1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu như bạn tìm thấy một người có thể đổi những thứ bạn có lấy những những thứ bạn muốn thì:
A. Cần phải có tiền để tiến hành trao đổi.
B. Việc chuyên môn hoá là điều không thể trong xã hội bạn đang sống.
C. Xuất hiện sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
D. Xuất hiện hệ thống trao đổi bằng tiền.
-
Câu 2:
Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Là một thước đo quy ước để định giá cả.
B. Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
C. Là một thứ có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
D. Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.
-
Câu 3:
Khoản mục nào dưới đây không nằm trong lượng cung tiền M2?
A. Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng.
B. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
C. Trái phiếu chính phủ.
D. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
-
Câu 4:
Nếu như giá cả của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng số kg muối thì lúc đó muối sẽ là:
A. Đơn vị hạch toán.
B. Phương tiện cất trữ giá trị.
C. Phương tiện trao đổi.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 5:
Tiền do NHNN Việt Nam phát hành hiện nay là một ví dụ về:
A. Tiền pháp định.
B. Tiền hàng hoá.
C. Tiền có thể chuyển đổi tự do.
D. Câu A và C đúng.
-
Câu 6:
Khoản mục nào dưới đây kém hiệu quả nhất để chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai?
A. Tiền mặt.
B. Tiền gửi không kỳ hạn.
C. Tiền gửi có kỳ hạn.
D. Trái phiếu chính phủ.
-
Câu 7:
Một người chuyển 10 triệu đồng từ sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng sang sổ tiết kiệm không kỳ hạn, khi đó:
A. M1 và M2 giảm.
B. M1 giảm và M2 tăng lên.
C. M1 giảm và M2 không thay đổi.
D. M1 tăng và M2 không thay đổi.
-
Câu 8:
Tỉ lệ dự trữ của một NHTM là:
A. Tỉ lệ dự trữ dôi ra so với tổng tiền gửi.
B. Tỉ lệ giữa tổng lượng tiền được giữ trong két và được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
C. Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ bằng tiền mặt được giữ trong két của ngân hàng đó so với tổng tiền gửi.
D. Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
-
Câu 9:
Tài khoản tiền gửi có thể phát séc của bạn là:
A. Tài sản nợ của bạn và là tài sản có của ngân hàng.
B. Tài sản có của bạn và là tài sản nợ của ngân hàng.
C. Là tài sản nợ của bạn và cũng là tài sản nợ của ngân hàng.
D. Là tài sản có của bạn và cũng là tài sản có của ngân hàng.
-
Câu 10:
Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản cao nhất:
A. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
B. Cổ phiếu.
C. Trái phiếu chính phủ.
D. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
-
Câu 11:
Giả sử bạn vừa gửi 2000 USD vào một ngân hàng. Ngân hàng đó muốn giữ dự trữ bằng 20% số tiền đó. Hỏi ngân hàng đó có thể cho vay thêm bao nhiêu tiền?
A. 200 USD.
B. 400 USD.
C. 1800 USD.
D. 1600 USD.
-
Câu 12:
Bất kỳ khi nào dự trữ mong muốn lớn hơn so với dự trữ thực tế, ngân hàng:
A. Có thể cho vay nhiều hơn.
B. Sẽ hạn chế cho khách hàng vay tiền.
C. Phá sản.
D. Có dự trữ dôi ra.
-
Câu 13:
Bất kỳ khi nào dự trữ thực tế lớn hơn so với mức mong muốn, ngân hàng:
A. Có thể khuyến khích khách hàng vay nhiều tiền hơn.
B. Sẽ đi đến phá sản.
C. Sẽ phải vay tiền ở ngân hàng khác.
D. Đang trong thời điểm thu nhiều lợi nhuận.
-
Câu 14:
Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản thấp nhất?
