1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi nghe tim ở trẻ em phát hiện có một tiếng thổi tâm thu mạnh >3/6 ở gian sườn 2 cạnh ức trái kèm tiếng T2 yếu phải nghĩ tới bệnh nào đầu tiên dưới đây:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ lỗ lớn
C. Hẹp van động mạch chủ
D. Hẹp van động mạch phổi
-
Câu 2:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây có trục trái và dày thất trái đơn độc:
A. Thông liên nhĩ nặng
B. Thông liên thất lỗ lớn có tăng áp lực động mạch phổi nặng
C. Tứ chứng Fallot
D. Teo van 3 lá
-
Câu 3:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây thường gây tai biến thần kinh:
A. Thông liên thất lỗ lớn
B. Thông liên nhĩ lỗ lớn
C. Thông sàn nhĩ thất thể hoàn toàn
D. Tứ chứng Fallot
-
Câu 4:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây có thể chẩn đoán dễ dàng từ trong bào thai:
A. Thông liên nhĩ
B. Thông liên thất
C. Còn ống động mạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Những bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây thuộc loại Shunt Trái-Phải:
A. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot.
B. Thông liên thất, thông liên nhĩ,còn ống động mạch,thông sàn nhĩ thất.
C. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tam chứng Fallot.
D. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, teo van 3 lá.
-
Câu 6:
Bệnh tim bẩm sinh nào thuộc loại Shunt Trái-Phải:
A. Tam chứng Fallot, tứ chứng Fallot, teo van 3 lá
B. Tam chứng Fallot, tứ chứng Fallot, ống nhĩ thất, teo van 3 lá
C. Tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ kèm hẹp 2 lá, teo van 3 lá
D. Tứ chứng Fallot, bệnh Ebstein, vỡ túi phình xoang Valsalva vào thất phải
-
Câu 7:
Vị trí thông liên thất (TLT) thường gặp nhất là:
A. TLT ở phần màng
B. TLT ở phần phễu
C. TLT ở phần cơ bè
D. TLT ở phần buồng nhận
-
Câu 8:
Những biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân thông liên thất lỗ nhỏ:
A. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng, Osler
B. Osler.
C. Lao phổi, Osler
D. Suy dinh dưỡng, Osler
-
Câu 9:
Những biến chứng nào có thể gặp trong bệnh thông liên nhĩ:
A. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng, Osler.
B. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, loạn nhịp nhĩ.
C. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng, cơn thiếu oxy cấp.
D. Suy tim, ít bị viêm phổi, suy dinh dưỡng, Osler.
-
Câu 10:
Trong bệnh còn ống động mạch, tiếng thổi liên tục ở dưới xương đòn trái chỉ nghe thấy được ở:
A. Giai đoạn sơ sinh
B. Ngoài giai đoạn sơ sinh khi chưa có tăng áp lực động mạch phổi nặng
C. Giai đoạn khi đã có tăng áp lực động mạch phổi nặng
D. Giai đoạn đã có tăng áp lực động mạch phổi cố định
-
Câu 11:
Trong bệnh còn ống động mạch, có thể có các triệu chứng sau:
A. Mạch nghịch lý, huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm.
B. Mạch nảy mạnh chìm sâu, huyết áp kẹp.
C. Mạch Corrigan, huyết áp tối đa bình thường, huyết áp tối thiểu tăng
D. Mạch nảy mạnh chìm sâu, huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm
-
Câu 12:
Phương pháp điều trị bệnh ống động mạch được ưu tiên trong tuần đầu sau sinh:
A. Indocid truyền tĩnh mạch.
B. Thông tim can thiệp làm bít ống động mạch
C. Mổ cắt và khâu ống động mạch
D. Mổ thắt ống động mạch
-
Câu 13:
Chỉ định mổ tim kín cắt ống động mạch khi chưa thể mổ tim hở được áp dụng cho trường hợp nào dưới đây:
A. Còn ống động mạch đã đảo shunt
B. Còn ống động mạch + thông liên thất
C. Còn ống động mạch + tứ chứng Fallot
D. Còn ống động mạch + đảo gốc động mạch
-
Câu 14:
Bệnh tim bẩm sinh thông sàn nhĩ-thất thường đi kèm với:
A. Bệnh Rubeol bẩm sinh
B. Hội chứng Down
C. Suy giáp bẩm sinh
D. Hội chứng Pierre-Robin
-
Câu 15:
Triệu chứng ECG đặc trưng trong bệnh thông sàn nhĩ-thất đơn thuần là:
A. Dày 2 thất
B. Trục điện tim lệch trái trong khoảng -900 ± -300.
C. Trục phải, dày thất phải.
D. Trục phải, dày thất phải, bloc nhánh phải không hoàn toàn
-
Câu 16:
Những biến chứng thường gặp trong tứ chứng Fallot:
A. Cơn thiếu oxy cấp, Osler, áp-xe não, viêm phổi tái đi tái lại.
B. Cơn thiếu oxy cấp, áp-xe não, tăng áp lực động mạch phổi.
C. Cơn thiếu oxy cấp, Osler, tắc mạch, áp-xe não.
D. Suy tim, Osler, tắc mạch, áp-xe não, viêm phổi tái đi tái lại.
-
Câu 17:
Đặc điểm sinh lý bệnh chung của bệnh tim bẩm sinh có luồng thông phải-trái có giảm máu lên phổi là:
A. Gây tăng áp lực động mạch phổi
B. Gây viêm phổi tái đi tái lại
C. Gây tím muộn trên lâm sàng
D. Gây tắc mạch não
-
Câu 18:
Lâm sàng của tăng áp lực động mạch phổi nặng bao gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Sờ thấy tim đập mạnh ở mũi ức
C. Tiếng T2 mờ ở ổ van động mạch phổi
D. Có tiếng thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi
-
Câu 19:
Đặc điểm khi nghe tim trong bệnh còn ống động mạch là, ngoại trừ:
