1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của chính phủ, mục tiêu sức khoẻ trẻ em đến năm 2020 là:
A. Hạ tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi < 15 – 18 % o vào năm 2020
B. Hạ tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi < 18 – 20 % o vào năm 2020
C. Hạ tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi < 20– 25 % o vào năm 2020
D. Hạ tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi < 9 – 12 % o vào năm 2020.
-
Câu 2:
Mục tiêu sức khoẻ trẻ em đến năm 2020 là gì? (Theo nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của chính phủ)
A. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 15% vào năm 2020.
B. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 20% vào năm 2020.
C. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 10% vào năm 2020.
D. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 18% vào năm 2020.
-
Câu 3:
Phấn đấu chiều cao trung bình của nam và nữ đạt vào năm 2020.
A. 160cm và nữ là 150 cm
B. 162cm và nữ là 152 cm
C. 165cm và nữ là 155 cm
D. 169cm và nữ là 159 cm
-
Câu 4:
Hiện nay năm 2000 chúng ta đã thanh toán xong bệnh:
A. Thiếu iode
B. Bệnh bại liệt
C. Bướu cổ
D. Thương hàn
-
Câu 5:
Chương trình phòng thấp là một chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khoẻ trẻ em bao gồm, ngoại trừ:
A. Chương trình phòng chống bệnh bại liệt
B. Chương trình phòng thấp, chương trình phòng chống SDD
C. Chương trình phòng chống thiếu vitamin A
D. Chương trình phòng chống thương hàn
-
Câu 7:
Năm 2000 chúng ta đã thanh toán xong bệnh bại liệt là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Thời kỳ thai là thời kỳ:
A. Từ lúc noãn được thụ tinh cho đến khi sinh
B. Từ tháng thứ 3 đến lúc sinh
C. Từ tháng thứ 2 đến lúc sinh
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Thời kỳ bú mẹ hay nhũ nhi bắt đầu từ lúc trẻ 1 tháng cho đến khi:
A. Trẻ được 12 tháng tuổi
B. Trẻ được 24 tháng tuổi
C. Trẻ được 3 tuổi
D. Trẻ ngưng bú mẹ
-
Câu 10:
Trẻ sinh ra dễ bị các dị tật nếu trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bị nhiễm các chất độc hoặc nhiễm một số các loại virus vì:
A. Nhau thai trong giai đoạn này rất dễ bị chất độc và các loại virus thâm nhập
B. Phôi đang trong quá trình biệt hoá
C. Phôi đang trong quá trình lớn lên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Tác nhân nào sau đây không thuộc vào nhóm các tác nhân hay gây dị tật cho thai nhi trong 3 tháng đầu (TORCH):
A. Retrovirus
B. Toxoplasma
C. Virus gây bệnh sởi Đức
D. Cytomegalovirus
-
Câu 12:
Lý do khiến các bà mẹ lớn tuổi dễ sinh con bị các dị hình nhiễm sắc thể là:
A. Hiện tượng đột biến gen gia tăng theo tuổi
B. Sức đề kháng của mẹ đối với các loại virus gây dị dạng cho thai nhi bị giảm
C. Các điều kiện về nội mạc tử cung và hóc môn không còn phù hợp cho phôi
D. Trứng chịu nhiều nguy cơ do phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố có hại
-
Câu 13:
Trong thời kỳ thai, yếu tố cần quan tâm hàng đầu đối với bà mẹ là:
A. Tránh uống kháng sinh
B. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và tăng cân đúng quy định
C. Tránh tiếp xúc với tia X
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Biến đổi chủ yếu để trẻ sơ sinh thích nghi được với cuộc sống ngoài tử cung là:
A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi
B. Võ não luôn trong trạng thái ức chế
C. Tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
D. Các câu A và C đúng
-
Câu 15:
Trong giai đoạn mới sinh, trẻ được miễn dịch khá tốt đối với các bệnh do virus là nhờ:
A. Trẻ nhận được nhiều IgG từ mẹ truyền qua rau thai
B. Trẻ nhận được nhiều IgA trong sữa mẹ
C. Trẻ nhận được nhiều interferon từ mẹ tryền qua rau thai
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Trong thời kỳ bú mẹ, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì:
A. Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật
B. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều acid amin thiết yếu
C. Nhu cầu về thức ăn cao hơn ở người lớn trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém
D. Các câu A và C đúng
-
Câu 17:
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ ít bị các bệnh như sởi, bạch hầu vì:
A. Lượng IgG từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
B. Lượng IgM từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
C. Lượng IgGA từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
