1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây là nói về khan hiếm:
A. Các quốc gia luôn sản xuất bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất của họ.
B. Các nguồn lực là hữu hạn, còn nhu cầu là vô hạn.
C. Các nguồn lực là hữu hạn trong khi còn có quá nhiều lãng phí.
D. Nhu cầu mặc dù còn bị giới hạn nhưng vẫn vượt quá những nguồn lực.
-
Câu 2:
Yếu tố nào dưới đây không phải là một nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ?
A. Lao động.
B. Tiền của một công ty trong ngân hàng.
C. Thiết bị máy móc.
D. Các doanh nghiệp.
-
Câu 3:
Nếu một giỏ hàng hóa có chỉ số giá là 112 trong năm 2009 và 115 trong năm 2010, khi đó:
A. Tỷ lệ lạm phát giữa năm cơ sở và năm 2009 là 12%.
B. Tỷ lệ lạm phát giữa năm cơ sở và năm 2010 là 15%.
C. Tỷ lệ lạm phát của năm 2010 là 2,67%.
D. Cả 3 câu trên.
-
Câu 4:
Giả sử không có trợ cấp của chính phủ với hàng hóa dịch vụ, một nền kinh tế có giá trị GDP theo giá thị trường là 90 tỉ USD và thuế gián tiếp (đánh vào sản xuất và bán hàng hóa dịch vụ) là 5 tỉ USD, sẽ có GDP theo giá nhân tố là:
A. 95 tỉ $.
B. 85 tỉ $.
C. 90 tỉ $.
D. 5 tỉ $.
-
Câu 5:
Một nền kinh tế có mức tăng thu nhập quốc dân hàng năm là 12% và mức tăng giá cả hàng năm là 5% thì thu nhập quốc dân thực tế là:
A. Tăng khoảng 7%.
B. Tăng khoảng 8,5%.
C. Giảm khoảng 5%.
D. Giảm khoảng 7%.
-
Câu 6:
Giá trị gia tăng trong sản xuất bằng với:
A. Phần giá trị mua từ các hãng khác.
B. Lợi nhuận.
C. Tổng giá trị của sản lượng các hàng hóa trung gian.
D. Tổng giá trị sản lượng trừ đi các nhân tố đầu vào mua từ các hãng khác.
-
Câu 7:
Các chi tiêu của hộ gia đình dưới đây thuộc về chi tiêu cho tiêu dùng, ngoại trừ:
A. Tiền trả cho một nha sĩ.
B. Tiền mua một ô tô mới.
C. Tiền mua một ngôi nhà mới.
D. Tiền mua một áo khoác mới.
-
Câu 8:
Một nền kinh tế có thể đang hoạt động ở bên trên mức cân bằng việc làm đầy đủ, có thể do:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải.
B. Đường AD dịch chuyển sang trái.
C. Đường SRAS dịch chuyển sang trái.
D. Đường SRAS dịch chuyển sang phải.
-
Câu 9:
Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, một sự giảm xuống trong mức giá nội địa sẽ làm dịch chuyển hàm xuất khẩu ròng:
A. Xuống dưới, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới.
B. Lên trên, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên.
C. Lên trên, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới.
D. Xuống dưới, làm cho hàm tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên.
-
Câu 10:
Đường AD miêu tả sự kết hợp của:
A. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với mức tổng chi tiêu mong muốn.
B. Thu nhập quốc dân danh nghĩa và mức giá tương ứng với tổng mức chi tiêu mong muốn.
C. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với tổng mức chi tiêu mong muốn duy nhất.
D. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tương ứng với một sự cân bằng trong thanh toán quốc tế.
-
Câu 11:
Nếu mức giá hiện hành nằm dưới mức cân bằng vĩ mô ngắn hạn, khi đó:
A. Mức sản lượng mong muốn hay kế hoạch của các hãng lớn hơn mức sản lượng tương ứng với những quyết định chi tiêu.
B. Tổng mức chi tiêu mong muốn thấp hơn sản lượng hàng hóa được cung ứng trong ngắn hạn.
C. Mức sản lượng kế hoạch của các hãng thấp hơn mức sản lượng phù hợp với những quyết định chi tiêu.
D. Mức giá có khuynh hướng điều chỉnh theo hướng trượt dọc xuống dưới và bên phải của đường AD.
-
Câu 12:
Các điều kiện khác không thay đổi, một sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư mong muốn hay kế hoạch sẽ:
A. Làm dịch chuyển đường AE lên trên.
B. Làm dịch chuyển đường AD sang phải.
C. Làm cho mức thu nhập quốc dân thực tế cân bằng và mức giá tăng nếu nền kinh tế đang hoạt động trong đoạn giữa của đường SRAS.
