1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một số tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán thấp tim là:
A. Sốt, viêm khớp, tiền sử thấp tim.
B. Sốt, đau khớp, viêm họng.
C. Sốt, viêm khớp, bệnh tim do thấp.
D. Sốt, đau khớp, tiền sử thấp tim.
-
Câu 2:
Một số bằng chứng nhiễm liên cầu chuẩn:
A. ASLO tăng, tiền sử viêm họng.
B. ASLO giảm, cấy dịch họng (+).
C. ASLO tăng, mới bị tinh hồng nhiệt.
D. ASLO giảm, mới bị tinh hồng nhiệt.
-
Câu 3:
Đặc điểm của ban vòng trong thấp tim:
A. Xuất hiện ở mặt, thân và chi.
B. Xuất hiện ở mặt, thân và lòng bàn tay chân.
C. Xuất hiện ở thân mình và gốc chi.
D. Chỉ xuất hiện ở mặt.
-
Câu 4:
Lứa tuổi nào sau đây không bị bệnh thấp tim.
A. 0-2 tuổi
B. 5-8 tuổi
C. 8-10 tuổi
D. 10-12 tuổi
-
Câu 5:
Múa giật là tổn thương thấp ở:
A. Hệ thần kinh trung ương.
B. Hệ thần kinh ngoại biên.
C. Hệ cơ-xương-khớp.
D. Hệ tim mạch.
-
Câu 6:
Thuốc điều trị phổ biến nhất để chống nhiễm khuẩn trong bệnh thấp tim là:
A. Erythromycine.
B. Penicilline.
C. Cephalexin.
D. Bactrim.
-
Câu 7:
Thuốc chống viêm dùng trong thấp tim (viêm tim) là:
A. Aspirin.
B. Piroxicam.
C. Corticoide.
D. Alaxan.
-
Câu 8:
Thuốc chống viêm dùng trong thấp tim (chưa viêm tim) là:
A. Alaxan.
B. Aspirin.
C. Corticoide.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 9:
Giảm liều corticoide trong thấp tim dựa vào lâm sàng và:
A. Đoạn PQ trong ECG.
B. Fibrinogen.
C. Tốc độ lắng máu.
D. Công thức máu.
-
Câu 10:
Thấp tim là bệnh:
A. Viêm lan tỏa tổ chức liên kết.
B. Gây tổn thương ở thận, khớp, da.
C. Khởi bệnh với nhức đầu, viêm da mủ.
D. Hay gặp lứa tuổi 1 - 15 tuổi.
-
Câu 11:
Các týp hay gặp của LCK nhóm A trong thấp tim:
A. 1, 3, 5, 6.
B. 3, 5, 7, 9.
C. 2, 4, 6, 8.
D. 12, 14, 16, 18.
-
Câu 12:
Tiêu chuẩn Jones cải tiến để chẩn đoán thấp tim là:
A. Hai tiêu chuẩn chính
B. Một chính, hai phụ
C. Hai chính + bằng chứng nhiễm LCK.
D. Một chính, một phụ + bằng chứng nhiễm LCK.
-
Câu 13:
Tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh thấp tim là:
A. Nam bị mắc bệnh gấp 2 lần nữ
B. Nữ bị mắc bệnh gấp 2 lần nam
C. Nam và nữ mắc bệnh ngang nhau
D. Nam bị mắc bệnh gấp 1,5 lần nữ
-
Câu 14:
Đặc điểm của viêm tim trong bệnh thấp tim có:
A. Tiếng tim bình thường.
B. Tim to, tiếng thổi rõ.
C. Tiếng clắc mở van.
D. Huyết áp kẹp
-
Câu 15:
Đặc điểm của viêm khớp trong bệnh thấp tim là:
A. Viêm toàn bộ các khớp.
B. Sưng, nóng, đỏ, đau.
C. Di chuyển từ khớp này sang khớp khác trong thời gian trên 1 tháng.
D. Khi lành có giới hạn cử động ít.
-
Câu 16:
Đặc điểm của múa giật trong bệnh thấp tim là:
A. Xảy ra sau 1 tháng nhiễm LCK.
B. Thường gặp ở trẻ trai.
C. Cơn múa giật có tự chủ.
D. Tăng khi vận động, gắng sức, xúc động.
-
Câu 17:
Mùa nào sau đây dễ gây bệnh RAA nhất.
