1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chất kháng độc không đặc hiệu thường hay được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ngộ độc cấp là than hoạt.Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 2:
Chất kháng độc đặc hiệu trong trường hợp ngộ độc cấp thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ là Atropin .Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 3:
Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp có người bị chất độc tiếp xúc với da thì cần:
A. Cởi hết phần vải có chất độc.
B. Dội nhiều nước sạch trong 10 phút lên vùng da bị nhiễm độc.
C. Sau khi dội nước sạch thì rửa vùng da đó bằng xà phòng và nước nhưng không chà xát mạnh.
D. Làm lần lượt cả 3 việc trên.
-
Câu 4:
Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp trẻ uống nhầm hoá chất thì:
A. Móc họng cho trẻ nôn ra ngay.
B. Cho uống ngay 10ml/kg siro d’ipeca nếu có sẳn.
C. Tiến hành lần lượt 2 việc vừa nêu ở trên.
D. Cho trẻ uống sửa hay nước sạch trong khi chờ nhân viên y tế xử trí tiếp.
-
Câu 5:
Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị vôi vấy vào mắt thì nên rửa bằng:
A. Nước muối 9/1000.
B. Nước chanh pha loãng.
C. Nước sôi nguội.
D. Nước sạch
-
Câu 6:
Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị acid vấy vào mắt thì nên rửa bằng:
A. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách mắt 5 – 10 cm
B. Nước sôi nguội để khỏi gây bội nhiễm.
C. Vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ acid nếu không sẽ bị hư giác mạc.
D. Nước soda pha loãng để trung hoà ngay acid.
-
Câu 7:
Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị chất độc vấy vào mắt thì nên:
A. Dùng vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ chất độc.
B. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách mắt 5 – 10 cm
C. Chọn biện pháp nào đã nêu ở trên đều được cả
D. Rữa thật nhiều bằng nước nước sôi nguội.
-
Câu 8:
Trong trường hợp bị côn trùng độc cắn, chích hay đốt thì nên:
A. Cột thật chặt phần chi bên trên vết thương.
B. Dùng dao bén rạch rộng vết thương và nặn máu.
C. Làm garrot tĩnh mạch bên trên vết thương, rữa sạch vết thương với xà phòng và nước sạch và chờm lạnh tại chỗ trong khi chờ xử trí của nhân viên y tế.
D. Dùng miệng để hút độc tại chỗ.
-
Câu 9:
Biện pháp để dự phòng ngộ độc cấp hữu hiệu nhất là:
A. Tuyên truyền giáo dục để nhân dân ý thức được nguy cơ ngộ độc cấp và biết cách dự phòng
B. Nhà nước quản lý tốt các nguồn độc chất, hoá chất, thuốc
C. Nâng cao trình độ dân trí.
D. Phạt thật nặng những người bán hoá chất độc
-
Câu 10:
Tác nhân gây bệnh bạch hầu là:
A. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(-).
B. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(+).
C. Liên cầu khuẩn có giả mạc.
D. Vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae.
-
Câu 11:
Thuộc tính nào sau đây không phù hợp với vi khuẩn bạch hầu:
A. Hiếu khí.
B. Không di động, không tạo bào tử.
C. Phình to 1 hoặc 2 đầu như quả tạ.
D. Kết dính rất chặt với kháng thể vật chủ.
-
Câu 12:
Dựa vào các đặc điểm nào người ta chia vi khuẩn bạch hầu làm 3 biotypes:
A. Vi khuẩn bạch hầu di động rất tốt.
B. Vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim.
C. Hoạt tính tan huyết, lên men đường và các phản ứng sinh hóa.
D. Vi khuẩn nhạy cảm với acid và không chịu được nhiệt.
-
Câu 13:
Nguyên nhân gây viêm cơ tim trong bệnh bạch hầu là do:
A. Chủng vi khuẩn không tiết ra độc tố (tox +).
B. Chủng vi khuẩn tiết ra độc tố (tox +).
C. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với tụ cầu.
D. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với liên cầu có giả mạc.
-
Câu 14:
Liều dùng SAD nào sau đây không phù hợp trong các loại tổn thương do bạch hầu:
A. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Tổn thương khu trú ở da.
B. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Bạch hầu mũi, họng < 48 giờ.
C. 40. 000 – 60. 000 đơn vị: Bạch hầu họng, thanh quản.
D. 60. 000 – 80. 000 đơn vị: Bạch hầu ác tính + có triệu chứng cổ bò.
-
Câu 15:
Cách sinh bệnh của vi khuẩn bạch hầu qua các bước sau, ngoại trừ:
A. Vi khuẩn định vị ở niêm mạc đường hô hấp.
B. Vi khuẩn tiếp tục xâm nhập qua đường tiêu hóa và phát triển ở ruột non.
C. Vi khuẩn xâm nhập qua đường mũi, miệng.
D. Ủ bệnh 2-4 ngày ở niêm mạc đường hô hấp và có thể tiết độc tố.
-
Câu 16:
Muốn tìm vi khuẩn bạch hầu, cách tốt nhất là soi cấy dịch tiết ở mũi họng:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 17:
Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bạch hầu họng-amygdales như sau, ngoại trừ:
A. Sốt rất cao trên 410C.
B. Viêm họng.
C. Sốt vừa phải 38 – 3805C.
D. Màng giả xuất hiện trong vòng 1-2 ngày.
-
Câu 18:
Triệu chứng nào không phù hợp với bạch hầu họng – thanh quản dạng cổ bò:
A. Phù nề các mô mềm ở cổ.
B. Xuất huyết dưới da.
C. Lưỡi bựa và teo.
D. Xuất huyết tiêu hóa.
-
Câu 19:
Gián biệt bệnh bạch hầu họng với một số bệnh lý sau đây, ngoại trừ:
A. Viêm Amygdales có mủ.
B. Viêm họng do liên cầu tan huyết b nhóm A.
C. Bệnh nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân.
D. Dị vật đường thở.
-
Câu 20:
Điểm nào không phù hợp khi bắt buộc bệnh bạch hầu họng thanh quản phải nghỉ ngơi tại phòng bệnh và được theo dõi chặt chẽ.
A. Viêm cơ tim xảy ra sớm vào những ngày đầu tiên.
B. Viêm cơ tim có thể xảy ra muộn hơn sau 4 – 6 tuần của bệnh.
C. Do ảnh hưởng của độc tố bạch hầu gây liệt các chi.
D. Tỷ lệ viêm cơ tim khá cao từ 10 – 25%.
-
Câu 21:
Biến chứng thần kinh nào không tìm thấy do bệnh bạch hầu gây ra:
A. Liệt vận động khẩu cái 2 bên.
B. Liệt bó tháp 2 bên.
C. Liệt cơ vận nhãn.
D. Liệt ngoại biên một số chi.
-
Câu 22:
Người trong gia đình của một trẻ bị bạch hầu họng, nên sử dụng các loại thuốc sau:
A. Uống ampicilline trong 10 ngày.
B. Tiêm Vancomycine trong 5 ngày.
C. Tiêm phòng SAD.
D. Uống Erythromycine trong 10 ngày.
-
Câu 23:
Thuốc nào sau đây điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu:
A. Vancomycine + SAD.
B. Streptomycine + Chlorocide.
C. Penicilline + SAD.
D. Claforan + Corticoide.
-
Câu 24:
Khi thử test SAD (+) thì nên thực hiện 1 trong những biện pháp nào sau đây:
A. Chỉ định ngưng dùng SAD.
B. Chỉ sử dụng 1 / 4 tổng liều SAD đã cho.
C. Chia tổng liều SAD tiêm tỉnh mạch trong 7 ngày.
D. Áp dụng phương pháp giải mẫn cảm Bedreska.
-
Câu 25:
Trong vụ dịch, thông thường ổ chứa vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy:
A. Gà, vịt.
B. Khỉ, vượn.
C. Các loài chim.
D. Người.
-
Câu 26:
Một số đặc điểm về dịch tễ học của bệnh bạch hầu như sau, ngoại trừ:
A. Các loài khỉ, vượn, hầu nhân là ổ chứa vi khuẩn trong thiên nhiên.
B. Người là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu.
C. Bệnh lây truyền bởi chất tiết đường hô hấp khi tiếp xúc người lành mang trùng.
D. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh.