D. Tất cả những điều trên.
-
Câu 13:
Một sự dịch chuyển sang phải của đường SRAS có thể là do:
A. Gia tăng trong giá của các nhân tố.
B. Giảm trong năng suất.
C. Tăng trong năng suất / hoặc giảm trong giá các nhân tố.
D. Giảm trong cung các nhân tố.
-
Câu 14:
Với một đường tổng cầu đã cho, một sự dịch chuyển của đường SRAS sang trái có thể gây ra:
A. Tăng trong thu nhập quốc dân thực tế và mức giá trong ngắn hạn.
B. Tăng trong mức giá nhưng giảm trong thu nhập quốc dân thực tế ngắn hạn.
C. Giảm trong mức giá nhưng tăng trong mức thu nhập quốc dân thực tế.
D. Giảm trong thu nhập quốc dân tiềm năng.
-
Câu 15:
Đường LRAS dịch chuyển phải nếu:
A. Những thay đổi về thuế tạo ra những khuyến khích nhiều hơn cho đầu tư nhưng ít hơn cho lao động.
B. Cung về lao động và vốn quốc gia tăng lên.
C. Thuế giảm khiến cho tổng mức cầu cao hơn.
D. Giá các nhân tố giảm.
-
Câu 16:
Cơ chế tự điều chỉnh trong dài hạn đi kèm với tình trạng lạm phát do cú sốc một lần về cầu là nhằm nói đến:
A. Khuynh hướng thu nhập quốc dân tiềm năng điều chỉnh, do đó thanh toán khoảng trống lạm phát.
B. Giá các nhân tố tăng nhiều hơn mức giá chung.
C. Giá các nhân tố tăng sao cho thu nhập quốc dân tiềm năng và giá thực của các nhân tố được bảo tồn. Do đó, thanh toán khoảng trống lạm phát.
D. Mức giá chung tăng mà không có bất kì sự thay đổi nào trong giá các nhân tố.
-
Câu 17:
Đường tổng cung dài hạn (LRAS) biểu thị mối quan hệ giữa mức giá chung và thu nhập quốc dân thực tế:
A. Tại nhánh thẳng đứng của đường SRAS nơi mà đạt được giới hạn cao nhất về năng lực sản xuất của nó.
B. Sau khi các giá cả và chi phí đầu vào đã được điều chỉnh một cách đầy đủ trong việc đáp ứng các cú sốc một lần.
C. Khi giá các nhân tố thực biến thiên trong dài hạn.
D. Không có điều nào kể trên.
-
Câu 18:
Một sự tăng lên trong thuế suất thu nhập sẽ:
A. Tạo ra sự dịch chuyển song song hay tịnh tiến của hàm tiêu dùng.
B. Làm cho hàm tiêu dùng dốc hơn.
C. Làm cho hàm tiêu dùng thoải hơn.
D. Làm cho hàm tiêu dùng nằm ngang.
-
Câu 19:
Việc giảm trong thuế suất thuế thu nhập sẽ:
A. Làm tăng số nhân đối với một khoản đầu tư.
B. Làm giảm số nhân đối với một khoản đầu tư.
C. Làm tăng số nhân với những khoản chi tiêu chính phủ nhưng không làm thay đổi số nhân với những khoản thuế cố định.
D. Làm giảm số nhân cho những khoản chi tiêu của chính phủ.
-
Câu 20:
Nếu chính phủ muốn kích thích tăng GDP thì điều nào dưới đây sẽ không được thực hiện?
A. Tăng thuế thu nhập.
B. Tăng chi tiêu chính phủ.
C. Tăng các khoản chuyển vào.
D. Tăng chi tiêu chính phủ và thuế cùng lúc.
-
Câu 21:
Sự kiện nào dưới đây tạo ra khả năng thành công hơn cho một chính sách tài khóa chống chu kì?
