1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng giữa IS – LM. Tác động của việc tăng tỷ giá hối đối thực trong nền kinh tế (đồng nội tệ được giá) sẽ khiến cho:
A. Đường IS dịch phải.
B. Đường IS dịch trái.
C. Đường LM dịch phải.
D. Đường LM dịch trái.
-
Câu 2:
Một nền kinh tế mở, nhỏ và hoạt động theo mô hình cổ điển với chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Nếu giá thế giới giảm, nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ điểm cân bằng ban đầu giữa IS – LM sang điểm cân bằng mới?
A. Giữa IS cũ và LM dịch trái.
B. Giữa LM cũ và IS dịch trái.
C. Giữa LM dịch trái và IS dịch trái với mức lãi suất như cũ, GNP thực giảm.
D. Không thay đổi (LM cũ, IS cũ).
-
Câu 3:
Thương mại quốc tế cho phép một nước:
A. Sản xuất và tiêu dùng tại một điểm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
B. Sản xuất ở một điểm bên ngoài đường PPF nhưng không tiêu dùng ở điểm bên ngoài PPF.
C. Tiêu dùng ở một điểm bên ngoài đường PPF nhưng không sản xuất ở điểm bên ngoài PPF.
D. Không sản xuất và cũng không tiêu dùng ở một điểm bên ngoài đường PPF.
-
Câu 4:
Sự kết hợp giữa đa dạng hóa sở thích và tính kinh tế theo quy mô có thể được giải thích là:
A. Một quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu những sản phẩm giống nhau.
B. Tại sao thuế quan tạo ra sự không hiệu quả.
C. Việc chuyên môn hóa theo lợi thế tương đối (Comparative advantage).
D. Kết quả của việc thương mại tự do cho phép một quốc gia tiêu dùng tại một điểm bên ngoài PPF ngay cả khi họ không thể sản xuất tại điểm này.
-
Câu 5:
Ai được lợi từ thuế quan đánh vào một hàng hóa?
A. Những người tiêu dùng trong nước tiêu dùng hàng hóa đó.
B. Những người sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa đó.
C. Chính phủ nước ngoài.
D. Các nhà sản xuất nước ngoài.
-
Câu 6:
Khi nào chính phủ nhận được doanh thu lớn nhất?
A. Khi áp đặt một thuế quan.
B. Khi áp đặt hạn ngạch (quota).
C. Khi thương lượng một hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
D. Khi mà số lượng doanh thu nhận được bằng với thuế và một hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
-
Câu 7:
Thị trường ngoại hối VND/USD đang trong trạng thái cân bằng. Điều nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường cầu USD sang phải?
A. Tăng trong giá VND của USD.
B. Kì vọng là giá USD sẽ giảm trong tương lai.
C. Gia tăng trong chênh lệch lãi suất của Mỹ so với Việt Nam.
D. Không điều nào kể trên.
-
Câu 8:
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường lồi ra xa gốc tọa độ là do:
A. Nền kinh tế không sản xuất 1 cách hiệu quả.
B. Có những lợi ích cho việc chuyên môn hóa vào sản xuất một loại hàng hóa.
C. Các nguồn lực là khan hiếm
D. Quy luật chi phí tăng dần.
-
Câu 9:
Những điều nào dưới đây sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế, ngoại trừ:
A. Tăng trưởng dân số.
B. Đầu tư vốn.
C. Sử dụng hết những nguồn lực trước đây.
D. Đầu tư vốn nhân lực qua giáo dục.
-
Câu 10:
Hai nước có cùng số nguồn lực. Nước A phải từ bỏ 3 ô tô để sản xuất thêm 1 tấn lương thực trong khi đó nước B phải từ bỏ 1 ô tô để sản xuất thêm 3 tấn lương thực. Khi đó đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước sẽ:
A. Thu hẹp về phía lương thực và mở rộng về phía ô tô đối với nước A,
B. Thu hẹp về phía ô tô và mở rộng về phía lương thực đối với nước B.
C. Thu hẹp về phía lương thực và mở rộng về phía ô tô đối với nước A, và Thu hẹp về phía ô tô và mở rộng về phía lương thực đối với nước B.
