1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bảng cân đối của ngân hàng ABC, bao gồm tài sản có (Dự trữ: 300; Cho vay: 700) và tài sản nợ (tiền gửi: 1000).
Sau khi ngân hàng ABC cho vay lượng tối đa có thể được, những khoản cho vay này đi vào hoạt động và tăng cường khoản gửi cho các ngân hàng khác, ngân hàng ABC có dự trữ dư thừa là:”
A. 300
B. 200
C. 100
D. 0
-
Câu 2:
Khi một ngân hàng được sử dụng vào mục đích tạo tiền thì điều đó được thực hiện thông qua:
A. Bán một số chứng khoán đầu tư của ngân hàng.
B. Tăng dự trữ của ngân hàng.
C. Cho vay dự trữ dư thừa của ngân hàng.
D. In ra nhiều séc hơn.
-
Câu 3:
Điều nào dưới đây làm tăng cung tiền?
A. Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu chính phủ.
B. Tăng lãi suất chiết khấu.
C. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
D. Không có điều nào kể trên.
-
Câu 4:
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm ___________ dự trữ của các ngân hàng và ___________ Cung tiền.
A. Tăng, tăng.
B. Tăng, giảm.
C. Giảm, tăng.
D. Giảm, giảm.
-
Câu 5:
Công cụ mà ngân hàng Trung ương thường sử dụng nhất để thay đổi cung tiền là:
A. Thay đổi lãi suất chiết khấu.
B. Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Hoạt động thị trường mở.
D. Thay đổi trong cầu tiền.
-
Câu 6:
Việc tăng trong ___________ sẽ làm giảm số tiền thực mà người dân muốn giữ.
A. Mức giá chung.
B. GDP thực tế.
C. Lãi suất.
D. Cung tiền.
-
Câu 7:
Nếu GDP thực tăng, đường cầu về tiền thực sẽ dịch chuyển:
A. Sang trái và lãi suất sẽ tăng.
B. Sang trái và lãi suất sẽ giảm.
C. Sang phải và lãi suất sẽ tăng.
D. Sang phải và lãi suất sẽ giảm.
-
Câu 8:
Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện điều nào sau đây?
A. Kiểm soát trực tiếp lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng.
B. Kiểm soát trực tiếp lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các NHTM.
C. Kiểm soát trực tiếp lãi suất chiết khấu.
D. Kiểm soát trực tiếp lãi suất của các quỹ đầu tư tài chính.
-
Câu 9:
Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát thường:
A. Lớn hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ.
B. Bằng với tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ.
C. Nhỏ hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ.
D. Bằng với lãi suất.
-
Câu 10:
Lạm phát chi phí đẩy có thể là do:
A. Việc tăng trong cung tiền.
B. Việc tăng trong chi tiêu chính phủ.
C. Một vụ mùa thất bát.
D. Tăng trong năng suất lao động.
-
Câu 11:
Trong ngắn hạn, việc tăng một lần trong cung tiền sẽ dẫn đến:
A. Tăng tỉ lệ trong giá nhưng không có sự thay đổi trong sản lượng hoặc lãi suất.
B. Tăng trong sản lượng và giá cả nhưng không có sự thay đổi trong lãi suất.
C. Tăng trong sản lượng và giá cả nhưng không có sự suy giảm trong lãi suất.
D. Tăng trong sản lượng, có sự suy giảm trong lãi suất nhưng không có thay đổi trong giá cả.
-
Câu 12:
Thất nghiệp cơ cấu bao gồm những lao động:
A. Bị sa thải vì suy thoái.
B. Những lao động trước đây làm ở những ngành bị phá sản.
C. Những người bỏ việc để kiếm việc tốt hơn.
D. Những người lần đầu bước vào thị trường lao động chưa kiếm được việc làm.
-
Câu 13:
Điều nào dưới đây chính phủ thường sử dụng để chống lại nạn thất nghiệp chu kì?
A. Chính sách tiền tệ.
B. Chính sách tài khóa.
C. Chính sách đào tạo nghề, việc làm.
D. Chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa.
-
Câu 14:
Chu kì kinh doanh dưới góc độ của sự trông đợi hợp lý để kích sản lượng tăng trong thời kì suy thoái, ngân hàng Trung ương phải:
A. Tăng cung tiền.
B. Tăng tỉ lệ tiền trưởng tiền tệ tín dụng.
C. Tăng cung tiền nhanh hơn mức dân chúng kì vọng (dự kiến).
D. Giảm cung tiền.
-
Câu 15:
Những lợi ích từ thương mại quốc tế bao gồm:
A. Cho phép các nước tiêu dùng ở bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của họ.
B. Cho phép các nước sản xuất bên ngoài đường PPF của họ.
C. Mở rộng các đường PPF của họ.
D. Cho phép các nước sản xuất và tiêu dùng trên đường PPF của họ.
-
Câu 16:
Nếu lãi suất của những tài sản tính bằng đồng Yên tăng lên. Khi đó cung về đồng USD sẽ ________ và cầu về đồng USD sẽ _________