A. Tiền gửi có thể rút theo theo yêu cầu.
B. Bất động sản.
C. Trái phiếu chính phủ.
D. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
-
Câu 15:
Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
A. Lãi suất giảm xuống.
B. Dự trữ của các NHTM giảm xuống.
C. Lượng cung tiền tăng lên.
D. Lượng tiền mà các NHTM cho dân cư vay tăng lên.
-
Câu 16:
Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
A. Lãi suất tăng lên.
B. Dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm xuống.
C. Các khoản cho vay của các NHTM giảm xuống.
D. Tổng cầu tăng lên.
-
Câu 17:
Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ:
A. Làm cho dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm.
B. Làm cho các khoản cho vay của các NHTM tăng lên.
C. Là công cụ tốt để chốnglại lạm phát.
D. Thắt chặt điều kiện tín dụng.
-
Câu 18:
Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng cung tiền sẽ:
A. Giảm đi 1 triệu USD.
B. Tăng thêm 1 triệu USD.
C. Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
D. Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
-
Câu 19:
Biện pháp nào trong số các biện pháp dưới đây được coi là công cụ của chính sách tiền tệ thu hẹp?
A. Giảm giá đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
B. NHTW khuyến khích các NHTM cho vay.
C. NHTW bán trái phiếu chính phủ.
D. NHTW mua trái phiếu chính phủ.
-
Câu 20:
Một chính sách tiền tệ mở rộng có thể bao gồm:
A. Tăng lãi suất chiết khấu.
B. Các hoạt động thị trường mở làm giảm lãi suất.
C. Việc ngân hàng NHTW thuyết phục các NHTM thu hẹp các khoản cho vay.
D. Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ.
-
Câu 21:
Để kích thích tổng cầu, NHTW có thể:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Giảm lãi suất chiết khấu.
C. Nới lỏng điềukiện tín dụng.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 22:
Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể:
A. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
B. Giảm lãi suất chiết khấu.
C. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
-
Câu 23:
Để hạ thấp lãi suất, NHTW có thể:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Giảm lãi suất chiết khấu.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 24:
Để giảm tổng cầu, NHTW có thể:
A. Thu hẹp lượng cung tiền và tăng lãi suất.
B. Mở rộng cung tiền và giảm lãi suất.
C. Thu hẹp cung tiền và giảm lãi suất.
D. Mở rộng cung tiền và tăng lãi suất.
-
Câu 25:
Điều nào sau đây không xảy ra nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ?
A. Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
B. Lượng cung tiền tăng.
C. Lãi suất ngân hàng tăng lên.
D. Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
-
Câu 26:
Dự trữ của các NHTM giảm xuống có thể là do:
A. Các hộ gia đình quyết định giữ ít tiền mặt hơn.
B. NHTW bán trái phiếu chính phủ.
C. Lãi suất ngân hàng giảm.
D. NHTW mua trái phiếu chính phủ.
-
Câu 27:
Số nhân tiền tệ có thể được tính bằng:
A. Thay đổi của lượng cung tiền chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
B. Thay đổi của lượng tiền giấy có thể chuyển đổi chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
C. Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng tiền mặt nằm trong tay các hộ gia đình.
D. Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng cung tiền.
-
Câu 28:
Nhân tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở?
A. Một NHTM chuyển số tiền mặt nằm trong két của họ vào tài khoản tiền gửi tại NHTW.
B. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ một NHTM.
C. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
D. NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
-
Câu 29:
Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm:
A. Dự trữ của NHTM tăng lên và vì thế mà làm tăng lượng tiền cơ sở.
B. Dự trữ của NHTM giảm xuống và vì thế mà làm giảm lượng tiền cơ sở.
C. Dự trữ của các NHTM tăng lên và vì thế làm giảm lượng tiền cơ sở.
D. Dự trữ của cácNHTM giảm đi và vì thế làm tăng lượng tiền cơ sở.
-
Câu 30:
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?
A. Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
B. Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
C. Một cá nhân mua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
D. Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.