D. Có chi phí cơ hội tăng dần trong việc sản xuất ra ô tô và lương thực.
-
Câu 11:
Điều nào dưới đây không dẫn đến tăng trưởng kinh tế?
A. Tăng lên trong tỉ suất sinh của dân số.
B. Cải thiện kỹ thuật sản xuất.
C. Tăng sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Tăng trình độ giáo dục cho lao động.
-
Câu 12:
Nếu một nền kinh tế đang hoạt động bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất của nó thì khi đó:
A. Nó đang toàn dụng tất cả các nguồn lực.
B. Nó có thể sản xuất nhiều hơn các hàng hóa dịch vụ mà không cần thêm nguồn lực.
C. Nó đã thực hiện sản xuất hiệu quả.
D. Nó không thể sản xuất nhiều hơn bất kì hàng hóa dịch vụ nào.
-
Câu 13:
Thu nhập khả dụng hay thu nhập có thể sử dụng là:
A. Bằng với thu nhập cá nhân.
B. Thu nhập chỉ được sử dụng trong tiêu dùng.
C. Khoản thanh toán cho những phúc lợi được hưởng.
D. Thu nhập còn lại sau thuế thu nhập.
-
Câu 14:
Khoản nào dưới đây không được kể đến trong khi đo lường thu nhập quốc dân theo cách tính thu nhập hay chi tiêu nhân tố?
A. Chi phí hàng tồn kho.
B. Thuế gián tiếp trừ đi trợ cấp.
C. Khoản giảm giá vốn.
D. Tiền công và tiền lương.
-
Câu 15:
GDP là thước đo tốt cho phúc lợi xã hội nếu nó bao gồm:
A. Chi phí để có được trình độ học vấn.
B. Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng.
C. Doanh thu từ kinh doanh chứng khoán của các công ty.
D. Thời gian nghỉ ngơi.
-
Câu 16:
Khoản nào dưới đây là một cấu phần của GDP theo cách tính thu nhập?
A. Khoản mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ.
B. Xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ.
C. Đầu tư gộp của tư nhân nội địa.
D. Thuế gián tiếp kinh doanh.
-
Câu 17:
Sản phẩm quốc nội ròng được tính bằng cách khấu trừ:
A. GDP ra khỏi khoản giảm giá tiêu dùng vốn (depreciation).
B. Khoản giảm giá tiêu dùng vốn ra khỏi GDP.
C. Thuế gián tiếp kinh doanh ra khỏi GDP và thêm vào thu nhập ròng từ các nhân tố.
D. Thu nhập không lao động ra khỏi GDP.
-
Câu 18:
Khuynh hướng tiêu dùng biên tăng khi:
A. Dân chúng tiết kiệm nhiều hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
B. Dân chúng tiết kiệm ít hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
C. Thu nhập khả dụng của dân chúng tăng.
D. Thu nhập khả dụng của dân chúng giảm.
-
Câu 19:
Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, một sự gia tăng trong mức giá nội địa sẽ:
A. Tăng giá trị của cải thực tế và do đó làm dịch chuyển hàm số tiêu dùng lên trên.
B. Giảm giá trị của cải thực tế và do đó làm dịch chuyển hàm số tiêu dùng lên trên.
C. Làm cho xuất khẩu tăng, vì vậy, làm hàm xuất khẩu ròng dịch chuyển xuống dưới.
D. Giảm giá trị của cải thực tế, do đó, hàm số tiêu dùng, hàm tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới.
-
Câu 20:
Nếu GDP thực tế lớn hơn GDP thực tế tiềm năng, khi đó nền kinh tế đang hoạt động:
A. Trong trạng thái bên dưới mức cân bằng công việc đầy đủ.
B. Trong trạng thái bên trên mức cân bằng công việc đầy đủ.
C. Trong trạng thái cân bằng công việc đầy đủ.
D. Không ở trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô.
-
Câu 21:
Một nền kinh tế đang hoạt động ở bên dưới mức cân bằng công việc đầy đủ có thể là do:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải.
