năng sát trùng của niêm dịch tốt.
-
Câu 38:
Tại sao dị vật đường thở dễ rơi vào nhánh phế quản phải:
A. Nhánh phế quản phải rộng và đi sang một bên so với khí quản.
B. Nhánh phế quản phải rộng và đi xuôi xuống dưới.
C. Nhánh phế quản trái hẹp và đi xuôi xuống dưới.
D. Nhánh phế quản trái rộng và nằm cao hơn nhánh phế quản phải.
-
Câu 39:
Đặc điểm chung của thanh khí phế quản trẻ em là:
A. Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
B. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc có nhiều mạch máu.
C. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
D. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có nhiều mạch máu.
-
Câu 40:
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với cấu tạo phổi trẻ em:
A. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
B. Có ít mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp phát triển hoàn chỉnh.
C. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
D. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
-
Câu 41:
Số rãnh liên thùy ở phổi phải trẻ em là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 42:
Nhịp thở của trẻ sơ sinh được mô tả:
A. Thở đều, có những cơn ngưng thở dài.
B. Thở đều, không có những cơn ngưng thở.
C. Thở không đều, có những cơn ngưng thở ngắn
D. Thở đều, có những cơn ngưng thở ngắn.
-
Câu 43:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ sơ sinh được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
A. \(\ge\) 30 lần/phút.
B. \(\ge\) 40 lần/phút.
C. \(\ge\) 50 lần/phút.
D. \(\ge\) 60 lần/phút.
-
Câu 44:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
A. \(\ge\) 30 lần/phút.
B. \(\ge\) 40 lần/phút.
C. \(\ge\) 50 lần/phút.
D. \(\ge\) 60 lần/phút.
-
Câu 45:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
A. \(\ge\) 40 lần/phút.
B. \(\ge\) 50 lần/phút.
C. \(\ge\) 60 lần/phút.
D. \(\ge\) 70 lần/phút.