1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc giảm trong dự trữ của ngân hàng do thanh toán tiền cho người nước ngoài sẽ:
A. Luôn gây ra một tác động số nhân lên các khoản gửi.
B. Gây ra tác động số nhân lên các khoản gửi chỉ khi không có dự trữ dư thừa.
C. Không có ảnh hưởng đến các khoản gửi trong nước.
D. Không ảnh hưởng đến hiện trạng của tín dụng trong nước.
-
Câu 2:
Sự tồn tại của một khoản tiền rút khỏi ngân hàng, trong các điều kiện khác không đổi sẽ:
A. Giảm tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng và thu hẹp cung tiền.
B. Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng cung tiền.
C. Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để thu hẹp cung tiền.
D. Tăng tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng và thu hẹp cung tiền.
-
Câu 3:
Những định nghĩa khác nhau về cung tiền gồm những kiểu khoản gửi khác nhau. Cung tiền theo nghĩa hẹp M1 gồm có tiền mặt và:
A. Tất cả các khoản gửi có thể chuyển thành séc.
B. Cầu về khoản gửi.
C. Tất cả các khoản gửi trong bảng kê A của ngân hàng.
D. Tiết kiệm và khoản gửi có kỳ hạn.
-
Câu 4:
Thứ thay thế cho tiền tệ hoặc tiền giấy là thứ có chức năng:
A. Dự trữ giá trị.
B. Đơn vị kế toán.
C. Trung gian trao đổi nhưng không có chức năng dự trữ giá trị.
D. Trung gian trao đổi và cũng là chức năng dự trữ giá trị.
-
Câu 5:
Nếu ngân hàng Trung ương lo ngại đến tác động tiềm năng của một chính sách tài khóa giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ, nó có thể:
A. Mua trái phiếu trên thị trường mở.
B. Tăng đòi hỏi dự trữ phát sinh.
C. Bán trái phiếu trên thị trường mở với ý định làm giảm lãi suất.
D. Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp.
-
Câu 6:
Nếu ngân hàng Trung ương chọn cách tiếp cận kiểm soát lãi suất đối với hoạt động trên thị trường mở, nó sẽ:
A. Định giá và số lượng mua, bán các trái phiếu.
B. Định số lượng mua, bán các trái phiếu vì thị trường sẽ xác định mức lãi suất cân bằng của những trái phiếu đó.
C. Đặt giá cho những trái phiếu mà nó bán hoặc mua và cho phép thị trường ấn định lượng mua và bán trái phiếu.
D. Thay đổi lãi suất chiết khấu mà không tính đến chính sách thị trường mở của mình.
-
Câu 7:
Nếu cầu về tiền giảm nhanh hơn mức độ cung tiền đang được ngân hàng Trung ương kiểm soát, khi đó:
A. Lãi suất sẽ giảm.
B. Lượng cầu về tiền sẽ lớn hơn lượng cung tiền.
C. Lãi suất sẽ tăng.
D. Việc mở rộng cung tiền là cần thiết để thực hiện lãi suất mục tiêu (ban đầu).
-
Câu 8:
Nếu lạm phát dự kiến tăng 1%, trong ngắn hạn lãi suất danh nghĩa sẽ:
A. Không đổi.
B. Tăng ít hơn 1%.
C. Tăng khoảng 1%.
D. Tăng nhiều hơn 1%.
-
Câu 9:
Tăng dai dẳng trong chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra:
A. Tăng nhất thời lạm phát.
B. Tăng dai dẳng lạm phát.
C. Không thay đổi lạm phát.
D. Giảm nhất thời lạm phát.
-
Câu 10:
Tăng dai dẳng khối lượng tiền, không có sự thay đổi trong tỉ lệ tăng trưởng sẽ tạo ra:
A. Tăng nhất thời lạm phát.
B. Tăng dai dẳng lạm phát.
C. Không thay đổi lạm phát.
D. Giảm nhất thời lạm phát.
-
Câu 11:
Nếu lạm phát dự kiến ở mức độ lớn, sẽ tạo ra sự chuyển giao của cải từ:
A. Con nợ sang chủ nợ.
B. Chủ nợ sang con nợ.
C. Người nghèo sang người giàu.
D. Không có điều nào kể trên.
-
Câu 12:
Nếu một nửa vốn trong nền kinh tế bị phá hủy, GDP theo đầu người sẽ:
A. Không giảm chút nào.
B. Giảm ít hơn một nửa.
C. Giảm một nửa của mức ban đầu.
D. Giảm nhiều hơn một nửa.
-
Câu 13:
Quy luật ngang bằng sức mua được duy trì. Nếu tỉ giá hiện hành là 110 Yên đổi 1 USD. Nếu tỉ giá hối đoái năm sau kì vọng là như cũ (110 Yên đổi 1 USD), lạm phát trong năm ở Nhật sẽ được kì vọng ____________ lạm phát ở Mỹ.
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Không đổi.
D. Không xác định được với những thông tin trên.
-
Câu 14:
Dòng vốn vào ở Mỹ khi lãi suất ở Mỹ (đã được điều chỉnh theo những thay đổi dự kiến về tỉ giá) ____________ lãi suất nước ngoài.
A. Lớn hơn.
B. Bằng.
C. Nhỏ hơn.
D. Vốn không bao giờ chảy vào Mỹ.
-
Câu 15:
Nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi, việc tăng cầu về ô tô ở Mỹ sẽ:
A. Tăng cung đồng Yên khiến cho đồng Yên giảm giá.
B. Tăng cầu đồng Yên khiến cho đồng đô la giảm giá.
C. Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng Yên giảm giá.
D. Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng đô la giảm giá.
-
Câu 16:
Nếu giá trị kì vọng về tỉ giá đồng Việt Nam (VND) trong tương lai là tăng lên, tỷ giá hiện hành của đồng VND sẽ ____________
A. Tăng.
B. Không đổi.
C. Giảm.
D. Có thể thay đổi nhưng hướng thì không rõ ràng.
-
Câu 17:
Việc gia tăng chênh lệch lãi suất ở Việt Nam làm ____________ cầu về VND và tỉ giá của VND sẽ ____________
A. Tăng, tăng.
B. Tăng, giảm.
C. Giảm, tăng.
D. Giảm, giảm.
-
Câu 18:
Tất cả những mục tiêu kinh tế vĩ mô đều là những mục tiêu dài hạn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Tăng trưởng trong GDP và tăng tỉ lệ thất nghiệp có mối quan hệ đồng biến.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
GDP thực là số hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong 1 năm khi các nguồn lực ở trạng thái toàn dụng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên trong giai đoạn suy thoái của chu kì kinh doanh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Tỉ lệ lạm phát không bao giờ âm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành là số đo hoạt động kinh tế thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nó.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Thanh toán tiền lương cho các hộ gia đình về các dịch vụ lao động của nó là thành phần của tổng thu nhập.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Vốn là một kho, còn đầu tư là một dòng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Thanh toán chuyển giao nằm trong khoản mua hàng hóa của chính phủ cấu thành nên tổng chi tiêu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Cách tiếp cận chi tiêu đo lường GDP bằng cộng chi tiêu của các hãng về tiền công, địa tô, lợi tức, lợi nhuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Việc mua và bán các hàng hóa đã sử dụng được loại bỏ khỏi GDP thực.
A. Đúng
B. Sai