1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong suy tim phải nước tiểu là:
A. Bình thường
B. ít
C. Nhiều muối
D. Có nhiều proteine
-
Câu 2:
Trong suy tim trái nước tiểu là:
A. Nhiều muối
B. Có nhiều proteine
C. ít muối
D. Có nhiều hồng cầu
-
Câu 3:
Chống chỉ định dùng Digoxin trong suy tim có kèm:
A. Nhịp nhanh trên thất
B. Nhịp nhanh thất
C. Rung nhĩ
D. Cuồng nhĩ
-
Câu 4:
Chọn đáp án đúng về Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng:
A. Giãn động mạch đơn thuần
B. Giãn tĩnh mạch đơn thuần
C. Giãn cả động mạch và tĩnh mạch
D. Giãn động mạch và co tĩnh mạch
-
Câu 5:
Nhóm thuốc giãn mạch nào dưới đây chỉ gây giãn tĩnh mạch đơn thuần:
A. Ức chế men chuyển
B. Nhóm nitrate
C. Hydralazine
D. Nitroprusside
-
Câu 6:
Ðể giảm nguy cơ ngộ độc khi sử dụng Digoxin cần phải cho thêm:
A. Canxi
B. Natri
C. Kali
D. Kẽm
-
Câu 7:
Ðiều trị suy tim cấp ở trẻ em Digoxin liều tấn công được cho:
A. Trong 4 giờ đầu
B. Trong 1 giờ đầu
C. Trong 12 giờ đầu
D. Trong 24 giờ đầu
-
Câu 8:
Khi có dấu hiệu ngộ độc Digoxin trên lâm sàng cần phải:
A. Giảm liều Digoxin xuống còn 1 nửa và cho thêm bicarbonat natri 14%
B. Không cần giảm liều, chỉ cần làm điện giải đồ để điều chỉnh Kali
C. Chỉ cần giảm liều xuống một nửa và tăng thêm lượng Kali
D. Ngừng ngay Digoxin, làm điện giải đồ và bù thêm kali và magné
-
Câu 9:
Dopamin hoặc Dobutamin thường được chỉ định trong điều trị suy tim khi:
A. Có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
B. Có thiểu niệu
C. Có kèm truỵ mạch
D. Thiếu máu nặng
-
Câu 10:
Nhưng nguyên nhân dưới đây thường gây suy tim cấp ở trẻ em, ngoại trừ:
A. Bệnh thấp tim
B. Thiếu vitamin B1
C. Viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp
D. Suy giáp
-
Câu 11:
Trẻ em khi mắc bệnh tim dễ bị suy tim cấp hơn người lớn là do, ngoại trừ:
A. Tim luôn phải làm việc nhiều hơn người lớn ngay cả khi nghỉ ngơi.
B. Khả năng co bóp của từng sợi cơ tim trẻ em cũng kém hơn người lớn.
C. Cơ tim trẻ em có ít sợi cơ để tạo lực và co cơ khi co bóp hơn người lớn.
D. Khả năng giãn nở của các tâm thất tốt hơn người lớn.
-
Câu 12:
Khi bị suy tim cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Tiểu ít
B. Mạch nhanh.
C. Chỉ số tim-ngực <50%.
D. Gan lớn đau.
-
Câu 13:
Khi bị suy tim trái trẻ em thường có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Khó thở thì thở vào.
B. Khó thở khi nằm.
C. Cơn kịch phát về đêm.
D. Có ran ẩm ở 2 đáy phổi.
-
Câu 14:
Khi bị suy tim do thiếu máu nặng chỉ định điều trị quan trọng nhất là:
A. Hồng cầu khối
B. Thuốc giãn mạch
C. Digoxin
D. Hồng cầu khối + Lợi tiểu
-
Câu 15:
Khám phản hồi gan tĩnh mạch cổ là không có giá trị để chẩn đoán suy tim ở:
A. Trẻ nhỏ
B. Trẻ lớn
C. Người già
D. Người lớn
-
Câu 16:
Tim to trên X.quang ngực thẳng ở trẻ lớn khi bị suy tim khi:
A. Chỉ số tim ngực > 0,6.
B. Chỉ số tim ngực > 0,55.
C. Chỉ số tim ngực > 0,50.
D. Chỉ số tim ngực > 0,45.
-
Câu 17:
Nguyên nhân nào dưới đây gây suy tim trái ở trẻ em:
A. Thông liên nhĩ
B. Tứ chứng Fallot
C. Còn ống động mạch
D. Hẹp van 2 lá
-
Câu 18:
Nguyên nhân nào dưới đây chỉ gây suy tim phải ở trẻ em:
A. Hẹp van động mạch phổi
B. Thông liên thất
C. Còn ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thất
-
Câu 19:
Phù trong suy tim có đặc điểm:
A. Phù trắng mềm ấn lõm.
B. Phù toàn
C. Phù chỉ ở mi mắt
D. Phù tím, mềm ấn lõm.
-
Câu 20:
Liều tấn công của Digoxin đường uống ở trẻ sơ sinh đủ tháng là:
A. 0,02 mg/kg/24 giờ
B. 0,03mg/ kg/ 24 giờ.
C. 0,04mg/ kg/ 24 giờ.
D. 0,03-0,04mg/ kg/ 24 giờ.
-
Câu 21:
Lasix là thuốc lợi tiểu thuộc nhóm:
A. Lợi tiểu giữ Kali
B. Lợi tiểu vòng
C. Lợi tiểu thẩm thấu
D. Thiazide
-
Câu 22:
Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả làm giảm tiền gánh trong suy tim:
A. Nằm tư thế Fowler.
B. Hạn chế muối nước.
C. Hạn chế protide
D. Dùng thuốc lợi tiểu
-
Câu 23:
Digoxin là thuốc được chỉ định trong trường hợp suy tim do thiếu máu nặng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Phù trong suy tim có đặc điểm là trắng mềm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Khi bị suy tim cấp ở trẻ em chưa được điều trị, dấu hiệu khó thở kèm dấu rút lõm lồng ngực luôn được tìm thấy.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Trong các xét nghiệm để chẩn đoán suy tim, X.quang tim-phổi thẳng đứng là có giá trị nhất để chẩn đoán suy tim ở trẻ em:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Trong các xét nghiệm để tìm nguyên nhân suy tim ở trẻ em, siêu âm tim là có giá trị nhất:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Trong suy tim nước tiểu có đặc điểm là nhiều muối:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Chống chỉ định dùng Digoxin trong suy tim có kèm rung nhĩ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Trọng lượng thận của trẻ sơ sinh bình thường khoảng:
A. 12gr
B. 22gr
C. 32gr
D. 40gr
-
Câu 31:
Theo H.Seipelt thì chiều dài của thận tương đương độ dài của:
A. 2 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
B. 3 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
C. 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
D. 3-4 đốt sống thắt lưng đầu tiên tùy theo nam hay nữ
-
Câu 32:
Tỷ lệ giữa vỏ và tủy thận ở trẻ sơ sinh là:
A. 1:1
B. 1:2
C. 1:3
D. 1:4
-
Câu 33:
Số lượng Nephron có ở mỗi thận là:
A. 103
B. 104
C. 105
D. 106
-
Câu 34:
Trong Nephron ở trẻ sơ sinh phần phát triển tương đối mạnh hơn hết là:
A. Ống lượn gần
B. Ống lượn xa
C. Quai Henle
D. Cầu thận
-
Câu 35:
Sự phân bố máu ở thận trẻ sơ sinh đồng đều cho cả phần tủy cũng như phần vỏ thận:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Số đài thận ở mổi thận:
A. 3-5
B. 7-9
C. 10-12
D. 13-15
-
Câu 37:
Niệu quản trẻ sơ sinh có đặc điểm đi ra từ bể thận:
A. Một cách vuông góc và dài ngoằn ngoèo dễ bị xoắn
B. Thành một góc tù và dài ngoằn ngoèo dễ bị xoắn
C. Một cách vuông góc và ngắn nên khó bị gấp
D. Một góc tù và ngắn nên khó bị gấp
-
Câu 38:
Dung tích bàng quang của trẻ em phụ thuộc vào:
A. Tuổi và yếu tố sinh lý (thức hay ngủ)
B. Tuổi và yếu tố thần kinh
C. Lượng nước uống vào nhiều hay ít
D. Lượng nước tiểu đái ra ít hay nhiều
-
Câu 39:
Đám rối thần kinh bàng quang hình thành từ:
A. Chùm thần kinh đuôi ngựa
B. Đám rối hạ vị và các dây thần kinh cùng S3-S4
C. Dây thần kinh phế vị
D. Dây thần kinh tọa
-
Câu 40:
Thận hoạt động bài tiết nước tiểu và chất lạ từ ngay sau sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 41:
Chức năng thận trẻ em tương tự như ở người lớn từ ngay sau sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 42:
Cầu thận có nhiệm vụ:
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc huyết tương
C. Hấp thu nước và các chất điện giải
D. Tái hấp thu nước và các chất điện giải
-
Câu 43:
Ống thận có nhiệm vụ bài tiết và tái hấp thu nước - điện giải và các chất cần thiết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 44:
Số lần đi tiểu trung bình trong ngày của trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
A. Nhỏ hơn 10 lần
B. 10-15 lần
C. 15-20 lần
D. 20-25 lần
-
Câu 45:
Chức năng bài tiết creatinin của thận trẻ em:
A. Tương đương như người lớn
B. Tăng dần theo tuổi
C. Phụ thuộc vào chiều cao
D. Phụ thuộc vào cân nặng