1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây làm giảm tính hiệu quả của hệ thống ổn định hóa tự động trong cuộc chiến chống suy thoái kinh tế?
A. Tăng số tháng làm việc để đủ tiêu chuẩn nhận trợ cấp thất nghiệp.
B. Giảm số nhóm người phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
C. Giảm những tiêu chuẩn phải thỏa mãn để được nhận trợ cấp thất nghiệp.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 2:
Điều nào trong số những phát biểu dưới đây là đúng?
A. Ngân sách cân bằng là một chính sách tài khóa thắt chặt chống lạm phát.
B. Chính phủ đã hoạt động trong điều kiện thâm hụt ngân sách nhiều năm qua.
C. Yêu cầu của một chính sách tài khóa là ngân sách phải cân bằng.
D. Nếu chi tiêu của chính phủ ít hơn doanh thu từ thuế, chính phủ này đang hoạt động với ngân sách thặng dư.
-
Câu 3:
Những nỗ lực để cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ:
A. Có thể có một tác động xấu đến nền kinh tế.
B. Có thể tạo ra cơ chế ổn định tự động hoạt động theo cách lại làm tăng thâm hụt ngân sách.
C. Chắc hẳn phải đòi hỏi giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 4:
Một chính sách tài khóa thích hợp nhất cho một nền kinh tế đang trải qua tình trạng vừa đình trệ, vừa lạm phát là:
A. Một ngân sách thặng dư.
B. Một ngân sách thâm hụt.
C. Một ngân sách cân bằng.
D. Không theo một hướng nào rõ ràng.
-
Câu 5:
Nợ quốc gia Việt Nam là tổng số nợ tích lũy của:
A. Tất cả những khoản vay mượn của tư nhân và chính phủ Việt Nam.
B. Tất cả những khoản vay mượn của tư nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp Việt Nam.
C. Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
D. Chính quyền Trung ương và địa phương.
-
Câu 6:
Điều nào dưới đây làm tăng tài khoản dự trữ của một ngân hàng?
A. Tiền mặt trong ngân hàng để đáp ứng nhu cầu có tính mùa vụ của khách hàng.
B. Tăng trong số cầu về khoản gửi ở tại ngân hàng đó, do kết quả của một chính sách khuyến mại.
C. Tăng trong số séc không hợp lệ được viết bởi các khách hàng.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 7:
Một ngân hàng có thể tạo ra những khoản cho vay mới tới một mức bằng:
A. Dự trữ thực tế của nó.
B. Các khoản gửi của nó.
C. Dự trữ dư thừa.
D. Dự trữ bắt buộc.
-
Câu 8:
Số nhân tiền tệ là:
A. Bội số mà theo đó một sự thay đổi trong các khoản gửi trong hệ thống định chế tài chính thành những thay đổi trong dự trữ.
B. Có thể bị suy giảm thông qua việc chuyển hoán một tỉ lệ nhất định các khoản gửi thành tiền mặt.
C. Có thể khiến cho cung tiền tăng mà không giảm.
D. Có liên quan trực tiếp đến quy mô số dư tiền dự trữ bắt buộc trong ngân hàng.
-
Câu 9:
Nếu đòi hỏi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, dự trữ dư thừa trong ngân hàng và các định chế tài chính có kinh doanh tiền tệ là 10 triệu có thể dẫn đến việc tăng cung tiền là:
A. 2 triệu.
B. 10 triệu.
C. 50 triệu.
D. 200 triệu.
-
Câu 10:
Sự khác nhau giữa khoản vay dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại từ ngân hàng Trung ương với các khoản vay từ các ngân hàng thương mại khác là:
A. Những dự trữ mới được tạo ra trong hệ thống khi vay từ ngân hàng Trung ương, trong khi vay mượn từ các ngân hàng thương mại khác thì không như vậy.
B. Ngân hàng Trung ương không đòi hỏi lợi tức, trong khi các ngân hàng thương mại khác đòi hỏi lợi tức.
C. Những khoản vay mượn từ các ngân hàng khác là bất hợp pháp.
D. Ngân hàng Trung ương không từ chối những yêu cầu tín dụng, nhưng các ngân hàng khác thì có thể từ chối những yêu cầu này.
-
Câu 11:
Điều nào dưới đây là một thuận lợi của chính sách tiền tệ?
A. Mức linh hoạt về quy mô những thay đổi được thực hiện.
B. Để việc thay đổi cung tiền được thực hiện có thể cần phải có một số ngày cho việc làm và thực hiện những quyết định đó.
C. Hoạt động chính trị có tác động rất lớn đến chính sách tiền tệ.
D. Tất cả những điều trên.
-
Câu 12:
Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên không tính đến:
A. Thất nghiệp do ma sát (frictional unemployment).
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp.
-
Câu 13:
Nếu một nền kinh tế toàn dụng nhân công:
A. Toàn bộ dân chúng có việc làm.
B. Toàn bộ lực lượng lao động có việc làm.
C. Chỉ có thất nghiệp ma sát cộng với những người lao động không được khuyến khích hay những lao động trong thời kì suy thoái có cơ hội kiếm được việc làm thấp nên tự nguyện ở ngoài lực lượng lao động làm người nội trợ gia đình.
D. Chỉ có thất nghiệp ma sát và thất nghiệp cơ cấu.
-
Câu 14:
Khi 30 lao động bị sa thải vì nền kinh tế đi vào suy thoái, thất nghiệp loại nào tăng lên?
A. Thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp ma sát.
D. Người lao động không được khuyến khích.
-
Câu 15:
Khi 30 lao động sau khi ra trường tham gia vào lực lượng lao động, thất nghiệp loại nào tăng lên?
A. Thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp ma sát.
D. Người lao động không được khuyến khích.
-
Câu 16:
Khi 30 lao động bị sa thải và không kiếm được việc làm mới vì họ thiếu những kỹ năng cần thiết, thất nghiệp loại nào tăng lên?
A. Thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp ma sát.
D. Người lao động không được khuyến khích.
-
Câu 17:
Điều nào dưới đây góp phần làm tăng lạm phát chi phí đẩy?
A. Tăng trong việc làm và sản lượng.
B. Tăng trong chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm.
C. Giảm trong giá nguồn lực.
D. Thất nghiệp tăng.
-
Câu 18:
Tăng trưởng kinh tế có thể được gia tăng bởi:
A. Đánh thuế vào việc tiết kiệm.
B. Hạn chế thương mại quốc tế.
C. Sử dụng các quỹ chính phủ để giúp đỡ các hoạt động nghiên cứu cơ bản.
D. Giảm độ dài thời gian một giấy phép có hiệu lực.
-
Câu 19:
Một nhân tố được coi là điểm yếu của lý thuyết cổ điển về tăng trưởng là:
A. Nhấn mạnh vào tiết kiệm và đầu tư.
B. Giả định rằng, tỉ lệ tăng trưởng của dân số tăng khi thu nhập giảm.
C. Dựa vào sự tăng trưởng không đổi của kỹ thuật.
D. Không tính đến sự tồn tại của tiền lương thực tế.
-
Câu 20:
Trong lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng, sự tăng trưởng trong ____________ là kết quả của sự may mắn.
A. Tiết kiệm.
B. Thu nhập.
C. Kỹ thuật.
D. Lãi suất thực.
-
Câu 21:
Độ dốc của hàm năng suất (PF) phản ánh:
A. Những hoạt động của tích lũy tư bản.
B. Những tác động của tiến bộ kỹ thuật.
C. Quy luật lợi suất giảm dần.
D. Những tác động của tăng trưởng dân số.
-
Câu 22:
Trượt dọc theo hàm năng suất xảy ra khi:
A. Tiến bộ kỹ thuật xảy ra.
B. Mức tăng trưởng vốn và lao động cùng tỉ lệ.
C. Mức tăng trưởng vốn nhanh hơn mức tăng trưởng lao động.
D. Mức sản lượng theo giờ của lao động là không đổi.
-
Câu 23:
Giữa hai nước, để xác định một nước có hay không có lợi thế so sánh về một sản phẩm nào đó cần thiết phải so sánh:
A. Tổng lượng được sản xuất ở mỗi nước.
B. Chi phí cơ hội trong các nước này.
C. Tổng mức cầu về sản phẩm đó ở mỗi nước.
D. Không có điều nào kể trên.
-
Câu 24:
Tác động trực tiếp của một thuế quan là hạn chế ____________ và làm lợi cho ____________
A. Xuất khẩu, những người sản xuất.
B. Xuất khẩu, những người tiêu dùng.
C. Nhập khẩu, những người tiêu dùng.
D. Nhập khẩu, những người sản xuất.
-
Câu 25:
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và của nước ngoài vào Việt Nam được ghi trong tài khoản nào của cán cân thanh toán của Việt Nam?
A. Tài khoản vãng lai.
B. Tài khoản vốn.
C. Tài khoản kế toán chính thức.
D. Một tài khoản của cán cân thanh toán không kể ra ở trên.
-
Câu 26:
Giả sử Việt Nam lúc đầu không có thặng dư hay thâm hụt thương mại. Sau đó, các công ty của Việt Nam tăng nhập khẩu của họ từ Mỹ, tài trợ cho việc tăng đó là nhờ vay mượn ở Mỹ. Việt Nam bây giờ có tài khoản vãng lai ____________ và tài khoản vốn ____________
A. Thặng dư, thặng dư.
B. Thặng dư, thâm hụt.
C. Thâm hụt, thặng dư.
D. Thâm hụt, thâm hụt.
-
Câu 27:
Giảm trong thâm hụt ngân sách của chính phủ Việt Nam làm………….thâm hụt xuất khẩu ròng của Việt Nam.
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Có thể giảm hoặc tăng, tùy thuộc vào thâm hụt ngân sách này gây ra bởi tăng trong chi tiêu chính phủ hay giảm thuế.
-
Câu 28:
Điều nào dưới đây khiến cho đồng USD giảm giá so với đồng NDT của Trung Quốc?
A. Cục dự trữ liên bang Mỹ mua USD vào kho dự trữ.
B. Gia tăng lãi suất ở Mỹ.
C. Giảm lãi suất ở Trung Quốc.
D. Đồng USD được kì vọng là giảm giá so với đồng NDT Trung Quốc.
-
Câu 29:
Phân tích logic các hiện tượng kinh tế nhằm rút ra các nguyên lý về phương thức ứng xử của các cá nhân hoặc hành động của các định chế được gọi là:
A. Kinh tế học chính sách.
B. Kinh tế học vĩ mô.
C. Kinh tế học thực chứng.
D. Kinh tế học lý thuyết.
-
Câu 30:
Khi các nguyên lý kinh tế được rút ra từ những bằng chứng thực tế, phương pháp lập luận kinh tế này được gọi là:
A. Hậu kiểm.
B. Suy diễn.
C. Quy nạp.
D. Kiểm định giả thiết.