1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào sau đây sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của hàm số tiêu dùng?
A. Tăng lên trong GDP.
B. Tăng lên trong mức giá.
C. Tăng lên trong chi tiêu chính phủ.
D. Giảm thuế thu nhập cá nhân.
-
Câu 2:
Tác động từ việc cắt giảm nhất thời về thuế lên tiêu dùng cá nhân sẽ:
A. Ít hơn tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
B. Lớn hơn tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
C. Bằng với tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
D. Là nghịch biến.
-
Câu 3:
Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes chủ trương ổn định hóa nền kinh tế thông qua:
A. Lực lượng quân sự.
B. Chỉ với nỗ lực tư nhân mà không có những can thiệp của chính phủ.
C. Những thay đổi trong mức giá chung.
D. Những thay đổi trong thuế và chi tiêu chính phủ.
-
Câu 4:
Nguyên nhân chủ yếu của những thay đổi về mức độ hoạt động của nền kinh tế là những thay đổi trong:
A. Xuất khẩu và nhập khẩu.
B. Tổng mức chi tiêu.
C. Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
D. Cung tiền của ngân hàng Trung ương.
-
Câu 5:
Cấu phần có tính ổn định nhất trong mức tổng chi tiêu (AE) là:
A. Chính phủ mua các hàng hóa dịch vụ.
B. Chi tiêu đầu tư.
C. Các hộ gia đình mua thực phẩm và dịch vụ y tế.
D. Những chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân.
-
Câu 6:
Điều nào dưới đây là một dòng vào trong dòng chi tiêu?
A. Chi tiêu từ những khoản vay mượn của các hộ gia đình.
B. Những khoản thanh toán của chính phủ cho các hàng hóa liên quan đến quốc phòng.
C. Khoản mua của người nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 7:
Khi các dòng vào trong dòng chi tiêu ít hơn các dòng ra, mức hoạt động của nền kinh tế sẽ:
A. Không đổi.
B. Tăng.
C. Giảm.
D. Tăng, sau đó giảm.
-
Câu 8:
Nếu chi tiêu của chính phủ vượt quá doanh thu của nó ở mức việc làm đầy đủ, chính phủ này đang vận hành một ngân sách:
A. Thặng dư và có tác động chống lạm phát lên nền kinh tế.
B. Thâm hụt và có tác động chống lạm phát lên nền kinh tế.
C. Thâm hụt và có tác động lạm phát lên nền kinh tế.
D. Thặng dư và có tác động lạm phát lên nền kinh tế.
-
Câu 9:
Khi ngân sách thặng dư ở mức toàn dụng nhân công, chính phủ sẽ:
A. Đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là mức lấy ra. Vì vậy, có một tác động lạm phát lên nền kinh tế.
B. Lấy ra nhiều tiền hơn là mức đưa vào nền kinh tế. Vì vậy, có một tác động chống lạm phát lên nền kinh tế.
C. Lấy ra và đưa vào cùng một lượng tiền đối với nền kinh tế. Vì vậy, không có tác động lạm phát hoặc tác động chống lạm phát đối với nền kinh tế.
D. Lấy ra nhiều tiền hơn là mức đưa vào nền kinh tế. Vì vậy, có một tác động lạm phát lên nền kinh tế.
-
Câu 10:
Một chính sách tài khóa mở rộng sẽ:
A. Tăng chi tiêu, thanh toán chuyển giao hoặc thuế của chính phủ. Do đó, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
B. Giảm chi tiêu, thanh toán chuyển giao hoặc thuế của chính phủ. Do đó, dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
C. Tăng chi tiêu, thanh toán chuyển giao hoặc thuế của chính phủ. Do đó, dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
D. Tăng chi tiêu, thanh toán chuyển giao hoặc giảm thuế của chính phủ. Do đó, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
-
Câu 11:
Một mức giảm 200 tỉ VND trong chi tiêu chính phủ sẽ:
A. Dịch chuyển đường tổng mức chi tiêu (AE) XUỐNG một mức là 200 tỉ VND và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái một lượng bằng với sự thay đổi trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
B. Dịch chuyển đường tổng mức chi tiêu (AE) LÊN một mức là 200 tỉ VND và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái một lượng bằng với sự thay đổi trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
C. Dịch chuyển đường tổng mức chi tiêu (AE) XUỐNG một mức là 200 tỉ VND và đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển sang trái một lượng bằng với sự thay đổi trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
