Trắc nghiệm Giao thoa sóng Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp O1 và O2 cách nhau l = 24 cm dao động theo cùng phương thẳng đứng với các phương trình Biết khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của O1O2 đến trên đường trung trực của O1O2 gần nhất và dao động cùng pha với O bằng 9 cm. Trên đoạn O1O2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng không?
A. 15.
B. 16.
C. 17.
D. 18.
-
Câu 2:
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp O1 và O2 dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5 cm và OQ = 8 cm. Dịch chuyển nguồn O2 trên trục Oy đến vị trí sao cho góc PO2Q có giá trị lớn nhất thì phần tử nước tại P không dao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại. Biết giữa P và Q không còn cực đại nào khác. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách P một đoạn là
A. 1,1 cm.
B. 3,4 cm.
C. 2,5 cm.
D. 2,0 cm.
-
Câu 3:
Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 4 cm. C là một điểm trên mặt nước, sao cho AC ⊥ AB. Giá trị lớn nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa là 4,2 cm. Bước sóng có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 2,4 cm.
B. 3,2 cm.
C. 1,6 cm.
D. 0,8 cm.
-
Câu 4:
Cho hai nguồn sóng dao động cùng pha A và B cách nhau 8 cm. Về một phía của AB lấy thêm hai điểm C và D sao cho CD = 4 cm và hợp thành hình thang cân ABDC. Biết bước sóng λ = 1 cm. Hỏi đường cao của hình thang lớn nhất là bao nhiêu để trên CD có 5 điểm dao động cực đại
A.
B.
C. 4 cm.
D.
-
Câu 5:
Trên mặt thoáng chất lỏng, tại A và B cách nhau 20 cm, người ta bố trí hai nguồn đồng bộ có tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng v = 50 cm/s. Hình vuông ABCD nằm trên mặt thoáng chất lỏng, I là trung điểm của CD. Gọi điểm M nằm trên CD là điểm gần I nhất dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách từ M đến I là
A. 1,25 cm.
B. 2,8 cm.
C. 2,5 cm.
D. 3,7 cm.
-
Câu 6:
Hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 12 cm phát ra hai sóng kết hợp có phương trình: u1 = u2 = acos40πt (cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng
CD = 6 cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 5 điểm dao dộng với biên độ cực đại làA. 10,06 cm.
B. 4,5 cm.
C. 9,25 cm.
D. 6,78 cm.
-
Câu 7:
Trong một thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại A và B trên mặt nước. Khoảng cách AB = 16 cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng λ = 4 cm. Trên đường thẳng xx’ song song với AB, cách AB một khoảng 8 cm, gọi C là giao điểm của xx’ với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx’ là
A. 2,25 cm.
B. 1,5 cm.
C. 2,15 cm.
D. 1,42 cm.
-
Câu 8:
Dùng một âm thoa có tần số rung f = 100 Hz người ta tạo ra hai điểm S1,S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha, S1S2 = 3,2 cm. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. I là trung điểm của S1S2. Tính khoảng từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là
A. 1,81 cm.
B. 1,31 cm.
C. 1,20 cm.
D. 1,26 cm.
-
Câu 9:
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau dao động theo phương trình u = acos20πt (mm).Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Điểm gần nhất ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách S1S2 một đoạn
A. 6 cm.
B. 2 cm.
C.
D. 18 cm.
-
Câu 10:
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với phương trình tương ứng u1 = acosωt và u2 = asinωt. Khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 2,75λ. Trên đoạn S1S2 , số điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với u1 là
A. 2 điểm.
B. 3 điểm.
C. 4 điểm.
D. 5 điểm
-
Câu 11:
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp phát ra hai dao động u1 = acoswt; u2 = asinwt. Khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 3,25l. Hỏi trên đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại dao động cùng pha với u2.
A. 3 điểm.
B. 4 điểm.
C. 5 điểm.
D. 6 điểm.
-
Câu 12:
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp phát ra hai dao động u1 = acoswt; u2 = asinwt. Khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 3,25l. Hỏi trên đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại dao động cùng pha với u1.
A. 0 điểm.
B. 2 điểm.
C. 3 điểm.
D. 4 điểm.
-
Câu 13:
Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn S1S2 = 9l phát ra dao động cùng pha nhau. Trên đoạn S1S2 ,số điểm có biên độ cực đại cùng pha với nhau và cùng pha với nguồn (không kể hai nguồn) là
A. 12.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
-
Câu 14:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 15 cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 1 cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elip thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 16 .
B. 30 .
C. 28 .
D. 14 .
-
Câu 15:
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số f = 20 Hz, cách nhau 8 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30 cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm mà đường hypebol cực đại và đường hypebol đứng yên đi qua hình chữ nhật ABCD là
A. 20 và 22.
B. 7 và 6.
C. 13 và 12
D. 26 và 28.
-
Câu 16:
Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 40 cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6 cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình chữ nhật, AD = 30 cm. Số điểm mà đường hypebol cực đại và đường hypebol đứng yên giao nhau với hình chữ nhật ABCD là
A. 5 và 6.
B. 7 và 6.
C. 13 và 12.
D. 26 và 28.
-
Câu 17:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5 cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm O của AB nhất, cách O một đoạn 1 cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elip thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 26.
