1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ghép tủy trong điều trị bạch cầu cấp qua xác định HLA đạt tỷ lệ sống trên 3 năm là:
A. 10%.
B. 15 - 20%.
C. 20 - 30%
D. 30 - 40%.
-
Câu 2:
Bạch cầu cấp trẻ em là bệnh ung thư nước lan tràn nhanh, thời gian phân đôi ngắn do đó phải dùng đa hóa học điều trị , tuy vậy khi điều trị tấn công dễ bị biến chứng:
A. Suy tuỷ
B. Suy gan
C. Suy thận
D. Suy đa phủ tạng
-
Câu 3:
Sự thâm nhiễm tế bào Leucoblast vào màng não trong bệnh bạch cầu cấp chúng ta gọi là nhiễm trùng viêm màng não.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Chọc dò nước não tủy trong bệnh bạch cầu cấp trẻ em để phát hiện viêm màng não bạch cầu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Chúng ta gọi là lui bệnh hoàn toàn trong bệnh bạch cầu cấp khi số lượng Leucoblast trong tủy xương nhỏ hơn:
A. 3 %
B. 5 %
C. 7 %
D. 9 %
-
Câu 6:
Chẩn đoán leucemi cấp ở trẻ em thường là dễ và sớm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Tỷ lệ lui bệnh leucemi cấp dòng lympho trẻ em có thể đạt được trên:
A. 30 %
B. 50 %
C. 70 %
D. 90 %
-
Câu 8:
Trong thời kỳ phôi thai, tuyến giáp có vị trí cố định:
A. Ngay từ đầu .
B. Từ tuần thứ 5.
C. Từ tuần thứ 7.
D. Từ tuần thứ 9.
-
Câu 9:
Tuyến giáp lạc chỗ là do:
A. Nụ mầm giáp di chuyển lạc chỗ.
B. Do nụ mầm giáp có vị trí bất thường ngay từ đầu.
C. Do phát triển bất thường của nụ mầm giáp.
D. Do di truyền.
-
Câu 10:
Tuyến giáp bắt đầu hoạt động trong thời kỳ bào thai vào:
A. Tuần thứ 12.
B. Tuần thứ 10.
C. Tuần thứ 8.
D. Tuần thứ 6.
-
Câu 11:
Hoạt động của tuyến giáp trong thời kỳ đầu của bào thai:
A. Phụ thuộc nồng độ hocmôn giáp.
B. Phụ thuộc nồng độ Iod.
C. Phụ thuộc bởi trục hạ đồi - tuyến yên.
D. Không phụ thuộc vào trục hạ đồi - tuyến yên
-
Câu 12:
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy giáp trạng bẩm sinh là:
A. Loạn sản tuyến giáp.
B. Rối loạn tổng hợp hocmôn giáp.
C. Rối loạn hoạt động hocmôn giáp.
D. Mẹ dùng thuốc kháng giáp.
-
Câu 13:
Yếu tố nguy cơ cao nhất của suy giáp trạng bẩm sinh là:
A. Mùa
B. Giới
C. Hệ HLA đặc thù.
D. Môi trường.
-
Câu 14:
Tác dụng quan trọng nhất của hocmôn giáp trong thời kỳ bào thai là:
A. Phát triển cơ thể
B. Cốt hoá sụn.
C. Phát triển tế bào não.
D. Phát triển hệ xương
-
Câu 15:
Hậu quả lâm sàng của suy giáp trạng bẩm sinh không được điều trị là:
A. Thoát vị rốn, phù niêm, táo bón
B. Thóp sau rộng, lưỡi to, vàng da kéo dài
C. Thai > 42 tuần, cân nặng> 3,5 kg
D. Trẻ lùn và chậm phát triển tinh thần trí tuệ nặng nề.
-
Câu 16:
Nguyên nhân thường gặp nhất của trẻ sơ sinh có các triệu chứng suy giáp và bướu giáp là:
A. Rối loạn tổng hợp hocmôn giáp
B. Mẹ mắc bệnh bướu giáp
C. Mẹ dùng thuốc kháng giáp
D. Lạc chỗ tuyến giáp
-
Câu 17:
Xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán suy giáp trạng bẩm sinh là:
A. Nồng độ TSH
B. Nồng độ T3,T4
C. Tuổi xương.
D. Xạ hình tuyến giáp
-
Câu 18:
Suy giáp bẩm sinh có bướu giáp là do:
A. Lạc chỗ tuyến giáp
B. Mẹ dùng iode phóng xạ
C. Rối loạn tổng hợp hormone giáp
D. Do thiếu TSH
-
Câu 19:
Suy giáp trạng thứ phát là:
A. Không do bệnh lý tại tuyến giáp
B. Có thể do bệnh lý tại tuyến yên
C. Triệu chứng suy giáp không điển hình
D. Không cần thiết phải điều trị
-
Câu 20:
Tuổi xương của bệnh nhi suy giáp bẩm sinh:
A. Lớn hơn rất nhiều so với tuổi thực
B. Lớn hơn tuổi thực
C. Tương đương tuổi thực
D. Nhỏ hơn rất nhiều so với tuổi thực
-
Câu 21:
Điều trị suy giáp bẩm sinh tốt nhất là:
A. Càng sớm càng tốt
B. Trước 1 tháng tuổi
C. Dùng hocmôn giáp thay thế suốt đời
D. Liều lượng thuốc tăng dần theo tuổi
-
Câu 22:
Thời điểm tốt nhất lấy máu xét nghiệm TSH ở trẻ sơ sinh để sàng lọc bệnh suy giáp bẩm sinh là ngay sau sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Theo dõi điều trị suy giáp bẩm sinh:
A. Xét nghiệm TSH, FT4 định kỳ theo lứa tuổi
B. Đo chiều cao
C. Chụp X.Q tuổi xương
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Nếu điều trị tốt suy giáp bẩm sinh, nồng độ TSH trở về giá trị bình thường sau thời gian là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 25:
Thuốc Levothyroxine để điều trị suy giáp bẩm sinh được uống bằng cách:
A. Chia đều nhiều lần trong ngày
B. Uống một lần duy nhất trước ăn sáng
C. Uống liều gấp đôi buổi sáng
D. Tăng liều thuốc lên gấp đôi khi trẻ bị ốm
-
Câu 26:
Triệu chứng lâm sàng phù niêm, bộ mặt đặc biết được cho bao nhiêu điểm để chẩn đoán sớm suy giáp trạng bẩm sinh:
A. 1 điểm
B. 2 điểm
C. 3 điểm
D. 4 điểm
-
Câu 27:
Trẻ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ là do:
A. Giảm phát triển của não thời kỳ bào thai
B. Giảm kiểm soát các gen tổng hợp protein của myelin và neuron.
C. Chậm phát triển và trưởng thành của tế bào não
D. Giảm tăng sinh của các đuôi gai, sợi trục
-
Câu 28:
Khi suy giáp bẩm sinh nếu không điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị lùn do thiếu hormone GH:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nguy cơ suy giáp bẩm sinh do dư quá mức iod là do iod tập trung cao tại tuyến giáp gây ra giảm tổng hợp hocmôn giáp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Điểm nào không phù hợp về mặt giải phẫu của hành não:
A. Là phần thần kinh trung ương nối tiếp với tủy sống
B. Nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ
C. Nằm ngay sát lỗ chẫm
D. Nằm sát cạnh thùy trán
-
Câu 31:
Chỉ ra một điểm sai về sự phát triển trọng lượng của tủy sống:
A. Mới sinh: 2 - 6 gam.
B. Đến 5 tuổi gấp 10 lần so với lúc mới sinh.
C. Khoảng 14 - 15 tuổi gấp 5 lần so với lúc sinh.
D. Trọng lượng là 24 - 30 gam ở tuổi 14 - 15.
-
Câu 32:
Sau đây là cấu tạo giải phẫu, sinh lý của tủy sống. Nêu ra một điểm không phù hợp:
A. Chất trắng đóng vai trò dẫn truyền thần kinh đi lên não hoặc từ não đi xuống.
B. Chất xám nằm ở bên trong có hình cánh bướm.
C. Chất xám tạo thành sừng trước, sừng sau và sừng bên.
D. Chất xám không có vai trò trung tâm của các phản xạ tủy.
-
Câu 33:
Tính chất của dịch não tủy sơ sinh thể hiện như sau. Chỉ ra điểm nào không phù hợp:
A. Thể tích dịch não tủy trẻ sơ sinh khoảng 120 ml.
B. Phần lớn màu sắc dịch não tủy sơ sinh có màu vàng trong.
C. Phản ứng Pandy (+) đối với dịch não tủy sơ sinh.
D. Tế bào dao động trong khoảng 20 - 30 tân bào / mm3.
-
Câu 34:
Dịch não tủy được bài tiết và lưu thông như sau. Nêu lên diểm nào không phù hợp:
A. Được tiết ra chủ yếu ở các đám rối mạng mạch trong não thất.
B. Dịch từ 2 não thất bên theo lỗ Mổn đổ vào não thất III.
C. Từ não thất III theo cống Sylvius vào não thất IV.
D. Từ não thất IV đổ vào rảnh Rolando để vào thùy trán.
-
Câu 35:
Hệ thần kinh thực vật có 2 phần: Giao cảm và phó giao cảm:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 36:
Chu vi hộp sọ của trẻ phát triển như sau, ngoại trừ một điểm không đúng:
A. Lúc mới sinh khoảng 31 - 34 cm.
B. Trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng 3 - 5 cm.
C. Trong 3 tháng kế tiếp, mỗi tháng tăng 1 cm.
D. Và sau đó, mỗi tháng tăng 0,5 cm.
-
Câu 37:
Về phương diện đặc điểm giải phẫu, đại não được diễn tả như sau, ngoại trừ:
A. Đại não gồm 2 bán cầu.
B. Hai bán cầu cách nhau bởi rãnh gian bán cầu.
C. Đại não nằm ở hố sau.
D. Mỗi bán cầu đại não có lớp chất xám.
-
Câu 38:
Dịch não tủy chỉ có tác dụng bảo vệ màng não và hộp sọ.
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 39:
Võ não bắt đầu phát triển vào những thời điểm sau:
A. Khi phôi 2 tháng.
B. Từ tháng thứ 3 của phôi và kéo dài đến khi thai nhi chào đời.
C. Phôi 6 tháng.
D. Phôi được 18 ngày.
-
Câu 40:
Các tổ chức võ não phát triển khá đầy đủ vào lúc 10 - 12 tuổi và hoàn chỉnh lúc 22 - 25 tháng.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 41:
Võ não có màu xám bởi vì:
A. Tập trung nhiều thân nơ ron.
B. Võ não bị nhuộm nhiều Bilirubin gián tiếp.
C. Tập trung nhiều tế bào ái toan.
D. Tập trung nhiều tế bào Lympho.
-
Câu 42:
Sợi trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất xám.
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 43:
Trọng lượng của não phát triển như sau:
A. Phát triển chậm trong năm đầu.
B. Từ 7 - 8 tuổi phát triển rất nhanh.
C. Nhanh trong năm đầu và 7 - 8 tuổi phát triển chậm.
D. Từ 30 - 40 tuổi phát triển từ từ.
-
Câu 44:
Chỉ rõ 1 yếu tố đúng giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây VMNM:
A. Trẻ bụ bẩm
B. Co giật sớm
C. Hôn mê sớm
D. Ban xuất huyết dạng hình sao
-
Câu 45:
Chọn 1 yếu tố phù hợp giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây viêm màng não mủ:
A. Trẻ bụ bẩm khởi bệnh cấp
B. Lứa tuổi của trẻ
C. Yếu tố dịch tể
D. Sốt cao đột ngột, co giật