D. Dịch chuyển đường tổng chi tiêu và tổng cầu lên một lượng là 200 tỉ đồng.
-
Câu 12:
Hiện tượng lấn áp đầu tư đi kèm với:
A. Chính phủ mua chứng khoán kho bạc khiến cho lãi suất tăng.
B. Chính phủ bán chứng khoán kho bạc khiến cho lãi suất tăng.
C. Chính phủ bán chứng khoán kho bạc khiến cho lãi suất giảm.
D. Chính phủ mua chứng khoán kho bạc khiến cho lãi suất giảm.
-
Câu 13:
Chính sách tài khóa thắt chặt thường giảm thâm hụt ngân sách chính phủ và giảm lãi suất, điều này gây ra:
A. Giảm trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
B. Tăng trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
C. Tăng trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó tăng tác động của chính sách này tới tổng cầu.
D. Tăng trong đầu tư nhưng giảm xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
-
Câu 14:
Giả sử chi tiêu chính phủ tăng 200 tỉ đồng. Hiện tượng lấn áp làm giảm 50 tỉ đồng trong đầu tư và giảm 30 tỉ đồng trong xuất khẩu ròng. Khuynh hướng chi tiêu biên là 0,5. Đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển:
A. Lên trên 120 tỉ và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải 240 tỉ.
B. Xuống dưới 120 tỉ và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái 240 tỉ.
C. Lên trên 120 tỉ và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái 240 tỉ.
D. Xuống dưới 120 tỉ và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải 240 tỉ.
-
Câu 15:
Thay đổi trong lãi suất chiết khấu nói chung không được sử dụng như một công cụ chính sách tiền tệ vì:=
A. Ngân hàng Trung ương không có thẩm quyền thay đổi lãi suất chiết khấu.
B. Lãi suất chiết khấu được xác định bởi cung và cầu trên thị trường tiền tệ.
C. Các ngân hàng đã sẳn sàng tiếp cận các thị trường quỹ của ngân hàng Trung ương mà ở đó họ vay mượn những dự trữ này.
D. Lãi suất chiết khấu là công cụ có sức mạnh tiềm năng, nếu sử dụng thường xuyên khiến việc quản lý ngân hàng khó khăn hơn.
-
Câu 16:
Để thanh toán khoảng trống trong suy thoái, ngân hàng Trung ương có thể:
A. Mua trái phiếu để tăng giá trái phiếu và giảm lãi suất. Do đó, hạ thấp tỷ giá hối đối và tăng đầu tư, xuất khẩu ròng. Vì vậy dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
B. Bán trái phiếu để hạ giá trái phiếu và tăng lãi suất. Do đó, tăng tỷ giá hối đối và giảm đầu tư, xuất khẩu ròng. Vì vậy dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
C. Mua trái phiếu để giảm giá trái phiếu và tăng lãi suất. Do đó, tăng tỷ giá hối đối và giảm đầu tư, xuất khẩu ròng. Vì vậy dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
D. Bán trái phiếu để hạ giá trái phiếu và tăng lãi suất. Do đó, tăng tỷ giá hối đối và tăng đầu tư, xuất khẩu ròng. Vì vậy dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
-
Câu 17:
Một chính sách tiền tệ mở rộng có thể được thay thế bằng:
A. Chính phủ tăng mua hàng hóa, dịch vụ.
B. Tăng xuất khẩu ròng.
C. Chủ nghĩa bi quan thịnh hành làm dịch chuyển đường cầu đầu tư sang phải.
D. Chủ nghĩa bi quan thịnh hành làm dịch chuyển đường cầu đầu tư sang trái.
-
Câu 18:
Nếu ngân hàng ABC có 8 triệu đồng tiền gửi của khách hàng, 3 triệu dự trữ thực tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% thì nó có thể tạo ra những khoản cho vay mới với khách hàng của mình lên tới:
A. 6 triệu.
B. 1,4 triệu.
C. 1,6 triệu.
D. 2,2 triệu.
-
Câu 19:
Giả sử các ngân hàng không có dự trữ dư thừa và người dân không giữ tiền mặt bên ngoài hệ thống ngân hàng. Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, số nhân tiền gửi sẽ bằng:
A. 10
B. 20
C. 5
D. 0.2
-
Câu 20:
Trong dài hạn, tăng cung tiền sẽ làm ………… mức giá chung và ………. GDP thực.
