1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Listeria monocystogene là nguyên nhân thường gặp gây viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Nguyên nhân vi khuẩn nào thường gặp gây viêm màng não mủ trẻ em dưới 6 tháng tuổi:
A. Liên cầu
B. H .Influenzae
C. Phế cầu
D. Não mô cầu
-
Câu 3:
Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghi ngờ viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh:
A. Vàng da, lách to, chảy máu
B. Tam chứng màng não, Kernig (+)
C. Bỏ bú, nôn, suy hô hấp, vàng da
D. Bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ, gan lách to
-
Câu 4:
Triệu chứng nào sau đây ở trẻ bú mẹ khiến ta nghi ngờ có viêm màng não mủ:
A. Sốt, táo bón, nhức đầu
B. Sốt, chướng bụng, lơ mơ
C. Lơ mơ, đờ đẩn, táo bón, nôn vọt, chướng bụng
D. Lơ mơ, rên è è, mắt nhìn sững, xanh tái, co giật
-
Câu 5:
Bệnh cảnh nào của viêm màng não mủ có thể kèm theo suy tuần hoàn cấp:
A. Viêm màng não mủ do H .Influenzae
B. Viêm màng não mủ do não mô cầu
C. Choáng do thừa nước và tăng tiết ADH
D. Sốt cao kéo dài, không khống chế được
-
Câu 6:
Một trẻ bị viêm màng não mủ, Dấu hiệu nào sau đây có nguy cơ trầm trọng:
A. Sốt > 400C, co giật toàn thân
B. Nhợt nhạt, xanh xao, nhiễm độc,tím tái đầu chi
C. Vàng da, xuất huyết tiêu hóa
D. Hôn mê độ II
-
Câu 7:
Xét nghiệm nào sau đây cho phép xác định tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ nhanh nhất:
A. Nhuộm Gram cặn lắng NNT7
B. Điện di miễn dịch ngược dòng NNT
C. Cấy NNT trên môi trường thạch máu
D. Phản ứng ngưng kết hạt Latex có gắn sẳn kháng thể đơn dòng
-
Câu 8:
Biến đổi đặc trưng của NNT trong viêm màng não mủ chưa được điều trị:
A. Protein tăng, đường giảm, bạch cầu tăng chủ yếu là lymphocyte
B. Protein tăng, đường giảm, bạch cầu tăng chủ yếu là trung tính
C. Protein bình thường, bạch cầu tăng chủ yếu là trung tính, đường giảm
D. Protein tăng, đường bình thường, bạch cầu tăng, Clor tăng
-
Câu 9:
Hình ảnh NNT nào sau đây phù hợp với viêm màng não mủ:
A. Áp lực bình thường, bạch cầu tăng vừa, protein giảm, đường tăng
B. Áp lực tăng, bạch cầu tăng chủ yếu trung tính, protein tăng, đường giảm
C. Nước trong, bạch cầu cao chủ yếu là lympho, protein tăng, đường giảm
D. Nước đỏ, Protein tăng,đường tăng, bạch cầu bình thường
-
Câu 10:
Nếu viêm màng não mủ do H. Influenzae thì soi tươi NNT có thể thấy:
A. Trực trùng Gram (+)
B. Trực trùng Gram (-)
C. Song cầu Gram (+)
D. Song cầu Gram (-)
-
Câu 11:
Theo IMCI phân loại Bệnh rât nặng có sốt là có liên quan đến Viêm màng não trẻ em ở tuyến y tế cơ sở:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Theo IMCI dấu chứng nào sau đây có liên quan đến Viêm màng não ở tuyến y tế cơ sở:
A. Co giật, li bì
B. Vật vã, kích thích
C. Mạch nhanh và yếu
D. Đau tai, chảy mủ tai
-
Câu 13:
Tình huống nào sau đây nghi ngờ viêm màng não mủ ở tuyến y tế cơ sở:
A. Ho và thở rít
B. Sốt và chấm xuất huyết trên da, chảy máu mũi
C. Sốt và thóp phồng
D. Sốt và phát ban toàn thân
-
Câu 14:
Theo IMCI phân loại nào sau đây phải chuyển bệnh viện:
A. Sốt rét
B. Sởi biến chứng mắt, miệng
C. Thiếu máu
D. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
-
Câu 15:
Kết quả nước não tủy nào sau đây phù hợp với viêm màng não mủ:
A. Nước trong, bạch cầu 120 con, lympho 80%, protein 1,2g/l
B. Nước đỏ hồng, hồng cầu 327.000/mm3, bạch cầu 250/mm3, trung tính 60%, protein 1,5g/l, đường 2,1mmol/l.
C. Nước mờ, bạch cầu 960/mm3, trung tính 80%, protein 2,1g/l, đường 1,5mmol/l.
D. Nước trong, bạch cầu 02/mm3.
-
Câu 16:
Kết quả nước não tủy nào sau đây là viêm màng não mủ:
A. Nước trong, bạch cầu 10/mm3 toàn lympho.
B. Mờ, bạch cầu 150/mm3, trung tính 60%, nhuộm Gram có trực trùng gram (-), protein 0,54g/l
C. Mờ, bạch cầu 180/mm3, trung tính 60%, protein 0,98g/l, đường 2,4mmol/l.
D. Nước hồng mờ, bạch cầu 128/mm3, hồng cầu 145.000/mm3, protein 2,1g/l.
-
Câu 17:
Nếu viêm màng não mủ do phế cầu thì soi tươi nước não tủy có thể thấy vi khuẩn có hình dạng song cầu Gram (-).
