1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Lý thuyết về lợi thế so sánh phát biểu rằng thương mại là lợi thế đối với cả hai nước A và B khi:
A. Hai nước A, B áp đặt mức thuế quan như nhau.
B. A sản xuất hàng hóa này rẻ hơn chút ít so với B, và sản xuất hàng hóa khác rẻ hơn nhiều so với B.
C. Chi phí vận tải thấp giữa A và B.
D. Thị hiếu tiêu dùng khác nhau một cách đáng kể giữa hai nước A và B.
-
Câu 2:
Giả sử không có thương mại, một lao động ở Mỹ có thể sản xuất một năm 3 máy tính hoặc 3 ô tô, trong khi một lao động ở Việt Nam có thể sản xuất 1 máy tính và 2 ô tô. Khi thương mại tự do giữa hai nước thì tỉ giá quốc tế có vẻ như là ở mức:
A. Một máy tính đổi 2,5 ô tô.
B. Một máy tính đổi 2 ô tô.
C. Một máy tính đổi 1,5 ô tô.
D. Một máy tính đổi 1 ô tô.
-
Câu 3:
Một mức thuế quan và một mức hạn ngạch dẫn đến cắt giảm nhập khẩu như nhau thì:
A. Không tồn tại bất cứ lý do nào để lựa chọn hình thức này hay hình thức kia.
B. Thuế quan có thể hiệu quả hơn.
C. Hạn ngạch có thể hiệu quả hơn.
D. Cả 2 phương pháp phải được áp đặt cùng nhau.
-
Câu 4:
Tỷ giá hối đoái của đồng NDT (Trung Quốc) có khuynh hướng bị đánh giá cao nếu:
A. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế nước khác.
B. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng cung tiền, hạ lãi suất.
C. Lạm phát ở Trung Quốc cao hơn các nước khác.
D. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhập khẩu.
-
Câu 5:
Lý thuyết ngang bằng sức mua:
A. Thích hợp trong ngắn hạn hơn trong dài hạn.
B. Dự đoán rằng, tỷ giá hối đoái của một nước sẽ giảm nếu nước đó đang trải qua lạm phát ở mức cao.
C. Dự đoán rằng, tỷ giá hối đoái của một nước sẽ giảm nếu lãi suất của nước đó thấp hơn.
D. Liên quan chủ yếu đến giá cả dịch vụ chứ không phải giá cả hàng hóa.
-
Câu 6:
Ngân hàng Trung ương có thể hạ thấp tỷ giá của VND/USD thông qua:
A. Bán đồng USD từ kho dự trữ ngoại hối ra thị trường.
B. Mua chứng khoán của chính phủ.
C. Giảm lãi suất ngắn hạn.
D. Mua đồng USD vào kho dự trữ ngoại hối.
-
Câu 7:
Nếu hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đang được thực hiện, đầu cơ trên thị trường tiền tệ sẽ:
A. Hầu như biến mất.
B. Có dao động tỷ giá một cách không ổn định.
C. Có thể ổn định hóa dao động tỷ giá.
D. Được điều khiển chủ yếu bởi IMF.
-
Câu 8:
Dưới chế độ tỷ giá cố định, một nước thâm hụt cán cân thanh toán buộc phải:
A. Mua ngoại tệ.
B. Bán ngoại tệ.
C. Tăng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế.
D. Giảm thuế.
-
Câu 9:
Điều nào dưới đây là một phát biểu chuẩn tắc:
A. Lãi suất cho vay trên thị trường vốn hiện ở mức 12%.
B. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5% trong ba tháng qua.
C. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 2,9%.
D. Tỉ lệ thất nghiệp 11% hiện nay là quá cao.
-
Câu 10:
Nam nói rằng: “Có một mối tương quan cao giữa tiêu dùng và thu nhập”. Hòa đáp lại rằng tương quan đó là do “người ta tiêu dùng quá nhiều thu nhập của mình trong khi lại tiết kiệm không đúng mức.”
A. Phát biểu của Nam và Hòa đều là thực chứng.
B. Phát biểu của Nam là thực chứng, của Hòa là chuẩn tắc.
C. Phát biểu của Nam là chuẩn tắc, của Hòa là thực chứng
D. Phát biểu của Nam và Hòa đều là chuẩn tắc.
-
Câu 11:
Một đường giới hạn khả năng sản xuất có chi phí cơ hội không đổi có điểm cắt trục tung là 90 máy tính và trục hoành là 120 tấn thóc. Chi phí cơ hội của việc tăng số lượng máy tính từ 45 lên 46 máy là:
A. 3/4 tấn thóc.
B. 3 tấn thóc.
C. 4/3 tấn thóc.
D. 7/4 tấn thóc.
-
Câu 12:
Một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi lên điển hình, với trục tung là số lượng hàng tiêu dùng, trục hoành là số lượng hàng tư bản. Hoạt động tại điểm A trên đường giới hạn khả năng sản xuất này sản xuất ra một lượng nào đó hàng tư bản. Giả sử rằng lượng hàng tư bản này thừa mức thay thế các hàng tư bản đã tiêu hao trong hiện hành. Vì thế hoạt động tại điểm A như vậy sẽ dẫn đến:
A. Không có sự thay đổi với đường PPF nhưng di chuyển từ A xuống B trên đường PPF này.
B. Không nhất thiết có sự thay đổi hoặc của đường hoặc của vị trí điểm A ban đầu.
C. Không có sự thay đổi với đường PPF nhưng dịch chuyển từ A tới điểm bên trong đường PPF này.
D. Có sự dịch chuyển ra bên ngoài của đường PPF này.
-
Câu 13:
Trong các vấn đề sau, vấn đề này nào không liên quan điển hình tới kinh tế học vĩ mô?
A. Tác động của thuế lên hiệu quả hoạt động kinh doanh.
B. Tác động của thuế lên tỉ lệ tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội.
C. Tác động của thuế lên tỉ lệ thất nghiệp.
D. Tác động của thuế lên tỉ lệ lạm phát.
-
Câu 14:
Những thanh toán về an sinh xã hội được tính đến như một cấu phần của:
A. Thuế.
B. Chi tiêu chính phủ.
C. Chuyển giao.
D. Tiêu dùng.
-
Câu 15:
Phúc lợi trả cho các công chức chính phủ được tính như một cấu phần của:
A. Thuế.
B. Chi tiêu chính phủ.
C. Chuyển giao.
D. Tiêu dùng.
-
Câu 16:
Giả sử đầu tư là 3 trong 4 mục dưới đây là cố định khoản mục nào có thể tăng lên?
A. Thặng dư ngân sách của chính phủ.
B. Thuế suất.
C. Tiết kiệm.
D. Xuất khẩu ròng.
-
Câu 17:
Giả sử GNP và NNP đều tăng lên cùng một lượng trong khi 3 trong 4 khoản mục dưới đây là cố định, khoản mục nào có thể không tăng?
A. Tiêu dùng.
B. Xuất khẩu ròng.
C. Đầu tư ròng.
D. Tổng đầu tư.
-
Câu 18:
Khoản nào trong số các khoản dưới đây không là cấu phần của thu nhập quốc dân?
A. Thu nhập từ tiền cho thuê đất.
B. Thanh toán phúc lợi.
C. Tiền lương.
D. Lợi tức ròng.
-
Câu 19:
Khi tăng cung ứng tiền tệ với mức giá chung không đổi sẽ làm:
A. Tăng tổng cung.
B. Tăng tổng cầu.
C. Giảm tổng cung.
D. Giảm tổng cầu.
-
Câu 20:
Khi tăng trong chi tiêu chính phủ với mức giá chung không đổi sẽ làm:
A. Tăng tổng cung.
B. Tăng tổng cầu.
C. Giảm tổng cung.
D. Giảm tổng cầu.
-
Câu 21:
Mối quan hệ đồng biến giữa GNP và mức giá được dựa theo:
A. Đường tổng cung.
B. Đường tổng cầu.
C. Cả hai đường tổng cung và tổng cầu.
D. Không phải đường tổng cung cũng không phải đường tổng cầu.
-
Câu 22:
Khi MPC bằng 0,9 và một mức thuế suất là 33,3% số nhân sẽ là:
A. 5
B. 10
C. 2.5
D. 0.5
-
Câu 23:
Khi MPC bằng 0,9, và một mức thuế suất là 33,3%, một mức tăng chi tiêu chính phủ bằng 30 sẽ dẫn đến thặng dư ngân sách là:
A. -5
B. 5
C. 25
D. 75
-
Câu 24:
Có một mức giảm trong sức mua của chính phủ sẽ trực tiếp làm dịch chuyển:
A. Trong dài hạn, nhưng không phải trong ngắn hạn đường tổng cung dịch trái.
B. Trong ngắn hạn, nhưng không phải trong dài hạn đường tổng cung dịch trái.
C. Cả trong ngắn hạn, lẫn dài hạn đường tổng cung dịch trái.
D. Đường tổng cầu dịch trái.
-
Câu 25:
Một nền kinh tế được đặc trưng bởi tỉ lệ lạm phát cao và thất nghiệp thấp sẽ giống như trường hợp nào dưới đây?
A. Đang trong giai đoạn tăng trưởng bộc phát.
B. Toàn dụng nhân công.
C. Khoảng trống lạm phát.
D. Khoảng trống suy thoái.
-
Câu 26:
Điều nào dưới đây khiến cho một hộ gia đình giảm chi tiêu cho tiêu dùng?
A. Một mức tăng trong thu nhập khả dụng hiện hành của hộ gia đình này.
B. Một mức tăng trong thu nhập kì vọng của hộ gia đình này.
C. Một mức giảm trong thuế ròng của hộ gia đình này.
D. Một mức giảm trong thu nhập kì vọng của hộ gia đình này.
-
Câu 27:
Điều nào dưới đây là dịch chuyển hàm tiêu dùng xuống phía dưới?
A. Một mức tăng trong thu nhập khả năng hiện hành.
B. Một mức tăng trong thu nhập kì vọng.
C. Một mức tăng trong sức mua của cải ròng.
D. Một mức giảm trong sức mua của cải ròng.
-
Câu 28:
Mức chi tiêu tự định không chịu ảnh hưởng của nhân tố sản xuất nào dưới đây?
A. Lãi suất.
B. Thuế.
C. GDP thực.
D. Bất kì nhân tố nào kể trên.
-
Câu 29:
Nền kinh tế đang chịu một mức thất nghiệp cao, một chính sách thích hợp nhất với chính phủ lúc này là giảm:
A. Việc mua các thiết bị quân sự.
B. Thanh toán chuyển giao.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 30:
Điều nào dưới đây có tác động thắt chặt chính sách tài khóa lớn nhất đến nền kinh tế?
A. Giảm việc mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ khoảng 100 tỉ đồng.
B. Giảm thanh toán chuyển giao khoảng 100 tỉ đồng.
C. Giảm thuế thu nhập khoảng 100 tỉ đồng.
D. Tăng thuế thu nhập khoảng 100 tỉ đồng.