1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hình ảnh đầu xương dài bị khoét hình đáy chén trong bệnh còi xương thường gặp ở lứa tuổi:
A. < 6 tháng.
B. 6-18 tháng.
C. 18-24 tháng.
D. > 2 tuổi.
-
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương:
A. Nhà ở chật chội.
B. Trẻ sống ở nông thôn
C. Trẻ hay bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp
D. Trẻ sống ở vùng nhiều sương mù
-
Câu 3:
Thời gian điều trị bệnh còi xương sớm thể cổ điển chủ yếu dựa vào:
A. Lượng phosphatase kiềm trong máu.
B. Lượng Phospho máu.
C. X quang xương.
D. Lượng Ca++ máu.
-
Câu 4:
Các biến dạng xương hay gặp trong bệnh còi xương sớm là:
A. Lồng ngực hình ức gà.
B. Tay cán vá
C. Chi cong hình chữ X, chữ O.
D. Biến dạng hộp sọ: bươú trán, bướu đỉnh.
-
Câu 5:
Trong bệnh còi xương Phosphatase kiềm:
A. Tăng chậm và ít trong thể còi xương sớm.
B. Tăng nhanh và sớm ở cả 2 thể còi xương cổ điển và còi xương sớm
C. Hồi phục chậm sau điều trị Vitamin D.
D. Chỉ tăng trong còi xương thể cổ điển.
-
Câu 6:
Liệu trình tấn công điều trị vitamin D để điều trị còi xương thể cổ điển là:
A. 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.
B. 6000đv/tuần uống liên tục trong 3-5 tuần.
C. 10.000đv/ngày uống liên tục trong 5-8 tháng.
D. 1000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tháng.
-
Câu 7:
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ:
A. Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin D 400 đv / ngày cho đến tuổi biết đi.
B. Từ tháng thứ 2 cho trẻ uống vitamin D 100.000 đv/ mỗi tháng cho đến 15 tuổi.
C. Từ ngay sau sinh cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv.
D. Chỉ nên cho vitamin D phòng bệnh còi xương khi trẻ sinh non.
-
Câu 8:
Trẻ da đen, da nâu ít có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn trẻ da trắng. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Để phòng bệnh còi xương, cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv và uống sữa can xi 0,5 g /ngày.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Thời gian điều trị tấn công vitamin D trong còi xương thể cổ điển và còi xương sớm phụ thuộc vào hình ảnh x – quang xươngdài. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Vitamin D có nhiều trong sữa mẹ nhưng sữa bò có rất ít, vì vậy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không bị còi xương. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Trẻ ăn nhiều chất bột sớm dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không hoà tan làm cho sự hấp thu Ca ở ruột bị giảm. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là không đúng về hậu quả sự thiếu hụt thiamin:
A. Rối loạn trong việc dẫn truyền thần kinh.
B. Tăng lượng acid pyruvic và acid lactic trong máu.
C. Giảm lượng acid adénylic và CO2 trong máu.
D. Phù nề tổ chức và giảm khả năng sử dụng O2 của tế bào.
-
Câu 14:
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân của bệnh thiếu vitamin B1:
A. Ăn gạo xát trắng.
B. Tiêu chảy gây kém hấp thu.
C. Dùng thuốc lợi tiểu dài ngày.
D. Ăn thức ăn có ít men thiaminase.
-
Câu 15:
Thể suy tim cấp do thiếu vitamin B1 thường gặp ở lứa tuổi:
A. 1-2 tháng.
B. 2-4 tháng.
C. 4-6 tháng.
D. 6-8 tháng.
-
Câu 16:
Khi bị thiếu vitamin B1 cơ quan bị tổn thương đầu tiên sẽ là:
A. Thần kinh.
B. Cơ tim.
C. Gan
D. Thận.
-
Câu 17:
Ở phụ nữ đang cho con bú, nhu cầu vitamin B1 tăng:
A. Gấp 6-7 lần.
B. Gấp 4-5 lần
C. Gấp 8-10 lần.
D. Gấp > 10 lần.
-
Câu 18:
Những thực phẩm và những yếu tố sau cung cấp nhiều vitamin B1, ngoại trừ:
A. Sữa mẹ.
B. Nấm men
C. Thịt mỡ lợn
D. Hạt đậu các loại.
-
Câu 19:
Sự hấp thu vitamin B1 sẽ bị giảm nếu:
A. Tăng acid chlohydric của dạ dày.
B. Giảm nhu động ruột.
C. Giảm lượng muối mật ở trong ruột.
D. Tiêu chảy.
-
Câu 20:
Sự sản xuất vitamin B1 của vi khuẩn tại đại tràng sẽ bị giảm khi có các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ:
A. Chế độ ăn quá nghèo chất bột.
B. Ứ đọng thức ăn tại ruột.
C. Dùng kháng sinh
D. Nhiễm khuẩn tại đại tràng.
-
Câu 21:
Khi vo gạo quá kỹ hoặc nấu cơm để sôi quá lâu thì lượng vitamin B1 bị mất:
A. 20%.
B. 30%.
C. 40%.
D. 50%
-
Câu 22:
Nhận định nào sau đây về nhu cầu vitamin B1 là không đúng:
A. Chế độ ăn nhiều chất bột cần nhiều vitamin B1.
B. Chế độ ăn có tỷ lệ cân đối giữa các chất bột, đạm, béo cần rất ít vitamin B1.
C. Nhu cầu vitamin B1 giảm theo tuổi
D. Khi sốt cao cơ thể cần nhiều vitamin B1
-
Câu 23:
Trước khi có biểu hiện lâm sàng của suy tim cấp do thiếu vitamin B1, trẻ có dấu hiệu báo trước nhưng thường bị bỏ qua, đó là:
A. Tiêu chảy.
B. Vật vã, khóc dữ dội từng cơn.
C. Tiểu nhiều.
D. Sốt nhẹ.
-
Câu 24:
Thiếu vitamin B1 ở trẻ > 1 tuổi thường biểu hiện lâm sàng bằng thể:
A. Thể mất tiếng.
B. Thể màng não.
C. Thể nhẹ.
D. Thể suy tim cấp.
-
Câu 25:
Khi bị suy tim cấp do thiếu vitamin B1 cần phải điều trị tấn công vitamin B1 với liều tiêm tĩnh mạch ban đầu là:
A. 10 mg.
B. 15 mg.
C. 20 mg
D. 25 mg
-
Câu 26:
Để đề phòng bệnh thiếu vitamin B1, biện pháp tốt là giáo dục dinh dưỡng, nhưng lời khuyên nào sau đây là không chính xác:
A. Cho trẻ bú sữa non vì trong sữa non có rất nhiều vitamin B1.
B. Mẹ không được kiêng ăn rau xanh, thịt cá sau sinh.
C. Không nuôi trẻ < 4 tháng bằng bột ngũ cốc.
D. Khi nấu cơm không để cơm sôi quá lâu
-
Câu 27:
Thể suy tim cấp do thiếu vitamin B1 thường gặp ở trẻ nhũ nhi từ 2-4 tháng. Trẻ thường có biểu hiện bị sốt trước đó. Khởi phát bệnh đột ngột với triệu chứng khó thở, tím tái. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Vitamin B1 dễ bị phá hủy bởi nhiệt, môi trường trung tính hoặc kiềm và dễ dàng được chiết xuất từ thực phẩm bằng cách luộc. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Trong suy tim do thiếu vitamin B1, sau điều trị vitamin B1 liều tấn công vẫn tiếp tục cho liều duy trì vitamin B1 bằng đường tiêm bắp cho trẻ trong thời gian 2 tuần. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Đối với suy tim cấp do thiếu vitamin B1, thuốc duy nhất sử dụng là vitamin B1 tiêm tĩnh mạch. Chống chỉ định cho lợi tiểu và digitalis vì sẽ làm cho bệnh cảnh suy tim nặng nề hơn. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Niêm mạc miệng trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị bệnh nấm là do:
A. Niêm mạc thô, khô, có nhiều mạch máu.
B. Niêm mạc mềm mại, ướt, có nhiều mạch máu.
C. Niêm mạc mềm mại, khô, có nhiều mạch máu.
D. Niêm mạc mềm mại, khô, có ít mạch máu.
-
Câu 32:
Bú là một phản xạ:
A. Có điều kiện, không bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ không điều kiện, trung tâm của nó ở hành tủy.
