1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tư thế nằm nên đặt cho một trẻ đang bị co giật là:
A. Tư thế His.
B. Tư thế Trendelenburg.
C. Tư thế Fowler.
D. Tư thế nằm nghiêng cả người qua một bên, đầu cao 20 – 30 độ, cổ ngửa
-
Câu 2:
Khi đang đi trên đường mà gặp một trẻ mới bị xe tông, đang co giật toàn thân và hôn mê thì cần lập tức làm ngửa cổ trẻ tối đa để giữ thông đường thở trên. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 3:
Khi trẻ bị co giật thì nên đặt trẻ nằm tư thế đầu thấp để chống tụt kẹt não đồng thời để tránh hít sặc. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 4:
Khi trẻ bị co giật thì việc gì sau đây không nên làm:
A. Đặt trẻ nằm tư thế thẳng, đầu cao 20 – 30 độ, cổ ngửa
B. Cho thở oxy.
C. Nới rộng quần áo cho trẻ dễ thở.
D. Lấy 1 cái đè lưỡi để ngáng răng, đề phòng trẻ cắn lưỡi.
-
Câu 5:
Khi đứa trẻ chỉ co giật nhẹ ở đầu chi, vẫn tỉnh táo, thì việc nên làm là:
A. Lấy 1 cái đè lưỡi để ngáng răng, đề phòng trẻ cắn lưỡi.
B. Nới rộng quần áo cho trẻ dễ thở
C. Trấn an gia đình và quan sát diễn tiến của cơn.
D. Cho thở oxy.
-
Câu 6:
Tại tuyến y tế cơ sở, biện pháp được chương trình IMCI khuyến cáo để cắt cơn co giật là:
A. Tiêm tĩnh mạch chậm 0,2 –0,3 mg/kg Diazepam.
B. Tiêm bắp 10 mg/kg Phenobarbital.
C. Đặt toạ dược phenobarbital.
D. Thụt giữ hậu môn 0,5 mg/kg Seduxen.
-
Câu 7:
Khi khai thác bệnh sử và tiền sử của một trẻ bị co giật, ta cần nhớ chìa khoá mã nào sau đây:
A. I SPOUT A VEIN.
B. I CUT A DIIP VEIN.
C. O! BE CALM.
D. VIP - PS.
-
Câu 8:
Ở nước ta, trước một trẻ bị co giật mà có kèm sốt, thì điều đầu tiên cần nghỉ đến để xác định hay loại trừ là:
A. Co giật do sốt cao.
B. Động kinh.
C. Chấn thương sọ não.
D. Tất cả các nguyên nhân vừa nêu trên đều chưa thực chính xác.
-
Câu 9:
Trước một trẻ bị co giật mà có kèm tiêu chảy và sốt cao, thì cần nghi ngờ đến khả năng nào sau đây, ngoại trừ:
A. Co giật do sốt cao
B. Lỵ trực trùng
C. Co giật do hạ Natri máu
D. Co giật do hạ Kali máu
-
Câu 10:
Trước một trẻ 10 tuổi bị co giật mà có kèm sốt cao và xuất huyết dưới da, thì cần nghi ngờ đến khả năng nào sau đây, ngoại trừ:
A. Sốt Dengue xuất huyết.
B. Co giật do sốt cao.
C. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu.
D. Xuất huyết não màng não do giảm tỷ lệ prothrombin.
-
Câu 11:
Trước một trẻ 40 ngày tuổi bị co giật mà có kèm sốt và xuất huyết dưới da, thì cần nghi ngờ đến khả năng nào sau đây, ngoại trừ:
A. Viêm màng não mũ.
B. Nhiễm trùng huyết.
C. Xuất huyết não màng não do giảm tỷ lệ prothrombin.
D. Sốt Dengue xuất huyết, co giật do sốt cao.
-
Câu 12:
Trước một trẻ 3 tuổi bị sốt đã 15 ngày; hôm nay lên cơn co giật có kèm hôn mê và dấu bóc vỏ não, cân nặng 8 kg; thì cần nghi ngờ đến khả năng nào sau đây, ngoại trừ:
A. Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn.
