1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hiện tượng sụt cân sinh lý không liên quan với việc nuôi dưỡng và nhiệt độ phòng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ em vì những lý do sau, ngoại trừ:
A. Làm bệnh tật dễ chấm dứt ở trẻ nuôi dưỡng tốt
B. Ảnh hưởng đến phát triển của trẻ
C. Làm bệnh nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng.
D. Trẻ dễ béo phì
-
Câu 3:
Phản xạ sinh sữa do tác dụng của:
A. Prolactine
B. Oxytocine
C. Prostaglandin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Phản xạ tiết sữa do tác dụng của chất nào?
A. Oxytocine
B. Thyroxin
C. Prolactine
D. Prostaglandin
-
Câu 5:
Phản xạ tiết oxytocine được hổ trợ bởi những điều sau ngoại trừ:
A. Mẹ cảm thấy hài lòng với con mình
B. Mẹ tin tưởng rằng sữa của mình tốt nhất đối với trẻ
C. Mẹ cho trẻ ăn trước khi bú
D. Mẹ thấy thoải mái về tinh thần
-
Câu 6:
Để tăng cường cho việc tiết prolactine cần phải:
A. Cho trẻ bú về đêm
B. Cho trẻ bú khi trẻ khóc
C. Cho trẻ bú theo yêu cầu của trẻ
D. Cho trẻ bú theo giờ
-
Câu 7:
Sữa đầu chứa nhiều Protid, lipid hơn sữa cuối.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Protein sữa mẹ khác với Protein sữa bò ở điểm sau:
A. A lactalbumin, casein trong sữa mẹ ít hơn sữa bò
B. Casêin trong sữa bò dễ tiêu hơn casêin trong sữa mẹ
C. Protêin trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò
D. Acid amine của sữa mẹ có cystein và taurine nhiều hơn sữa bò
-
Câu 9:
Protein sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu hơn sữa bò vì:
A. Protêin sữa mẹ là a lactalbumin, casêin chiếm 80%
B. Protein sữa mẹ chứa b lactalbumin, casein (35%)
C. Trong sữa mẹ có lipase và trypsine thủy phân một phần protein
D. Protêin sữa mẹ là a lactalbumin và casein (35%)
-
Câu 10:
Lipit trong sữa mẹ dễ tiêu vì:
A. Đó là loại acit béo không no
B. Đó là loại acit béo no
C. Trong sữa mẹ có lipase hoạt động tại dạ dày
D. Sữa mẹ có chứa muối mật nên lipase hoạt động được
-
Câu 11:
Glucit của sữa mẹ là b lactose rất thích hợp cho sự phát triển của E. Coli
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Muối khoáng trong sữa mẹ có đặc điểm sau:
A. Calcium trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn
B. Sắt ở trong sữa mẹ nhiều và khoảng 70% sắt trong sữa mẹ được hấp thu
C. Natri, kali, phospho, clor nhiều hơn sữa bò
D. A,B,C đúng
-
Câu 13:
Lactoferin trong sữa mẹ có vai trò:
A. Kết hợp với sắt làm cho vi khuẩn khó phát triển
B. Liên kết vi khuẩn để ngăn cản sự tổng hợp sắt
C. Bảo vệ niêm mạc ruột chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Yếu tố nào sau đây là không phải yếu tố chống nhiễm khuẩn có trong sữa mẹ:
A. Lysozyme
B. Bạch cầu
C. IgM
D. IgA
-
Câu 15:
Trong sữa mẹ cho chất ức chế sự bài tiết sữa, vì thế:
A. Cần ngưng cho trẻ bú để giảm bớt chất này
B. Cần phải vắt hết sữa sau khi bú để sữa tiếp tục tiết ra
C. Dùng thuốc ức chế chất này sữa sẽ tiết ra nhiều
