1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giả sử gia đình bạn vừa mua một chiếc xe SuperDream được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 1 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
A. Đầu tư tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD.
B. Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại.
C. Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD.
D. Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và đầu tư giảm 1 nghìn USD.
-
Câu 2:
Giả sử một công ty vừa mua một chiếc xe Spacy được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 2 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
A. Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 2 nghìn USD.
B. Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và đầu tư giảm 2 nghìn USD.
C. Đầu tư tăng 2 nghìn USD.
D. Tổng đầu tư không thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư thay đổi.
-
Câu 3:
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 10 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 14triệu. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16triệu. Đóng góp của cửa hàng bán bánh.
A. 2 triệu.
B. 4 triệu.
C. 6 triệu.
D. 16 triệu.
-
Câu 4:
Ngày 20-11-2006, bạn bán một chiếc máy tính với giá 2 triệu đồng mà cách đây hai năm bạn đã mua với giá 8 triệu đồng. Để bán được chiếc máy tính này bạn phải trả cho người môi giới 50 nghìn đồng. Sau khi thực hiện giao dịch bán chiếc máy này, GDP của Việt Nam:
A. Tăng 2 triệu đồng.
B. Giảm 6 triệu đồng.
C. Tăng 50 nghìn đồng.
D. Không bị ảnh hưởng.
-
Câu 5:
Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP, chúng ta phải lấy giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi:
A. Toàn bộ thuế gián thu.
B. Chi tiêu cho các sản phẩm trung gian.
C. Khấu hao.
D. B và C đúng.
-
Câu 6:
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng:
A. 1 triệu đồng.
B. 2 triệu đồng.
C. 3 triệu đồng.
D. 6 triệu đồng.
-
Câu 7:
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của cửa hàng là:
A. 1 triệu đồng.
B. 2 triệu đồng.
C. 3 triệu đồng.
D. 6 triệu đồng.
-
Câu 8:
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người sản xuất bánh mì:
A. 1 triệu đồng.
B. 2 triệu đồng.
C. 3 triệu đồng.
D. 6 triệu đồng.
-
Câu 9:
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người nông:
A. 2 triệu đồng.
B. 3 triệu đồng.
C. 5 triệu đồng.
D. 6 triệu đồng.
-
Câu 10:
Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả. Anh ta được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 30 triệu đồng. Tiền lương của anh ta khi làm việc là 30 triệu đồng / năm. Vợ anh ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm. Con gái anh ta vẫn:
A. Giảm 30 triệu đồng.
B. Giảm 19 triệu đồng.
C. Giảm 20 triệu đồng.
D. Tăng 11 triệu đồng.
-
Câu 11:
Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu nhập của anh ta là:
A. Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
B. Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga.
C. Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga.
D. Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
-
Câu 12:
Giả sử vào năm 2006, Honda Việt Nam buộc phải tăng số lượng xe máy tồn kho do chưa bán được. Như vậy, trong năm 2006:
A. Tổng thu nhập lớn hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
B. Tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
C. Tổng thu nhập vẫn bằng tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
D. Đầu tư của Honda Việt Nam nhỏ hơn 0.
-
Câu 13:
Giả sử rằng Thép Việt-Úc bán thép cho Honda Việt Nam với giá 300 USD. Sau đó thép được sử dụng để sản xuất ra 1 chiếc xe máy Super Dream. Chiếc xe này được bán cho đại lí với giá 1200 USD. Đại lí bán chiếc xe này cho người tiêu dùng với giá 1400 USD. Ta có:
A. 2900 USD.
B. 2600 USD.
C. 1400 USD.
D. 1200 USD.
-
Câu 14:
Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm 2 đều cao hơn trong năm 1 thì:
A. GDP thực tế của năm 2 thấp hơn so với năm 1.
B. GDP danh nghĩa của năm 2 thấp hơn so với năm 1.
C. GDP danh nghĩa của năm 2 cao hơn so với năm 1, nhưng GDP thực tế của năm 2 lại thấp hơn năm 1.
D. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa của năm 2 đều cao hơn so với năm 1.