B. Hôn mê hạ đường máu đến muộn / một bệnh lý khác gây sốt.
C. Co giật do sốt cao.
D. Viêm màng não lao.
-
Câu 13:
Trước một trẻ 3 tuổi bị sốt đã 35 ngày; hôm nay lên cơn co giật có kèm hôn mê và dấu bóc vỏ não, cân nặng 8 kg ; nếu chỉ được chọn lựa 4 xét nghiệm, thì sẽ không chọn xét nghiệm nào sau đây:
A. Công thức máu.
B. Điện giải đồ.
C. Đường máu.
D. Sinh hoá và tế bào nước não tuỷ.
-
Câu 14:
Loại rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất gây co giật ở trẻ em nước ta là:
A. Hạ Natri máu do ỉa chảy.
B. Tăng Natri máu.
C. Hạ Calci máu.
D. Hạ đường máu.
-
Câu 15:
Nếu co giật xảy ra đột ngột ở một trẻ mà ngày trước đó khoẻ, không có sốt, thì cần nghĩ đến nguyên nhân nào, ngoại trừ:
A. Bệnh động kinh.
B. Ngộ độc cấp.
C. Chấn thương đầu.
D. Lao màng não.
-
Câu 16:
Mục đích cần đạt được khi hỏi bệnh và khám lâm sàng cho một trẻ bị co giật là xác định cho được, ngoại trừ:
A. Trình độ văn hoá.
B. Các yếu tố thuận lợi gây co giật.
C. Loại kinh giật.
D. Hậu quả của cơn co giật.
-
Câu 17:
Một trẻ 5 tuổi, mẹ khai trẻ có cơn co giật, mà khởi đấu là nhấp nháy mi mắt bên trái, sau đó là giật mép môi trái, rồi giật cơ nữa mặt trái sau đó là cả nửa người bên trái. Cơn kéo dài 1 phút thì hết. Trẻ vẫn tỉnh táo. Phân loại nào sau đây là chính xác nhất:
A. Cơn co giật cục bộ có đạo hành Bravais-Jackson.
B. Cơn nữa thân.
C. Cơn cục bộ vận động đơn giản Bravais-Jackson.
D. Cơn cục bộ vận động đơn giản.
-
Câu 18:
Một trẻ 10 tuổi, mẹ khai trẻ có cơn co giật, mà khởi đấu là các ngón tay trái co cứng trong vòng 30 giây rồi co giật, cơn co giật càng lúc càng nhanh và mạnh rồi lan rộng dần ra khắp nửa thân, khi đó trẻ vẫn tỉnh. Phân loại nào sau đây là chính xác nhất:
A. Cơn co giật cục bộ có đạo hành Bravais-Jackson.
B. Cơn cục bộ vận động đơn giản Bravais-Jackson.
C. Cơn cục bộ vận động đơn giản.
D. Cơn nữa thân.
-
Câu 19:
Một trẻ 8 tuổi, mẹ khai hai hôm nay, có nhiều lần mẹ thấy trẻ dùng tay phải mân mê nút áo, vẻ mặt ngơ ngác, mẹ phải gọi đến 2-3 lần trẻ mới trả lời lại. Mẹ hỏi trẻ tại sao mân mê nút áo thì trẻ bảo không biết gì hết. Cơn này nên được phân loại là:
A. Cơn vắng ý thức không điển hình.
B. Cơn tâm thần vận động.
C. Cơn cục bộ phức tạp với triệu chứng tâm thần vận động.
D. Không thuộc xếp loại nào kể trên cả.
-
Câu 20:
Một trẻ gái 5 tuổi, mẹ khai gần đây có khi cháu đang ăn cơm thì ngừng nhai, vẻ mặt ngơ ngác; hai mắt nhìn sửng vào khoảng không; rồi vài giây sau trẻ tiếp tục nhai cơm lại. Hiện tượng đó lập đi lập lại nhiều lần. Cơn này nên được phân loại là:
A. Cơn cục bộ phức tạp với triệu chứng tâm thần vận động.
B. Cơn vắng ý thức điển hình.
C. Cơn vắng ý thức không điển hình.
D. Không thuộc xếp loại nào kể trên cả.
-
Câu 21:
Một trẻ trai 6 tháng tuổi, mẹ khai từ 5 hôm nay mẹ thấy có những lúc trẻ đang nằm thì 2 tay và 2 chân hơi co lại, đầu hơi nhấc lên khỏi giường, thường xảy ra thành hồi 5 - 10 cái, mỗi cái cách nhau 2 - 10 giây. Cơn này nên được phân loại là:
A. Hội chứng West.
B. Cơn cục bộ phức tạp với triệu chứng tâm thần vận động.
C. Cơn toàn thể.
D. Cơn vắng ý thức điển hình
-
Câu 22:
Trong đêm trực, một bà mẹ hớt hải bồng một trẻ 2 tuổi chạy vào phòng cấp cứu, bạn nhìn thấy trẻ đang co giật nhẹ môi bên trái, nhưng vẫn thở đều, hồng hào, mạch rõ, tay ấm, không có dấu xuất huyết bất thường và không thiếu máu. Việc nên làm là:
A. Cắt ngay cơn giật bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 mg/kg Seduxen.
B. Tiêm tĩnh mạch ngay 0,5 - 1 g Glucose/kg.
C. Nên làm cả 3 việc trên.
D. Trấn an bà mẹ, hỏi bệnh sử rồi khám lâm sàng cẩn thận trước khi có bất kỳ quyết định nào khác.
-
Câu 23:
Trong đêm trực, một bà mẹ hớt hải bồng một trẻ 3 tuổi chạy vào phòng cấp cứu, bạn nhìn thấy ngay là trẻ đang co giật toàn thân, hai mắt nhìn ngước, miệng sùi bọt mép, môi tím tái. Trước hết ta cần:
A. Đặt trẻ nằm ngửa cổ nhẹ lui sau, hút sạch chất tiết mũi-hầu họng và cho thở oxy.
B. Tiêm tĩnh mạch ngay 0,5g Glucose/kg.
C. Tiêm tĩnh mạch chậm 0, 1mg/kg Lorazepam.
D. Trấn an bà mẹ, hỏi bệnh sử rồi khám lâm sàng cẩn thận trước khi có bất kỳ quyết định nào khác.
-
Câu 24:
Trong đêm trực, một bà mẹ hớt hải bồng một trẻ 3 tuổi chạy vào phòng cấp cứu, bạn nhìn thấy ngay là trẻ đang co giật toàn thân, hai mắt nhìn ngước, miệng sùi bọt mép, môi tím tái. Việc nên làm đầu tiên là tiêm tĩnh mạch chậm 0, 1mg/kg Lorazepam để cắt ngay cơn giật. Điều đó đúng hay sai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Trong đêm trực, một bà mẹ hớt hải bồng một trẻ 2 tuổi chạy vào phòng cấp cứu, bạn nhìn thấy trẻ đang co giật nhẹ môi bên trái, nhưng vẫn thở đều, hồng hào, mạch rõ, tay ấm, không có dấu xuất huyết bất thường và không thiếu máu. Việc nên làm ngay là đặt trẻ nằm ngửa cổ nhẹ lui sau, hút sạch chất tiết mũi-hầu họng và cho thở oxy. Điều đó đúng hay sai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Mục đích của việc chăm sóc trẻ bị bệnh động kinh tại nhà ngoài cơn không phải là:
A. Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn.