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Kháng sinh nào được ưu tiên chọn lựa đối với viêm màng não mủ trẻ em ngoaì diện sơ sinh:
A. Penicillin
B. Gentamycin
C. Ampicillin
D. Ceftriaxon
-
Câu 19:
Đối với Listeria monocytogenes gây viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh, kháng sinh chọn lựa là:
A. Penicillin
B. Gentamycin
C. Ampicillin
D. Ceftriaxon
-
Câu 20:
Phù não là nguyên nhân gây tử vong do viêm màng não mủ trong điều trị 24 giờ đầu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Hãy chọn lựa các phương án điều trị chống phù não đúng trong bệnh viêm màng não mủ:
A. Chống co giật, kháng sinh, dexamethasone 5-10mg/kg/ngày
B. Nằm đầu thấp, hạ sốt, dịch chuyền.
C. Hạ sốt, kháng sinh, a chymotrypsin.
D. Hạ sốt, chống co giật, hạn chế truyền dịch, dexamethasone 0,15mg/kg/6 giờ/lần trong 4 ngày đường tĩnh mạch.
-
Câu 22:
Biến chứng nào sau đây có thể gặp trong điều trị 24 giờ đầu viêm màng não mủ:
A. Vàng da
B. Xuất huyết tiêu hóa
C. Suy hô hấp
D. Tràn mủ dưới màng cứng
-
Câu 23:
Biến chứng nào sau đây là biến chứng xa cuả viêm màng não mủ:
A. Tràn mủ dưới màng cứng
B. Tràn dịch phúc mạc
C. Xuất huyết não thất
D. Động kinh
-
Câu 24:
Biến chứng nào sau đây có thể phát hiện qua siêu âm thóp ở những trẻ bị viêm màng não mủ còn thóp:
A. Tắt mạch máu não
B. Tăng áp nội sọ
C. Phù não
D. Tràn dịch dưới màng cứng
-
Câu 25:
Một trẻ đang điều trị viêm màng não mủ. Triệu chứng nào sau đây gợi ý có tụ mủ dưới màng cứng:
A. Sốt, nôn, ho, khó thở
B. Hết sốt, phù gai thị, vòng đầu dãn
C. Có dấu màng não, liệt khu trú
D. Sốt dao động, co giật khu trú, liệt khu trú
-
Câu 26:
Hãy chọn một vaccin phòng bệnh Viêm màng não mủ:
A. BCG
B. BH_HG_UV
C. Sabin
D. Hib
-
Câu 27:
Chịu trách nhiệm điều hòa nhiệt độ sinh lý của cơ thể là chức năng của:
A. Võ não
B. Hạ khâu não
C. Trung tâm điều nhiệt
D. Vùng đồi thị
-
Câu 28:
Chất gây sốt nội sinh:
A. Có trọng lượng phân tử 85.000 dalt
B. Do tế bào lymphocytes tiết ra
C. Sản sinh từ các bạch cầu đa nhân, đại thực bào
D. Phụ thuộc các kháng sinh điều trị
-
Câu 29:
Giai đoạn sốt tăng trẻ có các biểu hiện sau ngoại trừ:
A. Co mạch ngoại biên
B. Da nhợt nhạt
C. Lạnh, rét run
D. Vã mồ hôi
-
Câu 30:
Chỉ một biểu hiện không phải là hậu quả xấu của sốt:
A. Gây vỡ hồng cầu
B. Gây kiềm hô hấp
C. Mất nước và điện giải
D. Gây vàng da
-
Câu 31:
Khi sốt nhiệt độ cơ thể không thể tăng lên mãi vì:
A. Chất gây sốt nội sinh có giới hạn
B. Tác nhân gây sốt ngoại lai bị loại bỏ ngay
C. Điểm ngưỡng thân nhiệt có giới hạn
D. Cơ thể tạo ra chất có tác dụng hạ sốt khi có sốt
-
Câu 32:
Kiểu sốt trên lâm sàng của bệnh sốt rét là:
A. Sốt cao liên tục
B. Sốt cao giao động
C. Sốt từng cơn
D. Sốt hồi quy
-
Câu 33:
Các bệnh lý nhiễm khuẩn nào sau đây không gây sốt cao:
A. Lỵ trực trùng
B. Viêm phổi do tụ cầu
C. Bệnh bạch hầu
D. Bệnh tả
-
Câu 34:
Bệnh lý virus nào sau đây không gây sốt cao:
A. Quai bị
B. Coxakie A, B
C. Virus cúm
D. Virus HIV
-
Câu 35:
Bệnh lý nào sau đây không gây sốt kéo dài:
A. Bệnh Hodgkin
B. Cytomegalovirus trên bệnh nhân suy miễn dịch
C. Bệnh thương hàn
D. Sốt xuất huyết Dengue
-
Câu 36:
Theo IMCI phân loại nào sau đây cần chuyển bệnh viện:
A. Sởi biến chứng mắt
B. Sốt rét
C. Bệnh rất nặng có sốt
D. Viêm phổi
-
Câu 37:
Theo IMCI phân loại nào sau đây là giữ bệnh nhân điều trị tại tuyến y tế cơ sở:
A. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
B. Sởi biến chứng nặng
C. Thiếu máu nặng
D. Sốt giống sốt rét
-
Câu 38:
Một trẻ 8 tháng tuổi, khám lại 2 ngày sau vì viêm phổi, trẻ vẫn còn sốt dấu hiệu nào sau đây khiến bạn chuyển viện:
A. Tần số thở 51 lần /phút
B. Mẹ khai trẻ nôn 3 lần ngày qua, sau mỗi lần ho
C. Mẹ khai trẻ có xuất hiện ỉa chảy và bạn đánh giá trẻ có mất nước
D. Bạn phát hiện trẻ có dấu thóp phồng
-
Câu 39:
Một trẻ 3 tuổi, có sốt 390C, được phân loại sốt giống sốt rét và nhẹ cận, chỉ định nào sau đây của bạn là không phù hợp:
A. Cho 1 liều paracetamol tại phòng khám.
B. Cho một liều kháng sinh theo đường uống tại phòng khám
C. Đánh giá chế độ nuôi dưỡng và tham vấn cho bà mẹ
D. Cho thuốc sốt rét thích hợp
-
Câu 40:
Một trẻ 2 tuổi, có sốt 390C, được phân loại lỵ, không mất nước, sốt không có nguy cơ sốt rét, viêm tai cấp, không thiếu máu và nhẹ cận, chỉ định nào sau đây của bạn là không phù hợp:
A. Cho 1 liều kháng sinh tiêm bắp và chuyển đi bệnh viện
B. Cho 1 liều paracetamol tại phòng khám.
C. Cho kháng sinh thích hợp đối với lỵ
D. Làm khô tai bằng bấc sâu kèn
-
Câu 41:
Theo IMCI, trẻ có dấu hiệu li bì khó đánh thức là dấu nguy hiểm toàn thân cần chuyển viện gấp, tình huống nào sau đây bạn có thể giữ lại điều trị:
A. Khi trẻ có ho và được phân loại là viêm phổi
B. Khi trẻ không có sốt và bạn đánh gía không có cổ cứng hoặc thóp phồng
C. Khi trẻ không có sốt và không có xuất huyết
D. Trẻ mất nước nặng mà không kèm theo một phân loại nào trong ô màu hồng.
-
Câu 42:
Một trẻ có sốt, thăm khám lâm sàng bạn nghi ngờ nhiễm trùng nặng, tuy vậy bạn chưa phát hiện một tiêu điểm nhiễm trùng nào, xét nghiệm nào sau đây bạn ưu tiên chọn thì đầu:
A. CTM, tiểu cầu, Hct, SGOT, SGPT
B. CTM, VSS, CRP, cấy máu
C. CTM, VSS, x quang phổi, ASLO, ECG, siêu âm tim.
D. CTM, KSTSR, huyết đồ, chọc tủy sống sinh hóa và tế bào vi trùng.
-
Câu 43:
Một trẻ có sốt kèm co giật, thăm khám lâm sàng bạn nghi ngờ nhiễm trùng, đồng thời bạn phát hiện có dấu màng não, xét nghiệm nào sau đây bạn ưu tiên chọn thì đầu:
A. CTM, CRP, Cấy máu, X quang phổi
B. CTM, Vss, SGPT, SGOT, chọc tủy sống
C. CTM, protid máu, ure máu, creatinin máu, nước não tủy sinh hóa, tế bào
D. CTM, CRP, đường máu, ĐGĐ, chọc tủy sống sinh hóa, tế bào vi trùng.
-
Câu 44:
Một trẻ 3 tháng, sốt nhẹ, co giật, trên da có nhiều vết chảy máu do chích lể, bạn khám thấy có thóp phồng, xanh xao, thiếu máu, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây.
A. Viêm màng nảo mủ
B. Viêm não virus
C. Xuất huyết giảm tiểu cầu
D. Xuất huyết não màng não
-
Câu 45:
Một trẻ 4,5 tuổi, sốt cao đã 3 hôm, xuất huyết trên da, chảy máu lợi răng, nôn ra máu, bạn thăm khám thấy huyết động bình thường, gan 2 cm, không thiếu máu, các cơ quan khác bình thường, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây:
A. Xuất huyết giảm tiểu cầu
B. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
C. Bệnh bạch cầu cấp
D. Sốt xuất huyết Dengue