B. 28.
C. 18.
D. 14.
-
Câu 18:
Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 15 cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là.
A. 18.
B. 24.
C. 16.
D. 26.
-
Câu 19:
Trên bề mặt chất lỏng hai nguồn dao động với phương trình tương ứng là: uA = 3cos10pt (cm) và Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng là 50 cm/s, cho điểm C trên đoạn AB và cách A, B tương ứng là 28 cm, 22 cm. Vẽ đường tròn tâm C bán kính 20 cm, số điểm cực đại dao động trên đường tròn là
A. 12.
B. 4.
C. 16.
D. 8.
-
Câu 20:
Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp O1, O2 cách nhau l = 28 cm có phương trình dao động lần lượt là Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn bán kính 16 cm, có tâm O là trung điểm O1O2 là
A. 20.
B. 22.
C. 18.
D. 24.
-
Câu 21:
Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước A, B giống hệt nhau cách nhau một khoảng 4,8λ. Trên đường tròn nằm trên mặt nước có tâm là trung điểm O của đoạn AB có bán kính
R = 5λ sẽ có số điểm dao động với biên độ cực đại làA. 9.
B. 16.
C. 18.
D. 14.
-
Câu 22:
Hai nguồn kết hợp S1 và S2 giống nhau, S1S2 = 8 cm, f = 10 Hz. Vận tốc truyền sóng 20 cm/s. Hai điểm M và N trên mặt nước mà S1S2 vuông góc với MN, MN cắt S1S2 tại C và nằm gần phía S2, trung điểm I của S1S2 cách MN 2 cm và MS1 = 10 cm, NS2 = 16 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là
A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.
-
Câu 23:
Tại 2 điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp ngược pha, tạo ra sóng trên mặt nước có bước sóng là 1,2 cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12 cm và 5 cm. N đối xứng với M qua AB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MN là
A. 0.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
-
Câu 24:
Tại 2 điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ, tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1,2 cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12 cm và 5 cm. N đối xứng với M qua AB. Số hyperbol cực đại cắt đoạn MN là
A. 0.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
-
Câu 25:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt và (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng MN = 12 cm thuộc mặt thoáng chất lỏng, MN vuông góc với AB, N nằm trên AB và cách A 4 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 26:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt (mm) và uB = 2cos(40pt + p)(mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AD là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6.
-
Câu 27:
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp đồng pha đặt tại A, B cách nhau 40 cm, phát sóng truyền trên mặt chất lỏng với bước sóng 3 cm. Gọi C là một điểm trên mặt chất lỏng sao cho AC = 50 cm; BC = 33 cm. Số điểm dao động cực trị trên AC lần lượt là
A. 18 cực đại; 19 cực tiểu.
B. 19 cực đại; 19 cực tiểu.
C. 19 cực đại; 18 cực tiểu.
D. 18 cực đại; 18 cực tiểu.
-
Câu 28:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt (mm) và uB = 2cos(40pt + p) (mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BD là
A. 17.
B. 18.
C. 19.
D. 20.
-
Câu 29:
Hai nguồn kết hợp cùng pha O1, O2 có λ = 5 cm, điểm M cách nguồn O1 là 31 cm, cách O2 là 18 cm. Điểm N cách nguồn O1 là 22 cm, cách O2 là 43 cm. Trong khoảng MN, số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu là
A. 7; 6.
B. 7; 7.
C. 6; 7.
D. 6; 8.
-
Câu 30:
Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 20 cm có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u1 = 2cos(50pt)(cm) và
u2 = 3cos(50pt – p )(cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Điểm M trên mặt nước cách hai nguồn sóng S1,S2 lần lượt 12 cm và 16 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S2M làA. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
-
Câu 31:
Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động điều hòa theo phương trình u1 = u2 = acos(100pt) (mm). AB = 13 cm, một điểm C trên mặt chất lỏng cách điểm B một khoảng BC = 13 cm và hợp với AB một góc 1200, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 m/s. Trên cạnh AC (không kể ở A) có số điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 11.
B. 13.
C. 9.
D. 10.
-
Câu 32:
Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương trình u = acos(40pt) (cm), vận tốc truyền sóng là 50 cm/s, A và B cách nhau 11 cm. Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 10 cm và MB = 5 cm. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM (không kể ở A) là
A. 6.
B. 2.
C. 9.
D. 7.
-
Câu 33:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn AB dao động ngược pha nhau với tần số f = 20 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 40 cm/s. Hai điểm M, N trên mặt chất lỏng có MA = 18 cm, MB = 14 cm, NA = 15 cm, NB = 31 cm. Số đường dao động có biên độ cực đại giữa hai điểm M, N là