B. Tránh được những nguy cơ gây tử vong tiềm tàng.
C. Làm sao cho bệnh nhân có thể duy trì được những sinh hoạt bình thường trong đời sống.
D. Hạn chế các hoạt động của trẻ.
-
Câu 27:
Cần giải thích và hướng dẫn cho bố mẹ của các cháu bị động kinh những điều nào sau đây, ngoại trừ:
A. Cần tránh cho trẻ những kích xúc tình cảm, các stress.
B. Cần tránh cho trẻ các tình trạng mệt mỏi.
C. Cần ngăn cấm trẻ chơi mọi môn thể thao.
D. Cần tránh tiếng động mạnh và ánh sáng nhấp nháy.
-
Câu 28:
Việc nào sau đây không phải là mục đích của việc theo dõi một trẻ bị động kinh là:
A. Theo dõi các biến chứng của kinh giật.
B. Theo dõi mức độ tăng giảm của cơn để điều chỉnh liều thuốc chống động kinh.
C. Theo dõi biến chứng của điều trị.
D. Theo dỏi sự phát triển thể chất của trẻ.
-
Câu 29:
Trước khi quyết định sử dụng thuốc chống động kinh thì cần có chẩn đoán xác định, mà tốt nhất là có EEG vì lý do nào sau đây, ngoại trừ lý do:
A. Các thuốc chống động kinh đều đắt tiền.
B. Tất cả các thuốc chống động kinh đều có khả năng gây độc.
C. Tất cả các thuốc chống động kinh đều có một số tác dụng phụ nhất định
D. Một số thuốc chống động kinh do ngành tâm thần quản lý, phải có đơn thuốc độc mới mua được.
-
Câu 30:
Nếu trẻ lên cơn động kinh cơn lớn tại nhà, khuyến cáo gia đình không nên làm việc nào sau đây:
A. Đặt trẻ nằm tư thế thẳng, đầu cao 20 – 30 độ, cổ ngửa nhẹ lui sau.
B. Đặt một cán thìa hay cái đè lưỡi gỗ để ngáng răng, đề phòng trẻ cắn lưỡi.
C. Nới rộng quần áo cho trẻ dễ thở.
D. Đặt trẻ nằm ở chỗ thoáng khí.
-
Câu 31:
Theo khuyến cáo của chương trình IMCI thì có thể điều trị tại tuyến cơ sở những trường hợp kinh giật nào sau đây:
A. Tất cả trẻ bị kinh giật đầu tiên mà chỉ giật khu trú nhẹ.
B. Các trường hợp kinh giật do sốt cao mà nguyên nhân gây sốt đã được xác định ví dụ lỵ trực trùng.
C. Các trường hợp kinh giật tái diễn không có sốt đã được chẩn đoán xác định là động kinh trước đó tại bệnh viện.
D. Không trường hợp nào nêu trên có thể giữ lại ở tuyến cơ sở cả.
-
Câu 32:
Sơ sinh dễ mắc nhiễm trùng vì có thể hít dịch tiết âm đạo mẹ có vi khuẩn rồi vi khuẩn ngấm vào da gây bệnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Yếu tố nguy cơ cao của bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm do vi khuẩn truyền bằng đường mẹ - thai:
A. Mẹ bị ngứa âm hộ không rõ nguyên nhân trước sinh
B. Bàn tay chăm sóc của nhân viên y tế không vệ sinh
C. Mẹ bị nấm âm đạo
D. Mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu 15 ngày trước sinh không được điều trị kháng sinh
-
Câu 34:
Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh thường xuất hiện:
A. Sau sinh 48 giờ
B. Sau sinh 72 giờ
C. Sau sinh 84 giờ
D. Sau sinh 96 giờ
-
Câu 35:
Đặc điểm của nhiễm trùng mắc phải sau sinh là:
A. Triệu chứng giống nhiễm trùng sơ sinh sớm
B. Điểm khởi phát tại chỗ
C. Triệu chứng nhiễm trùng huyết
D. Nổi vân tím toàn thân
-
Câu 36:
Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần, mẹ bị nhiễm trùng huyết nặng, sau đẻ 1 giờ trẻ xuất hiện suy hô hấp, chẩn đoán trường hợp này:
A. Suy hô hấp do bệnh màng trong
B. Suy hô hấp do nhiễm trùng sơ sinh sớm
C. Chẩn đoán phân biệt giữa một suy hô hấp do bệnh màng trong và viêm phổi của nhiễm trùng sơ sinh sớm
D. Suy hô hấp do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh
-
Câu 37:
Nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện là:
A. Qúa nhiều trẻ sinh ra ở nhà hộ sinh
B. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thấp yếu nhẹ cân bằng dung dịch Glucose 5%
C. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thấp yếu nhẹ cân bằng dung dịch Glucose 10%
D. Không lau chùi lồng kính
-
Câu 38:
Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần thai, được nuôi dưỡng dịch chuyến và kháng sinh kết hợp 3 loại Claforan, Ampicilline, Gentamycine để điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm, từ ngày thứ 4 trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau (không có trong 3 ngày đầu sau đẻ): thở nhanh, bụng chướng, phân xanh nhầy. Chẩn đoán nghi ngờ trong trường hợp này là:
A. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh tiêu điểm đường hô hấp
B. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh tiêu điểm đường tiêu hóa
C. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện tiêu điểm đường tiêu hóa
D. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện tiêu điểm đường hô hấp
-
Câu 39:
Một trong những dạng lâm sàng điển hình của nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai:
A. Viêm vú
B. Viêm rốn
C. Ỉa chảy
D. Suy hô hấp viêm phổi
-
Câu 40:
Cháu bé sơ sinh bị bệnh viêm màng não mủ ngày thứ 2 sau sinh. trẻ này thuôc bệnh:
A. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh
B. Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai
C. Nhiễm trùng hệ thống thần kinh
D. Bệnh lý nhiễm trùng
-
Câu 41:
Một trẻ sơ sinh đủ tháng có những yếu tố nguy cơ trong tiền sử nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. Lâm sàng cần phải theo dõi dấu hiệu chính:
A. Thân nhiệt, bú nôn, thức tỉnh
B. Nhịp tim, nhịp thở
C. Nhịp thở, trưong lực cơ, vận động nhiều hay ít
D. Màu sắc phân, màu sắc da
-
Câu 42:
Dịch ối xanh phân su là yếu tố nguy cơ cao của nhiễm trùng sơ sinh sớm sớm truyền bằng đường mẹ - thai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 43:
Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai thường khó. Trong một số trường hợp cần phải cho điều trị dù triệu chứng lâm sàng chưa rõ. Cần phải cho điều trị khi có:
A. Yếu tố nguy cơ chính trong tiền sử.
B. Yếu tố nguy cơ phụ trong tiền sử, CTM máu có số lượng bạch cầu 20.000/mm3
C. Không có yếu tố nguy cơ trong tiền sử, CRP làm12 giờ đầu có kết quả bất thường
D. Có yếu tố nguy cơ, xét nghiệm cận lâm sàng âm tính
-
Câu 44:
Một trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm (mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu do E.Coli trong 3 tháng cuối trước khi sinh), trong trường hợp này chọn lựa kháng sinh cho điều trị:
A. PNC
B. PNC + Gentamycine
C. Ampicilline + Gentamycine
D. Claforan +Amoxilline
-
Câu 45:
Một trẻ sơ sinh đẻ non 34 tuần thai, đươc theo dõi nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ-thai, được điều trị kháng sinh kết hợp 2 loại Ampicilline và Gentamycine, sau 3 ngày điều trị, các kết quả xét nghiệm làm lúc mới sinh đều âm tính, trong tình huống này về điều trị cần:
A. Tiếp tục điều trị kháng sinh cho đủ 5 ngày
B. Tiếp tục điều trị kháng sinh cho đủ 7 ngày
C. Ngưng ngay kháng sinh
D. Cho kháng sinh tiếp tục để dự phòng nhiễm trùng