B. Đường AD dịch chuyển sang trái.
C. Đường SRAS dịch chuyển sang phải.
D. Đường SRAS dịch chuyển sang trái.
-
Câu 22:
Mức giá tăng và GDP thực tế giảm, điều nào dưới đây có thể được coi là một nguyên nhân?
A. Lợi nhuận cao hơn được kì vọng trong tương lai.
B. Giá cả nguyên vật liệu tăng lên.
C. Nguồn vốn tăng lên.
D. Cung tiền tăng lên.
-
Câu 23:
Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa:
A. Thu nhập quốc dân thực tế với chi tiêu kế hoạch hay mong muốn ở một mức giá cho trước.
B. Thu nhập quốc dân danh nghĩa và mức giá.
C. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá.
D. Chi tiêu cho tiêu dùng và mức giá.
-
Câu 24:
Đường SRAS dốc lên chỉ rõ:
A. Các hãng sẳn sàng cung ứng sản lượng nhiều hơn nếu hàng hóa được bán ở mức giá cao hơn.
B. Việc mở rộng sản lượng có nghĩa là phải chịu chi phí đơn vị cao hơn và mức giá của sản lượng cao hơn.
C. Việc mở rộng sản lượng có nghĩa là giá nhân tố cao hơn và do đó giá sản lượng cao hơn.
D. Cả A và B.
-
Câu 25:
Nếu đường SRAS là đường nằm ngang, khi đó:
A. Sản lượng có thể tăng ở một mức giá không đổi.
B. Bất kì sự tăng lên nào trong AD cũng khiến cho thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tăng lên.
C. Sản lượng không đổi nhưng mức giá biến đổi.
D. Nền kinh tế đang hoạt động bên ngoài mức thu nhập quốc dân tiềm năng.
-
Câu 26:
Giá trị số nhân thực tế sẽ bằng với giá trị số nhân đơn giản nếu cú sốc về cầu xảy ra trong điều kiện:
A. Đoạn giữa của đường SRAS.
B. Đoạn nằm ngang của đường SRAS.
C. Đoạn dốc lên nhưng không thẳng đứng của đường SRAS.
D. Đoạn được đặc trưng bởi sự tăng lên của chi phí đơn vị sản lượng.
-
Câu 27:
Trong hoàn cảnh nào sau đây một sự tăng lên trong tổng cầu hầu như không làm tăng thu nhập thực tế nhưng làm tăng mức giá?
A. Cú sốc về cầu xảy ra trong đoạn gần như thẳng đứng của đường SRAS.
B. Cú sốc về cầu xảy ra trong đoạn giữa của đường SRAS.
C. Cú sốc về cầu xảy ra trong đoạn nằm ngang của đường SRAS.
D. Chi phí đơn vị sản lượng là không đổi trước và sau khi có cú sốc về cầu này.
-
Câu 28:
MPC cao làm tăng:
A. Số nhân của chính sách tài khóa.
B. Số nhân của chính sách tiền tệ.
C. Không có điều nào kể trên.
D. Cả A và B.
-
Câu 29:
Khi cầu về tiền nhạy cảm cao so với lãi suất sẽ làm tăng:
A. Số nhân của chính sách tài khóa.
B. Số nhân của chính sách tiền tệ.
C. Không có điều nào kể trên.
D. Cả A và B.
-
Câu 30:
Khi cầu về tiền nhạy cảm cao so với thu nhập sẽ làm tăng:
A. Số nhân của chính sách tài khóa.
B. Số nhân của chính sách tiền tệ.
C. Không có điều nào kể trên.
D. Cả A và B.