B. Không điều kiện, bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện, trung tâm của nó ở hành tủy.
C. Không điều kiện, bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện, trung tâm của nó ở thân não.
D. Có điều kiện, không bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ không điều kiện, trung tâm của nó ở cầu não.
-
Câu 33:
Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức:
A. X = 1/3 chiều cao cơ thể + 6.5 cm.
B. X = 1/4 chiều cao cơ thể + 6.4 cm.
C. X = 1/5 chiều cao cơ thể + 6.3 cm.
D. X = 1/6 chiều cao cơ thể + 6.2 cm.
-
Câu 34:
Về hình thái, dạ dày trẻ em có đặc điểm:
A. Thường nằm ngang và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc.
B. Thường nằm ngang và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc.
C. Thường nằm dọc và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm ngang.
D. Thường nằm dọc và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm ngang.
-
Câu 35:
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh, dễ bị nôn trớ sau khi ăn là do:
A. Cơ thắt dưới của thực quản, cơ thắt tâm vị, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
B. Cơ thắt dưới của thực quản còn non yếu, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển tốt và đóng rất chặt.
C. Cơ thắt dưới của thực quản phát triển mạnh, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
D. Cơ thắt dưới của thực quản còn non yếu, cơ thắt tâm vị phát triển mạnh, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
-
Câu 36:
Bình thường, pH dịch vị trẻ em vào khoảng:
A. 0,8 - 2,8.
B. 3,8 - 5,8.
C. 6,8 - 8,8.
D. 9,8 - 11,8.
-
Câu 37:
Ở trẻ bú mẹ, 25% sữa được hấp thụ ở dạ dày là do trong dịch vị có các men:
A. Amylase, Tryptease.
B. Lactase, Trypsin.
C. Enterokinase, Invertin.
D. Lipase, Labferment.
-
Câu 38:
Những đặc điểm nào của ruột sau đây làm cho trẻ dễ bị xoắn ruột:
A. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng dài và kém di động.
B. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và kém di động.
C. Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng ngắn và kém di động.
D. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động.
-
Câu 39:
Labferment là loại men tiêu hóa có nhiều ở ruột:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 40:
Các vi khuẩn chí ở ruột không có vai trò nào sau đây:
A. Làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
B. Tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường.
C. Hạn chế sự tan rữa sản phẩm độc.
D. Tham gia tổng hợp vitamin D.
-
Câu 41:
Lactase là enzyme được sản xuất chủ yếu bởi tụy:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 42:
Ở trẻ từ 3-7 tuổi, trong điều kiện bình thường, có thể sờ được gan dưới bờ sườn phải:
A. 1 cm.
B. 2 cm.
C. 3 cm.
D. 4 cm.
-
Câu 43:
Gan trẻ em không có chức phận nào sau đây:
A. Tham gia trao đổi protide, glucide, lipide và các vitamin.
B. Tạo ra và bài tiết mật.
C. Sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai.
D. Tiết ra các men trypsin, lipase, amylase, maltase.
-
Câu 44:
Đặc điểm giải phẫu nào sau đây của ruột không phải là yếu tố thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:
A. Mạc treo ruột di động nhiều.
B. Niêm mạc ruột có nhiều nhung mao.
C. Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn.
D. Niêm mạc ruột có nhiều mạch máu.
-
Câu 45:
Nguyên nhân nôn gây nên bởi dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa thường biểu hiệu ở thời kỳ:
A. Sơ sinh
B. Bú mẹ
C. Nhà trẻ
D. Thiếu niên