1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bé Hồng, 1,5 tháng tuổi, đến trạm xá khám vì ho, chảy mũi nước 2 ngày nay. Nhiệt độ lúc trẻ đến khám là 36 độ 5 ( nhiệt hậu môn), tần số thở của trẻ là 60 lần/ ph lúc đếm lần đầu, đếm lần thứ hai là 55 lần/ ph, có rút lõm lồng ngực rõ. Phân loại và xử trí?
A. Ho và cảm lạnh.
B. Viêm phổi, chăm sóc và điều trị tại nhà.
C. Viêm phổi nặng, chuyển viện
D. Bệnh rất nặng, chuyển viện.
-
Câu 2:
Cháu Hương, 1 tháng tuổi, được mẹ bế đến trạm xá khám vì ho. Lúc khám trẻ có các dấu hiệu sau: nhiệt độ 35 độ, ho nhẹ, bú kém, TST 55lần/ ph, có dấu RLLN. Hãy xếp loại và xử trí.
A. Viêm phổi nặng, chuyển viện.
B. Ho và cảm lạnh.
C. Viêm phổi, chăm sóc và điều trị tại nhà.
D. Bệnh rất nặng, chuyển viện
-
Câu 3:
Cháu Thanh, 20 tháng tuổi, được mẹ bế đến trạm xá khám vì co giật. Lúc khám trẻ có các dấu hiệu sau: nhiệt độ 39 độ, ho nhẹ, uống được, tỉnh táo,TST 55lần/ ph, có dấu RLLN. Hãy xếp loại và xử trí?
A. Viêm phổi rất nặng, chuyển viện.
B. Viêm phổi, chăm sóc và điều trị tại nhà.
C. Viêm phổi nặng, chuyển viện.
D. Bệnh rất nặng, chuyển viện.
-
Câu 4:
Bé Dung, 10 tháng tuổi được đưa đến trạm xá khám vì chảy mủ tai 14 ngày nay. Lúc khám cháu không sốt, TST 40lần/ phút, có dấu rút lõm lồng ngực nhẹ. Phân loại và xử trí?
A. Viêm phổi nặng, chuyển viện.
B. Viêm tai giữa cấp, cho kháng sinh.
C. Viêm tai giữa cấp, làm khô tai, cho kháng sinh.
D. Viêm tai giữa mãn, làm khô tai, cho kháng sinh.
-
Câu 5:
Bé Hà, 20 tháng tuổi được đưa đến trạm xá khám vì chảy mủ tai 10 ngày nay. Lúc khám cháu sốt 39 độ, TST 30 lần/ phút, có dấu rút lõm lồng ngực nhẹ. Phân loại và xử trí theo ARI.
A. Viêm tai giữa cấp, làm khô tai, cho Amoxicilline
B. Viêm tai giữa cấp, làm khô tai.
C. Viêm tai giữa mãn, làm khô tai, cho kháng sinh.
D. A và C đều đúng.
-
Câu 6:
Kháng sinh nào sau đây được TCYTTG khuyến cáo sử dụng trong viêm phổi nặng và bệnh rất nặng tại tuyến y tế cơ sở?
A. Cefotaxime.
B. Ceftriazole.
C. Chloramphenicol
D. Cefuroxime.
-
Câu 7:
Kháng sinh nào sau đây được TCYTTG khuyến cáo sử dụng trong viêm phổi và viêm tai giữa cấp tại tuyến y tế cơ sở năm 2000?
A. Ampicilline và Cefaleuxine.
B. Bactrim và Cefaleuxine.
C. Chloramphenicol
D. Amoxicilline và Bactrim.
-
Câu 8:
Kháng sinh nào sau đây được TCYTTG khuyến cáo sử dụng trong viêm tai xương chủm tại tuyến y tế cơ sở trước khi chuyển viện năm 2000?