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Bú mẹ tuyệt đối cần phải thực hiện ở trẻ:
A. < 5 tháng tuổi
B. < 6 tháng tuổi
C. Đẻ non
D. Đang dùng thuốc kháng sinh
-
Câu 17:
Ăn nhân tạo có nghĩa là:
A. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ
B. Chế độ ăn sau cai sữa
C. Ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 18:
Dấu hiệu của ngậm bắt vú không tốt là:
A. Cằm của trẻ chạm vào vú
B. Miệng trẻ mở rộng
C. Má của trẻ chụm tròn, hoặc lõm áp vào bầu vú mẹ
D. Vú bẹt hoặc bị kéo dài ra khi trẻ bú
-
Câu 19:
Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt là:
A. Miệng của trẻ mở rộng
B. Môi trẻ không đưa ra ngòai hoặc môi dưới mím vào
C. Có nhiều quầng vú mẹ ở phía dưới miệng của trẻ
D. Má trẻ căng hoặc lõm khi trẻ bú
-
Câu 20:
Cho trẻ bú ngay sau sinh có những lợi điểm sau, ngoại trừ:
A. Mẹ sớm xuống sữa
B. Chống hạ đường huyết cho trẻ
C. Tử cung go tốt
D. Chống lạnh cho trẻ
-
Câu 21:
Bữa bú đầu tiên của trẻ sau sinh nên được thực hiện:
A. ½ giờ sau sinh
B. Khi mẹ đã khỏe
C. Khi mẹ thấy cương sữa
D. Sau khi mẹ sổ nhau
-
Câu 22:
Bú mẹ theo nhu cầu có nghĩa là:
A. Khi trẻ khóc mẹ cho trẻ bú
B. Lượng sữa cung cấp cho trẻ phù hợp với nhu cầu trẻ
C. Mỗi trẻ có có một nhu cầu khác nhau
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Cho trẻ bú theo nhu cầu có những lợi điểm sau, ngoại trừ:
A. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ
B. Phù hợp với sự phát triển của trẻ
C. Tránh stress cho trẻ và mẹ
D. Tạo phản xạ tốt cho trẻ
-
Câu 24:
Một trẻ 3 tháng tuổi đang được cho bú mẹ nhưng mẹ thấy trẻ khóc nhiều vì lượng sũa mẹ cho trẻ bú ít hẳn. Điều gì có thể tư vấn đầu tiên cho mẹ:
A. Cho trẻ bú thêm sữa hộp
B. Cho trẻ ăn cháo
C. Cho trẻ bú nhiều lần hơn trước
D. Mẹ cần nghĩ ngơi nhiều
-
Câu 25:
Bé Lan 12 tháng tuổi đang bú mẹ nhưng hôm nay mẹ bé biết rằng mình đang có thai. Điều gì không đúng khi tư vấn cho mẹ bé Lan:
A. Cho trẻ ăn thêm bữa
B. Không nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ
C. Mẹ cần ăn thêm
D. Tránh những căng thẳng cho mẹ
-
Câu 26:
Trước khi cho trẻ ăn nhân tạo, cần phải tư vấn những điểm sau ngoại trừ:
A. Cần tái lập lại nguồn sũa mẹ
B. Tập cho trẻ ăn sữa khác
C. Cho trẻ ăn thêm trước khi bú mẹ
D. Cho trẻ bú thường xuyên
-
Câu 27:
Điều gì cần làm trước tiên trong trường hợp mẹ không có hoặc có ít sữa:
A. Nuôi trẻ bằng sữa của bà mẹ khác
B. Nuôi trẻ bằng loại sữa khác sữa mẹ
C. Tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sữa mẹ
D. Không có biện pháp nào đúng
-
Câu 28:
Nguy cơ nào dễ xảy ra nhất ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò, không bú sữa mẹ.
A. Viêm phổi
B. Còi xương
C. Hen
D. Tiêu chảy
-
Câu 29:
Điều nào không đúng khi nuôi nhân tạo trẻ:
A. Trong tháng đầu cho ăn 2 - 3 giờ 1 lần
B. Ăn bằng thìa cốc
C. Sau khi pha sữa xong thì cho trẻ ăn ngay
D. Không cần cho trẻ uống thêm nước
-
Câu 30:
Yếu tố nào sau đây làm giảm lượng sữa:
A. Cho con bú quá sớm
B. Mẹ có thai
C. Mẹ quá trẻ nên tuyến vú chưa trưởng thành.
D. Mẹ dùng một số thuốc
-
Câu 31:
Thời điểm tốt nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là lúc trẻ được:
A. 3 tháng
B. 4 tháng
C. 5 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 32:
Một trẻ 5 tháng tuổi được tham vấn là bắt đầu cho ăn dặm, lời khuyên nào sau đây là tốt nhất:
A. Thức ăn bao gồm thịt, trứng cá
B. Lúc đầu cho ăn dặm với hổn hợp cơ bản
C. Hỗn hợp cơ bản và phong phú nên cho ăn ngay từ đầu
D. Cho bú sữa công nghiệp (sữa bột, sữa pha..) trước khi cho ăn
-
Câu 33:
Thức ăn hổn hợp cơ bản bao gồm:
A. Gạo và thịt
B. Gạo và mở
C. Thịt và rau quả
D. Mở và rau quả
-
Câu 34:
Lời khuyên nào sau đây là thích hợp nhất đới với một trẻ 9 tháng tuổi:
A. Chỉ cho trẻ ăn thức ăn nếu trẻ không chịu bú mẹ
B. Ngoài những lần bú mẹ, nên cho trẻ ăn thêm thịt trứng cá
C. Cho trẻ bú mẹ tùy thích, nếu mẹ ít sữa thì hãy cho trẻ ăn thêm
D. Thức ăn bổ sung cho trẻ bao gồm gạo, thịt, dầu và rau quả
-
Câu 35:
Một trẻ 15 tháng tuổi, mẹ bắt đầu ít sữa, lời khuyên nào sau đây là tốt nhất cho trẻ:
A. Hãy cai sữa mẹ và tăng cường thêm bữa ăn trong ngày
B. Hãy thêm bữa ăn trong ngày và trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ
C. Thay thế sữa mẹ bằng sữa bò và vẫn tiếp tục ăn như cũ
D. Trẻ bú càng nhiều tất yếu sữa sẽ tăng
-
Câu 36:
Lời khuyên sau đây là hợp lý khi cho trẻ ăn dặm:
A. Thức ăn cần phải an toàn
B. Có thể cho trẻ ăn những thức ăn được chế biến sẵn trong vòng 4 giờ
C. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn quan trọng hơn trước khi cho trẻ ăn
D. Thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh có thể cho trẻ ăn
-
Câu 37:
Ăn dặm không đúng phương pháp, những nguy hiểm sau dễ xãy đến cho trẻ, ngoại trừ:
A. Sang chấn về tâm lý
B. Dễ bị suy dinh dưỡng
C. Ỉa chảy vì nhiễm khuẩn
D. Bị viêm phổi
-
Câu 38:
Thức ăn dặm cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau, ngoại trừ:
A. Thức ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng theo ô vuông thức ăn
B. Thức ăn phải có sẵn ở địa phương
C. Năng lượng thức ăn từ dầu mỡ chiếm 50%
D. Thức ăn nên thay đổi thường xuyên
-
Câu 39:
Bé Lan 9 tháng tuổi bị sốt 3 hôm nay, bé rất chán ăn. Lời khuyên nào là hợp lý nhất:
A. Nên cho bé Lan bú mẹ nhiều hơn
B. Cho bé Lan ăn nhiều bữa nhỏ với nước cháo loãng
C. Để thức ăn vào bình bú và cho trẻ bú
D. Chỉ cho Lan bú mẹ mà không cho ăn những thức ăn khác vì sợ khó tiêu
-
Câu 40:
Nhu cầu năng lượng cho một trẻ 2 tháng tuổi là:
A. 100 – 120 Kcalo/ngày
B. 120-130 Kcalo/ngày
C. 100 – 120 Kcalo/kg/ngày
D. 120-130 Kcalo/kg/ngày
-
Câu 41:
Nhu cầu năng lượng cho một trẻ 2 tuổi là bao nhiêu?
A. 100 Kcalo/ngày
B. 120 Kcalo/ngày
C. 100 Kcalo/kg/ngày
D. 120Kcalo/kg/ngày
-
Câu 42:
Tỉ lệ đạm /mỡ /đường về nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ < 1 tuổi là:
A. 1/1/4
B. 1/1/3
C. 1/3/6
D. 1/2/4
-
Câu 43:
Chi Quyên sinh con đầu lòng. Sau khi sinh chi Quyên xuống sữa rất chậm, chị nhận được lời tư vấn như sau:
A. Hãy cho trẻ bú nhiều lần
B. Cho trẻ bú sữa bò trong lúc chờ đợi có sữa
C. Nặn sữa mẹ để cho cháu bú vì cháu bú yếu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 44:
Bé Chi 8 tháng tuổi, bú mẹ, đã ăn thêm từ 2 tháng nay với thịt cá và gạo, đậu. Mẹ bé Chi muốn có lời khuyên của BS về thành phần thức ăn cho cháu. Điều nào cần thiết nhất cho cháu hiện nay.
A. Ăn thêm các loại củ
B. Cho thêm mỗi tuần 2 quả trứng
C. Rau xanh và hoa quả
D. Bú thêm sữa bò
-
Câu 45:
Đối với trẻ ăn nhân tạo, có thể bắt đầu cho trẻ ăn các thức ăn khác ngoài sữa lúc trẻ:
A. 3 tháng
B. 4 tháng
C. 5 tháng
D. 6 tháng