A. 9 đường.
B. 10 đường.
C. 11 đường.
D. 8 đường.
-
Câu 34:
Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 16 cm đang cùng dao động vuông góc với mặt nước theo phương trình x = a cos50πt (cm). C là một điểm trên mặt nước thuộc vân giao thoa cực tiểu, giữa C và trung trực của AB có một vân giao thoa cực đại. Biết AC = 17,2 cm, BC = 13,6 cm. Số vân giao thoa cực đại đi qua cạnh AC là
A. 16 đường.
B. 6 đường.
C. 7 đường.
D. 8 đường.
-
Câu 35:
Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B cách nhau 6,5 cm, bước sóng λ = 1 cm. Xét điểm M có MA = 7,5 cm, MB = 10 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MB (không kể ở B) là
A. 6.
B. 9.
C. 7.
D. 8.
-
Câu 36:
Cho 2 nguồn sóng kết hợp đồng pha dao động với chu kỳ T = 0,02 s trên mặt nước, khoảng cách giữa 2 nguồn S1S2 = 20 m. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 40 m/s. Hai điểm M, N tạo với S1S2 hình chữ nhật S1MNS2 có 1 cạnh S1S2 và 1 cạnh MS1 = 10 m. Trên MS2 (không kể ở S2) có số điểm cực đại giao thoa là
A. 41.
B. 42.
C. 40.
D. 39.
-
Câu 37:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2 cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100 Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60 cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 2,4 cm, d2 = 1,2 cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1 (không kể ở S1).
A. 7.
B. 5.
C. 6.
D. 8.
-
Câu 38:
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số f = 20 Hz, cách nhau 8 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30 cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là
A. 11.
B. 5.
C. 9.
D. 3.
-
Câu 39:
Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng là 50 mm đều dao động theo phương trình u = acos(200πt) mm trên mặt nước. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 0,8 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 là
A. 32 mm.
B. 28 mm.
C. 24 mm.
D. 12mm.
-
Câu 40:
Hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn S1 và S2 cùng biên độ, ngược pha, S1S2 = 13 cm. Tia S1y trên mặt nước, ban đầu tia S1y chứa S1S2. Điểm C luôn ở trên tia S1y và S1C = 5 cm. Cho S1y quay quanh S1 đến vị trí sao cho S1C là trung bình nhân giữa hình chiếu của chính nó lên S1S2 với S1S2. Lúc này C ở trên vân cực đại giao thoa thứ 4. Số vân giao thoa cực tiểu quan sát được trên đoạn S1S2 là
A. 13.
B. 10.
C. 11.
D. 9.
-
Câu 41:
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai điểm A và B cách nhau 16 cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3 cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là
A. 10.
B. 11.
C. 12.
D. 9.
-
Câu 42:
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động theo các phương trình: Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 0,5 m/s. Tính số điểm cực đại và cực tiểu trên đoạn AB.
A. 8 và 8.
B. 9 và 10.
C. 10 và 10.
D. 11 và 12.
-
Câu 43:
Hai nguồn sóng cùng biên độ cùng tần số và ngược pha. Nếu khoảng cách giữa hai nguồn là AB = 16,2λ thì số điểm đứng yên và số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB lần lượt là
A. 32 và 33.
B. 34 và 33.
C. 33 và 32.
D. 33 và 34.
-
Câu 44:
Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50 mm lần lượt dao động theo phương trình u1 = Acos200πt (cm) và u2 = Acos(200πt + π) (cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12 mm và vân bậc (k +3) (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA – NB = 36 mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
A. 12.
B. 13.
C. 11.
D. 14.
-
Câu 45:
Hai điểm S1 và S2 trên mặt chất lỏng cách nhau 18,1 cm dao động cùng pha với tần số 20 Hz. Vận tốc truyền sóng là 1,2 m/s. Giữa S1S2 có số gợn sóng hình hyperbol mà tại đó biên độ dao động cực tiểu là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
-
Câu 46:
Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cùng có phương trình dao động u = 2cos40πt (cm,s), cách nhau S1S2 = 13 cm. Sóng lan truyền từ nguồn với vận tốc v = 72 cm/s, trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm có biên độ dao động cực đại?
A. 7.
B. 12.
C. 10.
D. 5.
-
Câu 47:
Hai nguồn âm O1, O2 coi là hai nguồn điểm cách nhau 4 m, phát sóng kết hợp cùng tần số 425 Hz, cùng biên độ 1 cm và cùng pha ban đầu bằng không (vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s). Số điểm dao động với biên độ 2 cm ở trong khoảng giữa O1O2 là
A. 18.
B. 9.
C. 8.
D. 20.
-
Câu 48:
Tại hai điểm O1, O2 cách nhau 48 cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u1 = 5cos100pt (mm) và u2 = 5cos(100pt + p) (mm). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2 m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Trên đoạn O1O2 có số cực đại giao thoa là
A. 24.
B. 26.
C. 25.
D. 23.
-
Câu 49:
Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số f = 40 Hz, vận tốc truyền sóng v = 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B
A. 7.
B. 8.
C. 10.
D. 9.
-
Câu 50:
Hai nguồn S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 13 cm cùng dao động theo phương trình u = 2cos40pt (cm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,8 m/s. Biên độ sóng không đổi. Số điểm cực đại trên đoạn S1S2 là
A. 7.
B. 9.
C. 11.
D. 5.