A. Cefotaxime
B. Chloramphenicol.
C. Ceftriazole.
D. Cefuroxime.
-
Câu 9:
Hen được định nghĩa là:
A. Một sự viêm của khí đạo kết hợp sự co thắt cơ trơn
B. Một hội chứng viêm mãn tính của khí đạo kết hợp với sự hạn chế khí lưu thông trong khí đạo
C. Một hội chứng viêm mãn tính của khí đạo kết hợp với sự tăng phản ứng của khí đạo
D. Một sự co thắt của khí đạo kết hợp sự phù nề và tăng tiết chất nhầy trong phế quản
-
Câu 10:
Yếu tố nguy cơ làm dễ bị tử vong trong bệnh hen trẻ em gồm:
A. Sự nghèo khó
B. Mẹ hút thuốc lá (hơn ½ gói mỗi ngày)
C. Thường bị phơi nhiễm với dị ứng nguyên và nhiễm khuẩn hô hấp ở thời kỳ thơ ấu.
D. Không đánh giá đúng mức độ nặng của hen
-
Câu 11:
Yếu tố nguy cơ dễ mắc hen gồm các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Tuổi mẹ dưới 20 khi sinh trẻ
B. Cân nặng lúc sinh <2500gr
C. Mẹ hút thuốc lá (hơn ½ gói mỗi ngày)
D. Không tuân thủ điều trị
-
Câu 12:
Tỷ lệ hiện mắc của bệnh hen trên thế giới thay đổi tùy theo vùng và giao động trong khoảng: 1.4a
A. 0-15 %
B. 15-30%
C. 30-35%
D. 0-30%
-
Câu 13:
Cung phản xạ trục là:2.1b
A. Cung phản xạ của hệ phó giao cảm tại nhu mô phổi
B. Cung phản xạ có thụ thể nằm ở phế nang.
C. Cung phản xạ có trung tâm là các hạch phó giao cảm tại não
D. Cung phản xạ có nhánh hướng tâm đi đến các cơ trơn
-
Câu 14:
Dị ứng nguyên quan trọng nhất trong môi trường là:
A. Nấm mốc
B. Phấn hoa
C. Lông chó, mèo.
D. Bụi nhà
-
Câu 15:
Thành phần gây dị ứng quan trọng nhất trong bụi nhà là:
A. Nấm mốc.
B. Xác gián bị phân huỷ
C. Loài ve acariens
D. Lông chó, mèo
-
Câu 16:
Hen dị ứng là loại hen:
A. Xảy ra trên các trẻ có cơ địa dị ứng
B. Thường có tiền sử gia đình hen hoặc dị ứng
C. Có test da dương tính với mọi dị ứng nguyên
D. Câu A và B đúng
-
Câu 17:
Sau khi ngưng nuôi chó mèo, các dị ứng nguyên của chúng vẫn tiếp tục tồn tại đến:
A. 2-3 tháng
B. 3-4 tháng
C. 4-5 tháng
D. 5-6 tháng
-
Câu 18:
Thành phần gây dị ứng chủ yếu của loài ve acariens là:
A. Nước bọt
B. Phân
C. Độc tố
D. Xác phân hủy
-
Câu 19:
Loại virus hợp bào hô hấp có thể gây hen thông qua cơ chế:
A. Kích thích hệ trực giao cảm
B. Gây nên đáp ứng tăng IgE đặc hiệu đối với nó
C. Làm mất quân bình hệ thần kinh thực vật
D. Phản ứng gây độc tế bào
-
Câu 20:
Các rối loạn tâm lý, cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh hen bằng cách:
A. Làm cho hen khó điều trị hơn
B. Làm cho bệnh hen nặng lên
C. Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể
D. Làm mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật
-
Câu 21:
Việc cuối cùng cần làm để quyết định một dị ứng nguyên là thủ phạm gây hen là:
A. Test da
B. Định lượng IgE đặc hiệu
C. Định lượng IgE toàn phần
D. Test gây hen thử với dị ứng nguyên nghi ngờ
-
Câu 22:
Trong số các loại virus, loại nào sau đây có liên quan mật thiết với hen trẻ em:
A. Virus hợp bào hô hấp (RSV)
B. Adenovirus
C. Rhinovirus
D. Influenzae virus.
-
Câu 23:
Một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp rất khó chẩn đoán phân biệt với hen trẻ em là:
A. Lao sơ nhiễm có hạch chèn phế quản.
B. Viêm tiểu phế quản cấp
C. Giãn phế quản
D. Viêm phế quản cấp.
-
Câu 24:
Hen không dị ứng có thể thông qua các cơ chế:
A. Mất cân đối của hệ thần kinh thực vật
B. Sự kích thích thụ thể của phản xạ trục bởi các kích thích không đặc hiệu
C. Trào ngược dạ dày thực quản
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 25:
Dấu hiệu gợi ý hen do trào ngược dạ dày thực quản:
A. Điều trị hen thông thường không giải quyết được một cách dứt khoát
B. Trẻ chậm lên cân do chán ăn
C. Hay nôn trớ về đêm
D. Trẻ hay bị ho và sò sè ban ngày
-
Câu 26:
Đặc điểm của thể hen ẩn ở trẻ em là:
A. Trẻ ho nhiều vào ban ngày
B. Đáp ứng tốt với theophyllin
C. Đáp ứng tốt với các thuốc chủ vận beta 2 giao cảm
D. Nghe được ran rít và ran ngáy lúc trẻ ho
-
Câu 27:
Máy đo lưu lượng đỉnh:
A. Rất có ích để xác định mức độ tổn thương khí đạo
B. Giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn của hệ thống khí đạo do hen
C. Dùng được ở mọi lứa tuổi
D. Khó áp dụng vì quá đắt tiền
-
Câu 28:
Định lượng IgE đặc hiệu cho phép:
A. Chẩn đoán mức độ nặng của hen
B. Xác định dị ứng nguyên gây hen
C. Xác định cơ địa dị ứng
D. Xác định những dị ứng nguyên gây mẫn cảm
-
Câu 29:
Một dị ứng nguyên có thể được xem là thủ phạm gây hen khi:
A. Có tiền sử lên cơn mỗi lần tiếp xúc
B. Có sự gia tăng IgE toàn phần đối với dị ứng nguyên đó
C. Có test da dương tính với loại dị ứng nguyên đó
D. Câu A và C đúng
-
Câu 30:
Biểu hiện nào sau đây không gợi ý hen dị ứng:
A. Có tiền sử hen hoặc dị ứng của bản thân và gia đình
B. Cơn hen có liên quan với sự tiếp xúc với một hoặc nhiều dị ứng nguyên
C. Cơn xuất hiện từ từ và đáp ứng không triệt để với thuốc giãn phế quản
D. Thường đáp ứng nhanh và toàn diện với các thuốc dãn phế quản
-
Câu 31:
Về mặt lâm sàng, viêm tiểu phế quản cấp khác hen ở điểm, ngoại trừ:
A. Xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
B. Diễn biến cấp tính với ho nhiều và khó thở
C. Thông khí phổi giảm nặng
D. Tự lui bệnh sau 7 ngày
-
Câu 32:
Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu:
A. Có tên là RAST
B. Có tên là Prick test
C. Giúp chẩn đóan xác định dị ứng nguyên gây hen
D. Nên thực hiện trước khi làm test da
-
Câu 33:
Test lẫy da (prick test) là test:
A. Rất đắt tiền
B. Rất khó thực hiện
C. Ít có giá trị
D. Có thể thay thế cho định lượng IgE đặc hiệu
-
Câu 34:
Trong bệnh hen, sự tăng bạch cầu đa nhân ái toan có ý nghĩa khi số lượng:
A. > 200 bạch cầu/mm3
B. > 300 bạch cầu/mm3
C. > 400 bạch cầu/mm3
D. > 500 bạch cầu/mm3
-
Câu 35:
Thăm dò có giá trị tương đương với đo lưu lượng đỉnh trong đánh giá mức độ tắc nghẽn khí đạo là: 3.15c
A. Đo dung tích sống
B. Đo thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu
C. Đo thể tích thở thường
D. Đo thể tích cặn chức năng
-
Câu 36:
Chi tiết nào không đúng khi đo lưu lượng đỉnh:
A. Trẻ phải ở tư thế đứng
B. Trẻ hít vào thật đầy lồng ngực trước khi thổi vào máy
C. Thổi tòan bộ lượng khí trong phổi vào máy trong 30 giây
D. Thổi 3 lần và chọn kết quả cao nhất
-
Câu 37:
Định lượng IgE toàn phần cho phép:
A. Xác định cơ địa dị ứng
B. Xác định dị ứng nguyên gây hen
C. Tiên lượng độ nặng của hen
D. Quyết định chế độ điều trị
-
Câu 38:
Muốn khẳng định một dị ứng nguyên là thủ phạm gây hen cần phải có:
A. Test gây hen thử dương tính
B. Test RAST dương tính
C. IgE tòan phần tăng mạnh
D. Câu A và B đúng
-
Câu 39:
Để xác định hen do trào ngược dạ dày thực quản cần thăm dò:
A. Nội soi dạ dày
B. Chụp TOGD
C. Đo pH phần dưới thực quản
D. Câu B, C đúng
-
Câu 40:
Để phát hiện thể hen ẩn cần:3.20c
A. Đo lưu lượng đỉnh ngày 2 lần
B. Đo lưu lượng đỉnh trước và sau nghiệm pháp gắng sức
C. Khám phổi tìm ran ngáy rít về đêm
D. Cho bệnh nhi tiếp xúc với không khí lạnh
-
Câu 41:
Các nội dung chính trong giáo dục bệnh nhân và bố mẹ gồm:
A. Sinh lý bệnh của bệnh hen
B. Các yếu tố làm nặng và tiên lượng của hen
C. Cách tránh các yếu tố làm khởi động cơn hen
D. Câu B và C đúng
-
Câu 42:
Nguyên tắc của giải mẫn cảm trong hen dị ứng là:
A. Đưa vào cơ thể các chất làm biến đổi dị ứng nguyên
B. Đưa vào cơ thể những chất làm ức chế đáp ứng dị ứng
C. Đưa vào cơ thể những chất ngăn chặn sự xâm nhập của dị ứng nguyên vào cơ thể.
D. Đưa vào cơ thể từng lượng nhỏ dị ứng nguyên tăng dần theo thời gian
-
Câu 43:
Những thành tựu mới giúp kiểm soát tốt hơn bệnh hen dị ứng là:
A. Sự ra đời của các thuốc ức chế phóng hạt và kháng leucotriens
B. Các thuốc điều trị hen được đưa vào cơ thể chủ yếu bằng đường hít
C. Corticoid dùng theo đường hít nhằm kiểm soát tình trạng viêm mãn do dị ứng trong hen
D. Câu B và C đúng
-
Câu 44:
Để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi điều trị hen bằng các dạng thuốc bình xịt định liều (MDI), cần:
A. Cho trẻ hít đồng bộ với lúc xịt thuốc
B. Cần đảm bảo đúng liều lượng quy định
C. Súc miệng sau mỗi lần dùng thuốc
D. Phải dùng kèm bầu hít
-
Câu 45:
Biện pháp cuối cùng để điều trị hen cấp nặng là:
A. Sử dụng salbutamol nhỏ giọt tĩnh mạch.
B. Sử dụng hydrocortisone TM
C. Sử dụng hô hấp viện trợ
D. Sử dụng theophyllin TM