1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ sở tiền tăng khi NHTW:
A. Bán trái phiếu trên thị trường mở.
B. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Bán ngoại tệ.
D. Cho các NHTM vay tiền.
-
Câu 2:
Khi can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ, NHTW thường bán trái phiếu trên thị trường mở. Tại sao?
A. Nếu không bán trái phiếu trên thị trường mở, ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ sẽ làm giảm cung tiền trong nước và do vậy có thể gây ra suy thoái.
B. Muốn nền kinh tế trong nước không bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngoài.
C. Để trung hoà ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ đến cung tiền trong nước.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 3:
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm sản lượng bằng cách:
A. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
B. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
C. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
D. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
-
Câu 4:
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng là làm tăng sản lượng bằng cách:
A. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
B. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
C. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
D. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
-
Câu 5:
Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất giảm, tiêu dùng tăng, và đầu tư tăng. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
A. Chính sách tiền tệ mở rộng.
B. Chính sách tiền tệ thắt chặt.
C. Chính sách tài khoá thắt chặt.
D. Chính sách tài khoá mở rộng.
-
Câu 6:
Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
A. Giảm chi tiêu chính phủ.
B. Giảm thuế.
C. Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
D. Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
-
Câu 7:
Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
A. Tăng chi tiêu chính phủ.
B. Giảm thuế.
C. Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.
D. Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
-
Câu 8:
Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối với tổng cầu. Nếu chính phủ giảm thuế, thì NHTW cần:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
C. Giảm lãi suất cơ bản.
D. Bán trái phiếu chính phủ.
-
Câu 9:
Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối với tổng cầu. Nếu chính phủ tăng thuế, thì NHTW cần:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
C. Giảm lãi suất cơ bản.
D. Bán trái phiếu chính phủ.
-
Câu 10:
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, làn sóng bi quan của các nhà đầu tư và người tiêu dùng làm giảm chi tiêu. Nếu quyết định áp dụng chính sách bình ổn chủ động, thì NHNW sẽ:
A. Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
B. Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
C. Tăng cung tiền và giảm lãi suất.
D. Giảm cung tiền và tăng lãi suất.
-
Câu 11:
Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự gia tăng của cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu?
A. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
B. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
C. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
D. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá sụt giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
-
Câu 12:
Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự cắt giảm cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu?
A. Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
B. Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
C. Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, giá cả giảm, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
D. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá cả giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
-
Câu 13:
NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau nhằm tác động đến tổng cầu. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì NHTW phải:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Mua trái phiếu chính phủ
-
Câu 14:
Nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở thì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang:
A. Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
B. Trái và lãi suất sẽ giảm xuống.
C. Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
D. Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
-
Câu 15:
Vị trí của đường cung tiền được xác định bởi:
A. Mức độ phảnứng của cầu tiền với lãi suất.
B. Mức độ phản ứng của cầu tiền với thu nhập.
C. Mức độ phản ứng của đầu tư với lãi suất.
D. Hành vi chính sách của NHTW.
-
Câu 16:
Nhân tố nào sau đây không xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa?
A. Hành vi chính sách của NHTW.
B. Lãi suất.
C. Chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại.
D. Hành vi giữ tiền của người dân.
-
Câu 17:
Nhân tố nào sau đây xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa?
A. Hành vi chính sách của NHTW.
B. Chính sách cho vay của các NHTM.
C. Hành vi giữ tiền của người dân.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 18:
Nếu lãi suất tăng lên:
A. Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái.
B. Lượng cầu về đầu tư sẽ giảm.
C. Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải.
D. Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.
-
Câu 19:
Lãi suất thay đổi gây ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các quá trình sau đây:
A. Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư cùng dịch chuyển.
B. Cả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển.
C. Có sự di chuyển dọccả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu.
D. Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.
-
Câu 20:
Lượng cầu tiền thực tế giảm xuống khi lãi suất tăng lên là vì:
A. Bộ Tài chính vay tiền nhiều hơn ở mức lãi suất cao hơn.
B. Giá của trái phiếu tăng khi lãi suất tăng.
C. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền với vai trò là một tài sản tăng lên khi lãi suất tăng.
D. Khi lãi suất tăng lên, các nhà ngân hàng lo sợ rằng mức lãi suất đó lại giảm nên họ không muốn cho vay.
-
Câu 21:
Chuỗi sự kiện nào dưới đây là một phần trong các kết quả do tác động của NHTW nhằm hạn chế tổng cầu?
A. Cung tiền giảm, lãi suất giảm, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
B. Hàng tồn kho không dự kiến tăng, GDP thực tế bắt đầu giảm, cầu tiền tăng lên.
C. Cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
D. Cung tiền tăng, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
-
Câu 22:
Cung tiền giảm có thể làm:
A. Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu cùng tăng.
B. Lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm.
C. Lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng.
D. Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu đều giảm.
-
Câu 23:
Trật tự chính xác của chuỗi sự kiện khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ để làm thay đổi GDP thực tế là:
A. C + I + G + NX, cung tiền, lãi suất, đầu tư.
B. C + I + G + NX, đầu tư, cung tiền, lãi suất.
C. Cung tiền, lãi suất, đầu tư, C + I + G + NX.
D. Lãi suất và cầu tiền, đầu tư, C + I + G + NX.
-
Câu 24:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000. Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 25:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000. Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
A. 1.000 tỉ đồng.
B. 600 tỉ đồng.
C. 3.000 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 26:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, cung tiền là:
A. 6.000 tỉ đồng.
B. 8.000 tỉ đồng.
C. 10.000 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 27:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr)20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 28:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 41915
B. 2
C. 2,5
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 29:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 4,1
B. 4,3
C. 14,3
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 30:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
A. 5
B. 5,5
C. 10
D. Không phải các kết quả trên.