-
Câu 27:
Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có trọng lượng phân tử là 52. 000 Daltons và có 2 thành phần C và D.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 28:
Một trẻ bạch hầu họng thanh quản, chỉ định 40. 000 đơn vị SAD, nhưng gia đình chỉ mua được 20. 000 đơn vị. Vậy cách sử dụng nào sau đây là phù hợp:
A. Đợi 5 ngày sau mua đủ liều sẽ tiêm.
B. Tiêm ngay liều hiện có.
C. Tiêm ngay liều hiện có, nhưng nên tiêm tỉnh mạch trong 2 ngày.
D. Tiêm ngay liều hiện có và đợi 7 ngày sau mua thêm để tiêm đủ liều.
-
Câu 29:
Chỉ ra một điểm không phù hợp khi nói đến tính chất của độc tố bạch hầu:
A. Độc tố bị tiêu hủy bởi men amylase nước bọt và tụy.
B. Độc tố gây tổn thương bất kỳ cơ quan và mô nào trong cơ thể.
C. Một lượng rất nhỏ của độc tố có thể gây hoại tử ngoài da.
D. Độc tố khi đã ngấm vào tế bào thì kháng độc tố không có hiệu quả.
-
Câu 30:
Yếu tố nào liên quan đến sự hình thành dấu cổ bò trong bạch hầu họng thanh quản:
A. Vi khuẩn bạch hầu gây áp xe cơ ức đòn chủm.
B. Độc tố gây phản ứng hệ hạch bạch huyết và phù nề mô mềm vùng cổ.
C. Độc tố tạo nên áp xe vùng cơ cắn và cơ nhai.
D. Bội nhiễm tụ cầu, liên cầu gây nên viêm amygdales có mủ.
-
Câu 31:
Lâm sàng bệnh bạch hầu phụ thuộc vào diện tích màng giả, và lượng độc tố.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 32:
Những biểu hiện lâm sàng của bạch hầu thanh quản như sau, ngoại trừ:
A. Khàn giọng.
B. Tiếng ho ông ổng hoặc rồ.
C. Co kéo trên xương ức và khoảng gian sườn.
D. Khó thở nhanh nông.
-
Câu 33:
Khó thở trong bạch hầu thanh quản được gọi là khó thở từ từ:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 34:
Nêu lên một điểm không phù hợp khi nói đến viêm cơ tim trong bạch hầu họng thanh quản:
A. Viêm cơ tim có thể xảy ra trong bạch hầu thể nặng hoặc thể nhẹ.
B. Viêm cơ tim chỉ xảy ra khi có sự cộng sinh của liên cầu khuẩn.
C. Khi tổn thương màng giả lan rộng do vi khuẩn tiết độc tố tox (+).
D. Viêm cơ tim xảy ra khi trì hoản chỉ định kháng độc tố.
-
Câu 35:
Chỉ định nào là phù hợp đối với người lành mang trùng không có triệu chứng.
A. Không khuyến cáo sử dụng kháng độc tố bạch hầu.
B. Tiêm một liều biến độc tố bạch hầu.
C. Tiêm Penicilline liều cao trong 10 ngày.
D. Uống Erythromycine kết hợp với Corticoide trong 7 ngày.
-
Câu 36:
Dựa vào các điểm chính sau để tiên lượng bạch hầu họng thanh quản, ngọai trừ.
A. Mức độ lan rộng của màng giả.
B. Được chẩn đoán sớm và chính xác.
C. Đã được điều trị kháng sinh Ceftriaxone.
D. Tuổi và tính miễn dịch dịch của bệnh nhân.
-
Câu 37:
Chọn cách thử phản ứng SAD chính xác trước khi tiêm cho bệnh nhân bạch hầu:
A. Uống dung dịch SAD pha loảng 1/10 với nước muối sinh lý.
B. Tiêm tỉnh mạch dung dịch SAD pha loảng 1/10 với nước muối sinh lý.
C. Tiêm trong da dung dịch SAD pha loảng từ 1/10 đến 1/100.
D. Tiêm bắp sâu dung dịch SAD đã pha loảng từ 1/100 đến 1/1000.