D. Lượng IgE từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
-
Câu 18:
Trẻ nhũ nhi không có khả năng chống nóng như người lớn vì:
A. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn chỉnh
B. Diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn người lớn
C. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
D. Không câu nào đúng
-
Câu 19:
Trong thời kỳ răng sữa, các bệnh lý hay gặp ở trẻ là:
A. Các bệnh dị ứng
B. Các bệnh nhiễm trùng sởi, ho gà, bạch hầu
C. Suy dinh dưỡng
D. Các câu A, B đúng
-
Câu 20:
Chỉ ra một điểm không đúng trong số các đặc điểm thời kỳ phôi:
A. Mẹ không đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ có cân nặng thấp lúc sinh E. Nếu mẹ bị nhiễm các virus (TORCH) thì con dễ bị dị tật
B. Nếu mẹ bị nhiễm các hoá chất độc thì con dễ bị dị tật
C. Noãn được biệt hoá nhanh chóng để thành thai nhi
D. Là 3 tháng đầu của thai kỳ
-
Câu 21:
Đặc điểm của thời kỳ thai là:
A. Mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này làm cho trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ
B. Dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai
C. Mẹ tăng cân qua nhiều trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ bị đái đường
D. Tính từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9
-
Câu 22:
Nếu mẹ bị nhiễm loại virus nào sau đây sau trong thời kỳ phôi thì con dễ bị dị tật bẩm sinh:
A. Virus gây bệnh sởi
B. Retrovirus
C. Coronavirus
D. Toxoplasma
-
Câu 23:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thời kỳ sơ sinh:
A. Vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
B. Trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc
C. Vỏ não trong trạng thái hưng phấn nên trẻ ngủ nhiều để tự điều chỉnh
D. Sự thay đổi chức năng của một số cơ quan như hô hấp và tuần hoàn để thích nghi với cuộc sống mới
-
Câu 24:
Điểm không đúng của vòng tuần hoàn trẻ sơ sinh là:
A. Máu giàu oxy từ các tĩnh mạch phổi đổ vào nhỉ trái
B. Máu động mạch phổi bắt đầu đi qua phổi
C. Lỗ Botal đóng lại
D. Máu trong thất trái là một hỗn hợp giữa máu đen và máu đỏ
-
Câu 25:
Đặc điểm của thời kỳ nhũ nhi là:
A. Trẻ lớn rất nhanh và cần 200 - 230 calo/kg cơ thể/ngày
B. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt cao
C. Hệ thần kinh rất phát triển
D. Trẻ dễ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng nhất là khi không được nuôi bằng sữa mẹ
-
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp cho thời kỳ răng sữa:
A. Miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyền sang còn nhiều nên trẻ ít mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu
B. Trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng
C. Ngôn ngữ phát triển
D. Chức năng vận động phát triển nhanh
-
Câu 27:
Điểm nào sau đây không phù hợp với các đặc điểm của thời kỳ thiếu niên:
A. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa
B. Trẻ dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như gù vẹo cột sống
C. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
D. Trẻ hay mắc các bệnh có tính chất dị ứng như hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp
-
Câu 28:
Thời kỳ dậy thì ở trẻ gái:
A. Bắt đầu 15 - 16 tuổi
B. Kết thúc lúc 19 - 20 tuổi
C. Thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội tiết
D. Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
-
Câu 29:
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi dễ bị các nhiễm khuẩn gram âm do:
A. Lượng IgM của trẻ rất thấp do không thể đi qua hàng rào rau thai
B. Lượng IgA mẹ truyền sang con không đầy đủ
C. Lượng IgG từ mẹ truyền sang con không đủ
D. Lượng IgE của trẻ còn thấp
-
Câu 30:
Trong thời kỳ thai, biện pháp nào sau đây phù hợp trong việc chăm sóc bà mẹ:
A. Tránh lao động và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
B. Không tiếp xúc với các hoá chất độc vì có thể gây dị tật cho trẻ
C. Đảm bảo cho bà mẹ đủ dinh dưỡng và tăng cân đúng theo quy định
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Trước một bệnh nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh, các kháng sinh nào sau đây là thích hợp nhất:
A. Cephalosporin thế hệ 2
B. Cephalosporin thế hệ 3 + aminoglycosid+ ampicillin
C. Cephalosporin thế hệ 1+ ampicillin + aminoglycosid
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Trong thời kỳ thiếu niên, việc chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý đề phòng các tai nạn như chấn thương, ngộ độc, bỏng.v.v..