-
Câu 15:
Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh nghĩa. Điều này cho thấy:
A. Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này.
B. Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập.
C. Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này.
D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa.
-
Câu 16:
Nếu quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận thấy rằng trước năm 1994, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1994, GDP danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế, bạn có thể khẳng định rằng:
A. Lạm phát đã tăng từ năm 1994.
B. Lạm phát đã giảm từ năm 1994.
C. Năm 1994 là năm cơ sở.
D. Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1994.
-
Câu 17:
GDP danh nghĩa sẽ tăng:
A. Chỉ khi mức giá chung tăng.
B. Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
C. Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng.
D. Khi mức giá chung tăng và /hoặc lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
-
Câu 18:
Giả sử năm 2000 là năm cơ sở và tỉ lệ lạm phát hàng năm từ 1990 tới nay của Việt Nam đều mang giá trị dương. Khi đó:
A. GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa trong suốt thời gian từ 1990 tới nay.
B. GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế trong suốt thời gian từ 1990 tới nay.
C. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay.
D. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay.
-
Câu 19:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ:
A. D phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn CPI phản ánh giá cả của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua.
B. Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưng lại được phản ánh trong CPI.
C. CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 20:
Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là:
A. 4305 tỉ đồng.
B. 4000 tỉ đồng.
C. 4200 tỉ đồng.
D. 4515 tỉ đồng.
-
Câu 21:
GDP danh nghĩa của năm gốc là 1000 tỉ đồng. Giả sử đến năm thứ 5, mức giá chung tăng 2 lần và GDP thực tế tăng 30%. Chúng ta có thể dự đoán rằng GDP danh nghĩa của năm thứ 5 sẽ là:
A. 1300 tỉ đồng.
B. 2000 tỉ đồng.
C. 2300 tỉ đồng.
D. 2600 tỉ đồng.
-
Câu 22:
Nếu GDP danh nghĩa là 2000 tỉ đồng năm 1 và 2150 tỉ đồng năm 2 và giá cả năm 2 cao hơn năm 1, khi đó:
A. GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
B. GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1.
C. GNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
D. Chưa đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của GDP hay GNP thực tế.
-
Câu 23:
Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
A. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương.
B. Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
C. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.
D. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ
-
Câu 24:
Giả sử chính phủ trợ cấp 1 tỉ đồng cho các hộ gia đình, sau đó các hộ gia đình đã dùng khoản tiền này mua thuốc y tế. Khi tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào:
A. Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ.
B. Trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình.
C. Tiêu dùng của các hộ gia đình.
D. Đầu tư của chính phủ.
-
Câu 25:
Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:
A. Tiết kiệm tăng.
B. Thuế thu nhập giảm.
C. Tiêu dùng tăng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 26:
Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ trong năm tiếptheo, và GDP thực tế không đổi. Điều nào dưới đây sẽ đúng?
A. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110.
B. Giá cả của hàng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%.
C. CPI tăng trung bình 5%.
D. Mức giá không thay đổi.
-
Câu 27:
Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng.
A. Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng.
B. Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng.
C. Giống như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
D. Không phải những điều trên.
-
Câu 28:
Câu nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa GNP và NNP?
A. NNP lớn hơn GNP nếu mức giá giảm.
B. NNP lớn hơn GNP nếu mức giá tăng.
C. NNP không thể lớn hơn GNP.
D. NNP luôn lớn hơn GNP.
-
Câu 29:
Nếu GDP danh nghĩa là 4000 tỉ đồng trong năm 1 và 4300 tỉ đồng trong năm 2 và mức giá của năm 2 cao hơn năm 1, khi đó:
A. GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
B. GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1.
C. NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
D. Không đủ thông tin để kết luận.