1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 10
B. 2,5
C. 2,8
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 2:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu trê, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
A. Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
B. Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
C. Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D. Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
-
Câu 3:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần:
A. Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
B. Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
C. Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D. Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ
-
Câu 4:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
A. Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
B. Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
C. Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D. Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
-
Câu 5:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
A. 1.500 tỉ đồng.
B. 2.000 tỉ đồng.
C. 6.000 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 6:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, muốn giảm bớt cung tiền 1 tỉ đồng NHTW cần:
A. Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
B. Bán 1 tỉ triệu đồng trái phiếu chính phủ.
C. Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D. Bán 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
-
Câu 7:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, cung tiền là:
A. 5.000 tỉ đồng.
B. 20.500 tỉ đồng.
C. 21.500 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 8:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 10.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần:
A. Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
B. Bán 1 tỉ đồng đồng trái phiếu chính phủ.
C. Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 9:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cung tiền (tỉ đồng) 41.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền là:
A. 10.000 tỉ đồng.
B. 41.000 tỉ đồng.
C. 20.500 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 10:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
A. 1.400 tỉ đồng.
B. 5.000 tỉ đồng.
C. 5.600 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 11:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHNW bán 600 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra lượng cung tiền:
A. Cung tiền tăng 600 tỉ đồng.
B. Cung tiền tăng 3.300 tỉ đồng.
C. Cung tiền giảm 3.300 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 12:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHTW mua 100 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra với lượng cung tiền:
A. Cung tiền tăng 250 tỉ đồng.
B. Cung tiền tăng 280 tỉ đồng.
C. Cung tiền tăng 1.000 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 13:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 22.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ của nền kinh tế là:
A. 2.200 tỉ đồng.
B. 4.400 tỉ đồng.
C. 4.000 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 14:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn giảm lượng cung tiền, NHTW cần:
A. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
B. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
C. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
D. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộclà 40%.
-
Câu 15:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu ở trên, điều gì xảy ra với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%:
A. Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng.
B. Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm.
C. Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
D. Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.
-
Câu 16:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền, NHTW cần:
A. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
B. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
C. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 17:
Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
A. Giá cả của một số loại hàng hóa thiết yếu.
B. Tiền lương trả cho công nhân.
C. Mức giá chung.
D. GDP danh nghĩa.
-
Câu 18:
Giảm phát xảy ra khi:
A. Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể.
B. Tỉ lệ lạm phát giảm.
C. Mức giá chung ổn định
D. Mức giá chung giảm.
-
Câu 19:
Sức mua của tiền thay đổi:
A. Tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát.
B. Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát.
C. Không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát.
D. Khi cung về vàng thay đổi.
-
Câu 20:
Nếu mức giá tăng nhanh hơn thu nhập danh nghĩa của bạn và mọi thứ khác vẫn như cũ, thì mức sống của bạn sẽ:
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Chỉ không thay đổi khi mức giá tăng với tỉ lệ ổn định hàng năm.
-
Câu 21:
Giả sử rằng mọi người dự đoán rằng tỉ lệ lạm phát là 10%. Nhưng trên thực tế lạm phát chỉ là 8%. Trong trường hợp này:
A. Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 8%.
B. Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 10%
C. Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 2%.
D. Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là -2%.
-
Câu 22:
Lạm phát được dự tính trước:
A. Gây ra nhiều tổn thất hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
B. Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
C. Không gây ra nhiều tổn thất như trong trường hợp lạm phát không được dự tính trước.
D. Làm tăng lãi suất ít hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
-
Câu 23:
Lạm phát cao hơn mức được dự tính trước có xu hướng phân phối lại thu nhập theo hướng có lợi cho:
A. Những người có thu nhập cố định.
B. Những người cho vay theo lãi suất được ấn định trước.
C. Những ngườiđi vay theo lãi suất được ấn định trước.
D. Những người tiết kiệm.
-
Câu 24:
Một sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát hoàn toàn được dự tính trước:
A. Không gây tác hại lớn bởi vì hợp đồng về các biến danh nghĩa có thể được điều chỉnh thích ứng.
B. Có lợi cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp.
C. Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
D. Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay.
-
Câu 25:
Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Khi tỉ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng nội tệ giảm.
B. Lạm phát không được dự kiến trước gây ra phân phối lại thu nhập và của cải.
C. Lạm phát cao hơn được dự kiến trước có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
D. Khi tỉ lệ lạm phát là dương, mọi người chi ít tiền hơn.
-
Câu 26:
Mức sống giảm xảy ra khi:
A. Thu nhập bằng tiền giảm.
B. CPI tăng.
C. Tốc độ giảm giá chậm hơn tốc độ giảm thu nhập bằng tiền.
D. Tốc độ tăng giá chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bằng tiền.
-
Câu 27:
Tỉ lệ lạm phát được dự kiến trước gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì nó:
A. Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch.
B. Làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
C. Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
D. Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.
-
Câu 28:
Nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ:
A. Lớn hơn 0.
B. Không âm.
C. Nhỏ hơn 0.
D. Không dương.
-
Câu 29:
Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo:
A. Tăng chi tiêu chính phủ cách phát hành tiền.
B. Giá dầu thế giới tăng.
C. Tăng thuế giá trị gia tăng (VAT).
D. Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên của các hộ gia đình.
-
Câu 30:
Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo:
A. Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
B. Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
C. Lạm phát có xu hướng tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
D. Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.