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Điểm cần đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc trẻ ở tuổi dậy thì là chú ý tránh các bệnh cột sống do tư thế sai lệch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Biện pháp tốt nhất để hạ tỷ lệ tử vong sơ sinh là chăm sóc tốt cho bà mẹ mang thai trong giai đoạn trước khi sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Đặc điểm bệnh lý của thời kỳ dậy thì là hay bị các bệnh dị ứng:3.8a
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất:
A. Di truyền
B. Trí tuệ
C. Tiêu hoá
D. Địa dư
-
Câu 37:
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng và nội tiết, các yếu tố khác như di truyền, giống nòi, thần kinh và giới tinh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Dựa vào tuổi xương để đánh giá sự trưởng thành (trong phát triển thể chất trẻ em) có nghĩa là tìm sự xuất hiện từ từ của:
A. Những điểm cốt hóa những xương dẹt
B. Những điểm cốt hóa những đầu xương dài và ngắn
C. Những điểm cốt hóa của tất cả các đầu xương ngắn
D. Những điểm cốt hóa của tất cả các đầu xương
-
Câu 39:
Vị trí chụp phim XQ để xác định tuổi xương ở lứa tuổi từ lúc sinh đến 1 tuổi là:
A. Bàn chân trái
B. Chi dưới phải
C. Chi trên trái
D. Bàn tay trái
-
Câu 40:
Cách tốt nhất để đánh giá sự phát triển về cân nặng khi không có biểu đồ là:
A. Theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng về cân nặng trong năm đầu
B. Tính theo công thức tính nhanh cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi
C. Tính theo công thức tính nhanh cân nặng của trẻ trên 1 tuổi
D. Theo dõi bằng cách cân và đo hàng năm sau 1 tuổi
-
Câu 41:
Một bé gái sinh non có cân nặng lúc sinh thấp 1500 gram, tháng nào cháu cũng lên dược trung bình 500 gram, đến nay cháu 12 tháng cân nặng 7 kg. Đánh giá sự phát triển thể chất của cháu bé này:
A. Ít chậm
B. Chậm
C. Bình thường
D. Rất chậm
-
Câu 42:
Theo dõi sự phát triển thể chất trẻ em bằng biểu đồ cho biết sự phát triền của trẻ em đó là bình thường hay bất thường so với trẻ cùng tuổi khác giới:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 43:
Theo lý thuyết để dõi sự phát triển thể chất trẻ em có thể sử dụng những loại biểu đồ:
A. Tăng trưởng về chiều cao, cân nặng
B. Tăng trưởng về cân nặng, vòng đầu trên 1 tuổi
C. Theo độ lệch chuẩn hoặc theo bách phân vị (Percentile)
D. Độ dày lớp mỡ dưới da bụng, chiều cao
-
Câu 44:
Đánh giá cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng của một trẻ là bình thường nếu nằm ở mức:
A. Trên đường trung bình ( ký hiệu chữ M ) và > - 1 SD
B. > + 2 SD
C. Dưới 2,5% percentile
D. < - 2 SD
-
Câu 45:
Vị trí chụp phim XQ để đánh giá tuổi xương ở độ tuổi từ 6 tháng đến tuổi dậy thì là:
A. ½ bộ xương trái thẳng sau
B. Bàn tay và cổ chân phải
C. Bàn tay và cổ chân trái
D. Bàn tay và cổ tay trái