A. Thổi liên tục ở ngay dưới xương đòn trái ngay khi mới sinh.
B. Thổi liên tục ngay dưới xương đòn trái ngoài tuổi sơ sinh
C. Thổi tâm thu ngay dưới xương đòn trái khi có tăng áp lực động mạch phổi
D. Thổi tâm thu ngay dưới xương đòn trái khi mới sinh
-
Câu 20:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây không gây tím toàn thân khi tăng áp lực động mạch phổi cố định (đảo shunt):
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thất bán phần
-
Câu 21:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây dễ bị bỏ sót nhất trên lâm sàng:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thẩt
-
Câu 22:
Trong bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây có sự thay đổi rõ rệt của mạch và huyết áp:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch.
D. Thông sàn nhĩ thất
-
Câu 23:
Có thể chẩn đoán được bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây chỉ qua bắt mạch và đo huyết áp:
A. Thông liên thất
B. Còn ống động mạch
C. Thông sàn nhĩ thất
D. Hẹp eo động mạch chủ
-
Câu 24:
Tiếng thổi liên tục gặp trong các bệnh tim bẩm sinh sau, ngoại trừ:
A. Vỡ phình xoang valsava
B. Dò động mạch vành vào nhĩ phải
C. Còn ống động mạch
D. Thông liên thất kèm sa van động mạch chủ.
-
Câu 25:
Dấu Harzer thường thấy trong các bệnh tim bẩm sinh sau, ngoại trừ:
A. Thông liên thất tăng áp lực động mạch phổi nặng
B. Thông liên nhĩ
C. Tứ chứng Fallot
D. Teo van 3 lá
-
Câu 26:
Dày thất phải sớm gặp trong bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây, ngoại trừ:
A. Teo van 3 lá
B. Thông liên nhĩ
C. Tam chứng Fallot
D. Tứ chứng Fallot
-
Câu 27:
Hình ảnh phổi sáng thường gặp trong bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây:
A. Tứ chứng Fallot
B. Thông sàn nhĩ thất
C. Thông liên nhĩ
D. Còn ống động mạch
-
Câu 28:
Một trẻ bị bệnh Down thường hay bị bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây nhất:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thất
-
Câu 29:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây có thể dễ dàng chẩn đoán chỉ dựa vào sự thay đổi đặc biệt của trục điên tim điên tâm đồ:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thất
-
Câu 30:
Biến chứng nào dưới đây là xấu nhất ở 1 bệnh nhân bị thông liên thất:
A. Viêm phổi tái đi tái lại
B. Suy tim
C. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
D. Tăng áp lực động mạch phổi cố định
-
Câu 31:
Dấu hiệu nào dưới đây gợi ý rằng bệnh nhân bị thông liên thất đã có tăng áp lực động mạch phổi cố định:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Viêm phổi tái đi tái lại ngày càng tăng
C. Xuất hiện tím da niêm mạc
D. Tiếng T2 mạnh ở van động mạch phổi
-
Câu 32:
Vị trí thông liên thất nào dưới đây hay gặp nhất trên lâm sàng:
A. Phần cơ bè
B. Phần buồng nhận
C. Phần phễu
D. Phần màng
-
Câu 33:
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh thuộc nhóm tim bẩm sinh có tim có tăng tuần hoàn phổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất ở trẻ > 2 tuổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Thân chung động mạch đơn thuần được xếp vào nhóm tim bẩm sinh có tím có tuần hoàn phổi tăng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím là một trong những nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Tim được gọi là sang phải khi mỏm tim nằm bên phải gan nằm bên trái:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Nhóm tim bẩm sinh có tím có tuần hoàn phổi tăng sẽ gây tăng gánh tâm trương của thất trái:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Thấp tim hay gặp ở lứa tuổi:
A. 1- 5 tuổi.
B. 6 - 15 tuổi.
C. 15 - 20 tuổi.
D. 10- 20 tuổi.
-
Câu 40:
Thông liên nhĩ thường gặp nhất là:
A. Thông liên nhĩ lỗ tiên phát
B. Thông liên nhĩ lỗ thứ phát
C. Thông liên nhĩ ở xoang tĩnh mạch chủ trên
D. Thông liên nhĩ ở xoang mạch vành
-
Câu 41:
Vi khuẩn gây bệnh thấp tim là:
A. Tụ cầu.
B. Liên cầu b tan máu nhóm A.
C. Liên cầu b tan máu nhóm C.
D. Hemophilus influenzae.
-
Câu 42:
Các týp vi khuẩn hay gặp trong bệnh thấp tim là M týp:
A. 3, 5, 6, 7.
B. 3, 4, 5, 6.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 14, 16, 18, 19.
-
Câu 43:
Tổn thương khởi đầu của bệnh thấp tim là:
A. Viêm họng, viêm da mủ.
B. Viêm amygdales, viêm da mủ.
C. Viêm họng, viêm amygdales.
D. Viêm họng, viêm amygdales, viêm da mủ.
-
Câu 44:
Các cơ quan thường bị tổn thương trong thấp tim là:
A. Khớp, tim.
B. Tim, thận.
C. Da, thần kinh.
D. Thần kinh, hô hấp.
-
Câu 45:
Năm tiêu chuẩn chính trong thấp tim là:
A. Viêm cơ tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.
B. Viêm màng ngoài tim, viêm đa khớp, múa vờn, hạt Meynet, ban vòng.
C. Viêm tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.
D. Viêm màng trong tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.