A. Tăng, tăng.
B. Tăng, giảm.
C. Tăng, không thay đổi.
D. Không thay đổi, tăng.
-
Câu 21:
Quan điểm trong lý thuyết về số lượng tiền tệ là:
A. Số lượng tiền được xác định bởi các ngân hàng.
B. Số lượng tiền là một chỉ báo tốt về chức năng dự trữ giá trị của tiền tệ.
C. Số lượng tiền xác định GDP thực.
D. Trong dài hạn, phần trăm tăng trong số lượng tiền khiến cho mức giá tăng cùng số phần trăm.
-
Câu 22:
Phương trình trao đổi là:
A. MP \= VY.
B. MY \= PV.
C. M/Y \= PV.
D. MV \= PY.
-
Câu 23:
Những bằng chứng lịch sử cho thấy rằng, tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ càng cao sẽ đi kèm với:
A. Tỉ lệ lạm phát càng thấp.
B. Tỉ lệ tăng trưởng của GDP thực càng cao.
C. Tỉ lệ lạm phát càng cao.
D. Không có sự thay đổi trong tỉ lệ lạm phát.
-
Câu 24:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất:
A. Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đảm bảo dự trữ bắt buộc.
B. Các ngân hàng dành cho các khách hàng tin cậy nhất của mình.
C. Các ngân hàng thanh toán cho các tài khoản tiết kiệm.
D. Ngân hàng Trung ương trả lãi cho khoản dự trữ của các ngân hàng.
-
Câu 25:
Trong năm 2008, để giảm lạm phát, ngân hàng Trung ương ……….. lãi suất và ……….. mức tăng cung ứng tiền tệ.
A. Nâng, giảm.
B. Nâng, tăng.
C. Hạ, giảm.
D. Hạ, tăng.
-
Câu 26:
Trước thời kỳ suy thoái kinh tế, nhiều nhà quan sát cho rằng ngân hàng Trung ương đã:
A. Tăng lãi suất.
B. Không thay đổi lãi suất.
C. Hạ lãi suất.
D. Không thực hiện những điều trên vì ngân hàng Trung ương không thực hiện những việc này trước khi suy thoái xảy ra.
-
Câu 27:
Khi nào lãi suất thay đổi trước khi ngân hàng Trung ương tiến hành những hoạt động nghiệp vụ để thay đổi chúng?
A. Khi cầu về tiền tăng hoặc giảm nhanh.
B. Khi cầu về tiền tăng hoặc giảm nhẹ.
C. Nền kinh tế đang thoát ra khỏi suy thoái.
D. Khi dân chúng có thể dự đoán được những hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng Trung ương.
-
Câu 28:
Nếu chi phí năng lượng tăng lên, đường ……….sẽ dịch chuyển…………….
A. Tổng cung, xuống dưới.
B. Tổng cầu, sang phải.
C. Tổng cung, lên trên.
D. Đường Phillip dài hạn, sang phải.
-
Câu 29:
Tình trạng đình trệ – lạm phát (stagflation) trong chu kì đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp dẫn đến tình trạng:
A. Khoảng trống suy thoái (a recessionary gap).
B. Khoảng trống lạm phát (an inflationary gap).
C. Ở mức cân bằng GDP thực tiềm năng.
D. Tăng lên trong tỉ lệ lạm phát và giảm trong tỉ lệ thất nghiệp.
-
Câu 30:
Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý với nhau rằng, yếu tố chính quyết định tỉ lệ lạm phát của một nền kinh tế là:
A. Tỉ lệ thất nghiệp.
B. Tổng cung ngắn hạn.
C. Tổng cầu.
D. Sự tăng trưởng của tiền tệ.