A. Giảm, giảm.
B. Giảm, tăng.
C. Tăng, giảm.
D. Tăng, tăng.
-
Câu 17:
Nếu Việt Nam có xuất khẩu vượt quá nhập khẩu, chúng ta có:
A. Một mức xuất khẩu ròng âm cân đối với khoản vay mượn của người Việt Nam từ người nước ngoài.
B. Một mức xuất khẩu ròng âm cân đối với khoản cho vay của người Việt Nam cho người nước ngoài.
C. Một mức xuất khẩu ròng dương cân đối với khoản vay mượn của người Việt Nam từ người nước ngoài.
D. Một mức xuất khẩu ròng dương cân đối với khoản cho vay của người Việt Nam cho người nước ngoài.
-
Câu 18:
Hàng hóa miễn phí là hàng hóa:
A. Có giá là zero.
B. Có chi phí cơ hội là zero.
C. Có thể có được mà không phải xếp hàng.
D. Không được ai mong muốn.
-
Câu 19:
Điều nào dưới đây không phải là một đặc trưng cho một hệ thống kinh tế:
A. Tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân hay nhà nước.
B. Những quyết định kinh tế được làm ở cấp nào.
C. Các quan chức chính phủ được chọn ra như thế nào.
D. Các nguồn lực đang được phân bổ như thế nào.
-
Câu 20:
Khi các nguồn lực được phân bổ bởi sự hoạch định của chính phủ thì:
A. Nền kinh tế hiệu quả hơn bình thường.
B. Việc làm quyết định được phi tập trung hóa.
C. Những khuyến khích kinh tế thường bị yếu đi.
D. Là kết quả của chủ nghĩa tư bản.
-
Câu 21:
Sự phân bổ của thị trường với các nguồn lực có nghĩa là:
A. Các cá nhân trong nền kinh tế luôn nhận được những gì họ muốn.
B. Các nguồn lực khan hiếm được bán cho những người trả giá cao nhất.
C. Chính phủ sẽ phải quyết định chia các nguồn lực cho mỗi cá nhân.
D. Sẽ không bao giờ có hàng hóa miễn phí.
-
Câu 22:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường dốc xuống là do:
A. Nền kinh tế không có hiệu quả.
B. Một nền kinh tế không thể sản xuất nhiều hơn một hàng hóa mà không sản xuất ít hơn một hàng hóa khác.
C. Tăng trưởng kinh tế đang xảy ra.
D. Nền kinh tế không thể sản xuất bên ngoài giới hạn của nó.
-
Câu 23:
Tổng sản phẩm quốc nội bao gồm những khoản mục dưới đây, ngoại trừ:
A. Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân.
B. Chi tiêu đầu tư.
C. Mua sắm của chính phủ.
D. Thanh toán chuyển giao của chính phủ.
-
Câu 24:
Một sự gia tăng trong số hàng không bán được sẽ:
A. Được tính trong GDP ở khoản mục tiêu dùng.
B. Được tính trong GDP ở khoản mục đầu tư.
C. Được tính trong GDP nhưng không phải ở khoản mục tiêu dùng hay khoản mục đầu tư.
D. Không được tính vào GDP.
-
Câu 25:
Tổng thu nhập quốc nội bằng với tổng sản phẩm quốc nội:
A. Chỉ khi không có chính phủ.
B. Chỉ khi không có chính phủ hoặc ngoại thương.
C. Chỉ khi không tính đến giảm giá tư bản (depreciation).
D. Luôn luôn.
-
Câu 26:
Giá trị gia tăng của một hãng là:
A. Giá trị sản lượng trừ đi những thanh toán trả cho các nhân tố sản xuất của hãng.
B. Giá trị sản lượng trừ đi những thanh toán trả cho các hàng hóa trung gian của hãng.
C. Tổng giá trị các hàng hóa trung gian.
D. Tổng giá trị đầu vào là lao động.
-
Câu 27:
Những khoản dưới đây cấu thành giá trị gia tăng của ngành thép, ngoại trừ:
A. Thanh toán cho lao động ngành thép.
B. Thanh toán mua quặng sắt.
C. Địa tô cho việc sử dụng đất trong sản xuất thép.
D. Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép.
-
Câu 28:
Phát biểu nào về tiêu dùng dưới đây là đúng?
A. Khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng sẽ tăng với mức độ lớn hơn.
B. Khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng sẽ tăng với mức độ nhỏ hơn.
C. Tiêu dùng bị tác động mạnh bởi lãi suất.
D. Tiêu dùng thường thấp hơn đầu tư một chút.
-
Câu 29:
Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa:
A. Mức tiêu dùng và thu nhập khả dụng.
B. Mức tiêu dùng và doanh thu từ thuế.
C. Mức tiêu dùng và tổng cầu.
D. Tiêu dùng và sản lượng.
-
Câu 30:
Khuynh hướng tiêu dùng biên giảm khi:
A. Dân chúng tiết kiệm nhiều hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
B. Dân chúng tiết kiệm ít hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
C. Thu nhập khả dụng của dân chúng tăng.
D. Thu nhập khả dụng của dân chúng giảm.