A. Dự báo về GDP kém chính xác hơn trước.
B. Các nhà kinh tế bất đồng trong việc tính quy mô số nhân.
C. Quốc hội tin rằng, ưu tiên đầu tiên của chính phủ là giảm thâm hụt ngân sách.
D. Nghiên cứu mới về kinh tế chỉ ra rằng, những thay đổi trong tổng cầu ảnh hưởng đến lạm phát ít hơn người ta tưởng trước đây.
-
Câu 22:
Theo quan điểm trọng cung, cắt giảm thuế giống với:
A. Làm hạ thấp doanh thu sau thuế của các khoản đầu tư.
B. Mở rộng sự bất bình đẳng trong thu nhập.
C. Dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn hơn.
D. Làm tổng cung tăng nhanh hơn tổng cầu.
-
Câu 23:
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng được cắt giảm thông thường chúng làm cho:
A. Giảm việc cho vay của các ngân hàng.
B. Tăng việc cho vay của các ngân hàng.
C. Giảm các khoản gửi trong bảng cân đối của các ngân hàng.
D. Giảm tài sản ròng của các ngân hàng.
-
Câu 24:
Khi một người đem 100.000 đồng tiền mặt gửi vào ngân hàng.
A. Cung tiền tăng ngay 100.000 đồng.
B. Cung tiền thoạt đầu giảm 100.000 đồng.
C. Cung tiền thoạt đầu không thay đổi, cuối cùng tăng khoảng 100.000 đồng.
D. Thoạt đầu cung tiền không thay đổi, cuối cùng tăng nhiều hơn 100.000 đồng.
-
Câu 25:
Chính sách tài khóa thắt chặt cùng với chính sách tiền tệ mở rộng tạo ra:
A. GNP cao – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
B. GNP thấp – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
C. Lãi suất cao – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
D. Lãi suất thấp – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
-
Câu 26:
Nếu m là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, công thức số nhân tiền đơn giản sẽ là:
A. Thay đổi trong khoản gửi bằng (1/m)*thay đổi trong dự trữ.
B. Thay đổi trong tiền tệ bằng (1/m)*thay đổi trong dự trữ.
C. Thay đổi trong cho vay bằng (1/m)*thay đổi trong dự trữ.
D. Thay đổi trong dự trữ dư thừa bằng (1/m)*thay đổi trong dự trữ.
-
Câu 27:
Nếu ngân hàng Trung ương muốn hạ thấp lãi suất thì sẽ phải:
A. Bán các trái phiếu chính phủ.
B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Hạ thấp lãi suất chiết khấu.
D. Không khuyến khích các ngân hàng thành viên vay ngân hàng Trung ương.
-
Câu 28:
Chính sách tiền tệ sẽ có tác động mạnh hơn lên GDP thực nếu:
A. Cầu tiền nhạy cảm hơn so với lãi suất.
B. Đầu tư nhạy cảm hơn so với lãi suất.
C. Thuế suất thuế thu nhập cao hơn.
D. Đường tổng cung dốc xuống.
-
Câu 29:
Điều nào dưới đây là phát biểu đúng về lạm phát chi phí đẩy?
A. Lạm phát chi phí đẩy bắt đầu từ một sự gia tăng trong tổng cầu đẩy chi phí lên cao hơn.
B. Lạm phát chi phí đẩy có thể được bắt đầu với việc tăng lên trong giá cả các nguyên vật liệu, nhưng nó đòi hỏi một sự duy trì gia tăng trong cung tiền.
C. Để duy trì, lạm phát chi phí đẩy đòi hỏi một loạt những cú hích về chi phí mà không có sự thay đổi nào trong tổng cầu.
D. Việt Nam chưa từng trải qua lạm phát chi phí đẩy.
-
Câu 30:
Điều nào dưới đây khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải năm này qua năm khác?
A. Cắt giảm thuế một lần.
B. Tăng một lần trong chi tiêu chính phủ mua hàng hóa dịch vụ.
C. Lạm phát.
D. Tăng trưởng trong cung tiền.