A. Đông Xuân
B. Thu Đông
C. Xuân Hạ
D. Hè Thu
-
Câu 18:
Tổn thương ban đầu nào là quan trọng nhất trong bệnh RAA:
A. Viêm họng cấp
B. Viêm da mủ
C. Chốc đầu
D. Đinh râu
-
Câu 19:
Trong bệnh thấp tim, hai tiêu chuẩn chính hay gặp trên lâm sàng là:
A. Viêm tim, múa giật
B. Viêm khớp, múa giật
C. Viêm tim, viêm khớp
D. Ban vòng, viêm tim
-
Câu 20:
Yếu tố nguy cơ nào sau đây không bệnh RAA:
A. Nhà ở ẩm thấp
B. Thiếu vệ sinh
C. Cơ địa dị ứng
D. Mẹ bị bệnh đái đường
-
Câu 21:
Thời gian điều trị Erythromycine trong phòng thấp cấp I là:
A. 10 ngày
B. 1 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 22:
Thời gian phòng thấp cấp II cho trẻ bị thấp tim (không viêm tim) là:
A. Ít nhất là 3 năm
B. Ít nhất là 1 năm
C. Ít nhất là 1 tháng
D. Ít nhất là 5 năm
-
Câu 23:
Trong bệnh thấp tim, tổn thương viêm tim hay gặp là:
A. Viêm nội tâm mạc
B. Viêm ngoại tâm mạc
C. Viêm cơ tim
D. Viêm nội tâm mạc + viêm cơ tim
-
Câu 24:
Trong bệnh thấp tim, đặc điểm của hạt dưới da (hạt Meynet) là:
A. Sưng nóng đỏ
B. Ấn rất đau
C. Ấn không đau
D. Tồn tại suốt đời
-
Câu 25:
Trong bệnh thấp tim, cơ múa giật tăng khi:
A. Ngủ
B. Ăn cơm
C. Viết bài
D. Bị chú ý, xúc động
-
Câu 26:
Trong bệnh thấp tim, các van tim hay bị tổn thương là:
A. Van 2 lá, van 3 lá
B. Van 2 lá, van động mạch chủ
C. Van 2 lá, van động mạch phổi
D. Van động mạch phổi, động mạch chủ
-
Câu 27:
Nguyên tắc điều trị bệnh thấp tim:
A. Chống nhiễm khuẩn, chống sốc.
B. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, nghỉ ngơi.
C. Điều chỉnh điện giải.
D. Chống sốc.
-
Câu 28:
Thời gian điều trị Benzathine Penicilline trong phòng thấp cấp II ở trẻ em đa số là:
A. 1 mũi/ 2 tuần
B. 1 mũi/ 3 tuần
C. 1 mũi/ 4 tuần
D. 1 mũi/ 5 tuần
-
Câu 29:
Trong điều trị phòng thấp cấp II trẻ em, ở thể lâm sàng chưa viêm tim thì thời gian phòng thấp ít nhất là:
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 5 năm
D. Đến 21 tuổi
-
Câu 30:
Điều cần thiết khi hướng dẫn bà mẹ phòng ngừa bệnh thấp tim:
A. Nên ở thành phố
B. Nên ở nhà lầu
C. Giữ vệ sinh môi trường sống
D. Uống thuốc khi thời tiết thay đổi
-
Câu 31:
Một trong những cách phòng ngừa bệnh thấp tim là:
A. Súc họng miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
B. Uống kháng sinh khi thời tiết thay đổi
C. Không nên chơi thể thao nhiều
D. Tránh bị nhiễm trùng da
-
Câu 32:
Bé gái 7 tuổi, van đau khớp gối, nên hướng dẫn bà mẹ: Cho uống Corticoide.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Khi trẻ đã được chẩn đoán bệnh thấp tim (chưa viêm tim), lúc ra viện nhớ nhắc bà mẹ: Tái khám đúng hẹn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Một trong những cách hướng dẫn bà mẹ phòng ngừa bệnh thấp tim là: Tránh bị nhiễm trùng da.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Một trong những cách hướng dẫn bà mẹ phòng ngừa bệnh thấp tim là: Uống kháng sinh khi thời tiết thay đổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Một trong những cách phòng ngừa bệnh thấp tim là: Không nên đi du lịch vào mùa đông.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Theo OMS, thiếu máu khi lượng hemoglobin giảm ở trẻ từ 6 tháng - 6 tuổi như sau:
A. Hb dưới 90 g/L.
B. Hb dưới 100 g/L.
C. Hb dưới 110 g/L.
D. Hb dưới 120 g/L.
-
Câu 38:
Thiếu máu khi lượng hemoglobin giảm ở trẻ từ 6 tuổi - 14 tuổi (Theo OMS):
A. Hb dưới 90 g/L.
B. Hb dưới 110 g/L
C. Hb dưới 100 g/L.
D. Hb dưới 120 g/L
-
Câu 39:
Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ với sắt huyết thanh giảm chúng ta có thể thấy trong trường hợp sau:
A. Thiếu máu do nhiễm trùng.
B. Thiếu máu do huyết tán.
C. Thiếu máu do rối loạn tổng hợp HEM.
D. Thiếu máu do nhiễm độc chì.
-
Câu 40:
Sắt là yếu tố vi lượng quan trọng cho cuộc sống nhưng nó chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể bằng:
A. 0,005% trọng lượng cơ thể
B. 0,010% trọng lượng cơ thể
C. 0,015% trọng lượng cơ thể
D. 0,020% trọng lượng cơ thể
-
Câu 41:
Trong 100ml máu có 15g Hb%, sắt chứa khoãng:
A. 50mg sắt.
B. 100mg
C. 150mg
D. 200 mg
-
Câu 42:
Trong 500ml máu có 15g Hb%, sắt chứa khoãng:
A. 550mg
B. 450mg
C. 350mg
D. 250mg
-
Câu 43:
Thiếu máu thiếu sắt trẻ em thường gặp ở lứa tuổi sau:
A. < tháng tuổi
B. 6 tháng - 2 tuổi
C. 1 tuổi - 3 tuổi
D. 2 tuổi - 3 tuổi
-
Câu 44:
Thiếu máu thiếu sắt trẻ em ở trẻ < 5 tuổi có tần suất mắc bệnh từ:
A. < 30%
B. 30- <40 %
C. 40-60%
D. > 60%
-
Câu 45:
Thiếu máu do giảm sinh bao gồm, ngoại trừ:
A. Thiếu máu thiếu sắt.
B. Thiếu máu do thiếu acid folic.
C. Thiếu máu do thiếu protein.
D. Thiếu máu do giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần.