Trắc nghiệm Phóng xạ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Pôzitron là phản hạt của
A. nơtrinô.
B. êlectron.
C. nơtron.
D. prôton.
-
Câu 2:
Liên hệ giữa hằng số phóng xạ và chu kỳ bán rã T là
A. \(\lambda \text{T}=\text{const}.\)
B. \(\lambda =\frac{\text{const}}{{{\text{T}}^{\text{2}}}}.\)
C. \(\lambda \text{T}=\text{ln2}.\)
D. \(\lambda =\frac{\text{ln2}}{{{\text{T}}^{\text{2}}}}.\)
-
Câu 3:
Tìm biểu thức đúng của định luật phóng xạ.
A. \(\text{N}={{\text{N}}_{\text{o}}}.{{\text{e}}^{-\frac{\text{T}}{\text{ln2}}t}}.\)
B. \(\text{N}={{\text{N}}_{\text{o}}}.{{\text{e}}^{-\frac{t}{\text{T}}}}.\)
C. \(\text{N}={{\text{N}}_{\text{o}}}.{{\text{e}}^{-\lambda t}}.\)
D. \(\text{N}={{\text{N}}_{\text{o}}}.{{\text{e}}^{-\frac{\lambda }{t}}}.\)
-
Câu 4:
Cho tia phóng xạ đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện, tia α lệch ít hơn tia β chủ yếu là do
A. khối lượng của hạt α lớn hơn nhiều hạt β.
B. vận tốc của hạt α lớn hơn.
C. điện tích của hạt α lớn hơn.
D. lực điện tác dụng vào hạt α lớn hơn.
-
Câu 5:
Tìm phát biểu sai?
A. Tia gamma cùng bản chất với tia α và β vì chúng đều là các tia phóng xạ.
B. Tia α có khả năng ion hoá không khí mạnh hơn tia β và gamma.
C. Tia gamma có tính đâm xuyên cao hơn tia X.
D. Tia β gồm hai loại đó là (\({{\beta }^{+}}$ và${{\beta }^{-}}\)).
-
Câu 6:
Người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ \(^{24}\text{Na}\) (chu kì bán rã bằng 15 giờ) có số hạt phân rã trong 1 phút là 333.104 hạt. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1 cm3 máu người đó thì thấy số hạt $\(^{24}\text{Na}\) phân rã trong một phút là 392 hạt. Biết số hạt phân rã tỷ lệ với số hạt còn lại trong mẫu chất. Thể tích máu người đó bằng
A. B. C. D.
A. 5,25 lít.
B. 525 cm3.
C. 6 lít.
D. 600 cm3.
-
Câu 7:
Hạt nhân \(_{\text{84}}^{\text{210}}\text{Po}\) phóng xạ α và biến thành hạt nhân \(_{\text{84}}^{\text{206}}\text{Po}\) Cho chu kì bán rã của $_{\text{84}}^{\text{210}}\text{Po}$ là 138 ngày và ban đầu có 0,02g \(_{\text{84}}^{\text{210}}\text{Po}\) nguyên chất. Khối lượng \(_{\text{84}}^{\text{210}}\text{Po}\) còn lại sau 276 ngày là
A. 7,5 mg.
B. 10 mg.
C. 5 mg.
D. 2,5 mg.
-
Câu 8:
Natri \({{(}^{24}}\text{Na})\) là chất phóng xạ \({{\beta }^{-}}\) và biến đổi thành X. Vào thời điểm ban đầu Na nguyên chất. Vào thời điểm t = 30 h tỉ lệ khối lượng chất X và \(^{24}\text{Na}\) là 3:1. Thời điểm mà tỉ lệ khối lượng chất X và \(^{24}\text{Na}\) là 15:1
A. 60 h.
B. 20 h.
C. 34 h.
D. 64 h.
-
Câu 9:
Trong khoảng thời gian 4 h có 50% số hạt nhân ban đầu của một phóng xạ bị phân rã. Chu kỳ bán rã của đồng vị đó là
A. 1 h.
B. 3 h.
C. 4 h.
D. 2 h.
-
Câu 10:
Urani \({{(}^{\text{238}}}\text{U})\) phân rã thành chì \({{(}^{\text{206}}}\text{Pb})\) với chu kỳ bán rã T = 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 46,97 mg urani và 2,135 mg chì. Giả sử lúc khối đá mới hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của \(^{\text{238}}\text{U}.\) Tuổi của khối đá này xấp xỉ bằng
A. 3,3.108 năm.
B. 6.109 năm.
C. 3,4.107 năm.
D. 2,5.106 năm.
-
Câu 11:
Ban đầu (t = 0) có mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm \({{\text{t}}_{2}}={{\text{t}}_{\text{1}}}+100\text{ }(\text{s})\)số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 10% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A. 100 s.
B. 25 s.
C. 400 s.
D. 200 s.
-
Câu 12:
Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán ra T. Sau thời gian t = 2T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa hạt nhân phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân X phóng xạ còn lại là
A. 4/3.
B. 4.
C. 1/3.
D. 3.
-
Câu 13:
Trong khoảng thời gian 4 h có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là
A. 1h.
B. 3 h.
C. 4 h.
D. 2 h.
-
Câu 14:
Hạt nhân \(_{6}^{14}\text{C}\) là một chất phóng xạ có tia \({{\beta }^{-}}\) có chu kì bán rã là 5600 năm. Sau bao lâu lượng chất phóng xạ của một mẫu chỉ còn bằng 1/8 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó
A. 16800 năm.
B. 18600 năm.
C. 7800 năm.
D. 16200 năm.
-
Câu 15:
Hạt nhân \(_{84}^{210}\text{Po}\) (đứng yên) phóng xạ α tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ γ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
A. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
C. lớn hơn động năng của hạt nhân con.
D. bằng động năng của hạt nhân con.
-
Câu 16:
Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm t0 = 0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là
A. N0.e-λt.
B. N0(1 – eλt ).
C. N0(1 – e-λt ).
D. N0(1 – λt).
-
Câu 17:
Khi nói về tia α, phát biểu nào sao đây là sai?
A. Tia alpha phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
B. Khi đi qua điện trường giữa 2 bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Khi đi trong không khí tia alpha ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
D. Tia α là dòng hạt nhân \(_{2}^{4}\text{He}.\)
-
Câu 18:
Một đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy
A. 0,5T.
B. 3T.
C. 2T.
D. T.
-
Câu 19:
Ban đầu (t = 0) có mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm \({{\text{t}}_{2}}={{\text{t}}_{\text{1}}}+100\text{ }(\text{s})\) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A. 50 s.
B. 25 s.
C. 400 s.
D. 200 s.
-
Câu 20:
Một mẫu chất chứa 2 chất phóng xạ A và B. Ban đầu số nguyên tử A lớn gấp 4 lần số nguyên tử B. Hai giờ sau số nguyên tử A và B trở nên bằng nhau. Biết chu kì bán rã của chất B là \(\frac{1}{3}\text{ h}.\) Chu kì bán rã của A là
A. 0,25 h.
B. 4 h.
C. 0,5 h.
D. 2 h.
-
Câu 21:
Trong nguồn phóng xạ \(_{15}^{32}\text{P}\) (chu kì bán rã T = 14 ngày) có 3.1023 nguyên tử. Bốn tuần lễ trước đó số nguyên tử \(_{15}^{32}\text{P}\) trong nguồn bằng
A. 3.1023 nguyên tử.
B. 6.1023 nguyên tử.
C. 12.1023 nguyên tử.
D. 48.1023 nguyên tử.
-
Câu 22:
Hạt nhân \(_{84}^{210}\text{Po}\) có tính phóng xạ α. Hạt nhân con sinh ra có
A. 84 p và 126 n.
B. 82 p và 124 n.
C. 83 p và 127 n.
D. 85 p và 125n.
-
Câu 23:
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân
A. phát ra một bức xạ điện từ.
B. tự phát ra các tia \(\alpha ,\text{ }\beta ,\text{ }\gamma \)nhưng không thay đổi hạt nhân.
C. tự phát phóng ra các tia \(\alpha ,\text{ }\beta ,\text{ }\gamma \) và biến đổi thành hạt nhân khác.
D. phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn.
-
Câu 24:
Phóng xạ \({{\beta }^{-}}\) là
A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. phản ứng hạt nhân không thu và không tỏa năng lượng.
C. sự giải phóng electron từ lớp electron ngoài cùng của nguyên tử.
D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
-
Câu 25:
Chọn phát biểu sai. Trong phóng xạ α
A. số hạt α được sinh ra bằng số hạt nhân mẹ đã phân rã.
B. khối lượng chất bền tạo thành bằng khối lượng chất phóng xạ đã phân rã.
C. cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì số hạt nhân mẹ giảm còn một nửa.
D. số hạt nhân con bằng số hạt α.
-
Câu 26:
Tìm phát biểu sai về các tia phóng xạ
A. Tia \(\gamma \) bị lệch trong điện trường.
B. Tia α có tính đâm xuyên yếu nhất trong các tia phóng xạ.
C. Tia \(\gamma \) có tính đâm xuyên mạnh nhất trong các tia phóng xạ.
D. Các hạt \({}_{-1}^{0}e\) và \(_{1}^{0}\text{e}\) trong các tia chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng.
-
Câu 27:
Trong các tia phóng xạ, tia đâm xuyên mạnh nhất là tia
A. \(\alpha .\)
B. \(\gamma .\)
C. \({{\beta }^{-}}.\)
D. \({{\beta }^{+}}.\)
-
Câu 28:
Cho năng lượng liên kết của hạt nhân α, \(_{{}}^{\text{234}}\text{U},\) \(_{{}}^{\text{230}}\text{Th}\) lần lượt là 7,1 MeV; 7,63 MeV; 7,7 MeV. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân \(_{{}}^{\text{234}}\text{U}\) phóng xạ α và biến đổi thành \(_{{}}^{\text{230}}\text{Th}\) là
A. 7,17 MeV.
B. 14,65 MeV.
C. 13,98 MeV.
D. 7,65 MeV.
-
Câu 29:
Phát biểu nào sao đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ)?
A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
B. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.
C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.
D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.
-
Câu 30:
Hỏi sau bao nhiêu lần phóng xạ α và bao nhiêu lần phóng xạ \({\beta ^ - }\)thì hạt nhân \(_{92}^{238}U\) biến đổi thành hạt nhân \(_{82}^{206}Pb?\)
A. 8 phóng xạ α và 6 lần phóng xạ bêta trừ.
B. 9 phóng xạ α và 12 lần phóng xạ bêta trừ
C. 6 phóng xạ α và 3 lần phóng xạ bêta trừ.
D. 6 phóng xạ α và 8 phóng xạ bêta trừ
-
Câu 31:
Cho phản ứng hạt nhân: \(X + _9^{19}F \to _2^4He + _8^{16}O\)
A. anpha
B. nơtron.
C. đoteri.
D. proton
-
Câu 32:
Để đo chu kì bán rã của một chất phóng xạ người ta cho máy đếm xung bắt đầu đếm từ thời điểm t = 0 đến thời điếm t1 = 2 h máy đếm được n xung, đến thời điếm t2 = 6 h, máy đếm được 2,3n xung. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này.
A. 4,76 h.
B. 4,71 h.
C. 4,72 h.
D. 2,73 h
-
Câu 33:
Một lượng phóng xạ Na22 có 107 nguyên tử đặt cách màn huỳnh quang một khoảng 1 cm, màn có diện tích 10 cm2. Biết chu kì bán rã của Na22 là 2,6 năm, coi một năm có 365 ngày. Cứ một nguyên tử phân rã tạo ra một hạt phóng xạ \({\beta ^ - }\) và mỗi hạt phóng xạ đập vào màn huỳnh quang phát ra một chấm sáng. Xác định số chấm sáng trên màn sau 10 phút.
A. 58
B. 15
C. 40
D. 156.
-
Câu 34:
Đồng vị nNa24 là chất phóng xạ beta trừ, trong 10 giờ đầu người ta đếm được 1015 hạt beta trừ bay ra. Sau 30 phút kể từ khi đo lần đầu người ta lại thấy trong 10 giờ đếm được 2,5.1014 hạt beta trừ bay ra. Tính chu kỳ bán rã của đồng vị nói trên.
A. 5 giờ.
B. 6,25 giờ.
C. 6 giờ.
D. 5,25 giờ
-
Câu 35:
Một mẫu Ra226 nguyên chất có tổng số nguyên tử là 6,023.1023. Sau thời gian nó phóng xạ tạo thành hạt nhân Rn222 với chu kì bán rã 1570 (năm), số hạt nhân Rn222 được tạo thành trong năm thứ 786 là
A. 1,7.1020.
B. 1,8.1020.
C. 1,9.1020.
D. 2,0.1020
-
Câu 36:
Chất phóng xạ pôlôni \(_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành chì. Cho chu kì bán rã của pôlôni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất, sau khoảng thời gian t thì tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là
A. 95 ngày.
B. 105 ngày.
C. 83 ngày
D. 33 ngày
-
Câu 37:
Ban đầu có một mẫu Po210 nguyên chất, sau một thời gian nó phóng xạ α và chuyển thành hạt nhân chì Pb206 bền với chu kì bán rã 138,38 ngày. Hỏi sau bao lâu thì tỉ lệ giữa khối lượng chì và khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là 0,7?
A. 109,2 ngày
B. 108,8 ngày.
C. 107,5 ngày.
D. 106,8 ngày
-
Câu 38:
Hạt nhân Po210 là hạt nhân phóng xạ α, sau khi phát ra tia α nó trở thành hạt nhân chì bền. Dùng một mẫu Po210, sau 30 (ngày) người ta thấy tỉ số khối lượng của chì và của Po210 trong mẫu bằng 0,1595. Xác định chu kì bán rã của Po210.
A. 138,074 ngày.
B. 138,025 ngày.
C. 138,086 ngày
D. 138,047 ngày.
-
Câu 39:
Một hạt nhân X tự phóng xạ ra tia bêta với chu kì bán rã T và biến đổi thành hạt nhân Y. Tại thời điểm t người ta khảo sát thấy tỉ số khối lượng hạt nhân Y và X bằng A. Sau đó tại thời điểm t + T tỉ số trên xấp xỉ bằng
A. a+ 1.
B. a + 2.
C. 2a−1.
D. 2a+l.
-
Câu 40:
Hạt nhân \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X\) phóng xạ và biến thành một hạt nhân \(_{{Z_2}}^{{A_2}}Y\) bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị U. Biết chất phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất X, sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là
A. 4A1/A2.
B. 4A2/A1.
C. 3A1/A2.
D. 3A2/A1
-
Câu 41:
Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ nguyên chất X với chu kì bán rã T. Cứ một hạt nhân X sau khi phóng xạ tạo thành một hạt nhân Y. Nếu hiện nay trong mẫu chất đó tỉ lệ số nguyên tử của chất Y và chất X là k thì tuổi của mẫu chất được xác định như sau:
A. Tln(l − k)/ln2
B. Tln(l + k)/ln2.
C. Tln(l − k)ln2.
D. Tln(l + k)ln2
-
Câu 42:
Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là
A. k + 4.
B. 4k/3
C. 4k + 3.
D. 4k.
-
Câu 43:
Chất phóng xạ pôlôni \(_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành chì \(_{82}^{206}Pb\) . Cho chu kì bán rã của \(_{84}^{210}Po\) là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là
\(\)
A. 1/15
B. 1/16
C. 1/9.
D. 1/25.
-
Câu 44:
Tính chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, cho biết tại thời điểm t1, tỉ số giữa hạt con và hạt mẹ là 7, tại thời điểm t2 = t1 + 26,7 ngày, tỉ số đó là 63.
A. 16 ngày
B. 8,9 ngày
C. 12 ngày.
D. 53 ngày.
-
Câu 45:
Hạt nhân Na24 phân rã \({\beta ^ - }\) với chu kỳ bán rã là 15 giờ, tạo thành hạt nhân X. Sau thời gian bao lâu một mẫu chất phóng xạ Na24 nguyên chất sẽ có tỉ số số nguyên tử của X và của Na có trong mẫu bằng 0,75?
A. 24,2 h.
B. 12,1 h
C. 8,6 h
D. 10,1 h.
-
Câu 46:
Ban đầu có một mẫu Po210 nguyên chất khối lượng 1 (g) sau một thời gian nó phóng xạ a và chuyển thành hạt nhân Pb206 với khối lượng là 0,72 (g). Biết chu ki bán rã Po là 138 ngày. Tuổi mẫu chất hên là
A. 264 ngày.
B. 96 ngày.
C. 101 ngày.
D. 102 ngày
-
Câu 47:
Mỗi hạt Ra226 phân rã chuyển thành hạt nhân Rn222. Xem khối lượng bằng số khối. Nấu có 226 g Ra226 thì sau 2 chu kì bán rã khối lượng Rn222 tạo thành là
A. 55,5 g.
B. 56,5 g.
C. 169,5 g.
D. 166,5 g.
-
Câu 48:
Ban đầu có 1000 (g) chất phóng xạ C060 với chu kì bán rã là 5,335 (năm). Biết rằng sau khi phóng xạ tạo thành Ni60. Sau 15 (năm) khối lượng Ni tạo thành là:
A. 858,5 g.
B. 859,0 g.
C. 857,6 g.
D. 856,6 g
-
Câu 49:
Poloni Po210 là chất phóng xạ anpha, có chu kỳ bán rã 138 ngày. Một mẫu Po210 nguyên chất có khối lượng là 0,01 g. Các hạt He thoát ra được hứng lên một bản tụ điện phẳng có điện dung 2 µF, bản còn lại nối đất. Giả sử mỗi hạt anpha sau khi đập vào bản tụ, sau đó thành một nguyên tử heli. Cho biết số Avôgađrô NA = 6,022.1023 mol−1. Sau 5 phút hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng
A. 3,2 V.
B. 80 V
C. 8V.
D. 32 V
-
Câu 50:
Radi \(_{88}^{224}Ra\) là chất phóng xạ anpha, lúc đầu có 1013 nguyên từ chưa bị phân rã. Các hạt He thoát ra được hứng lên một bản tụ điện phẳng có điện dung 0,1 µF, bản còn lại nối đất. Giả sử mỗi hạt anpha sau khi đập vào bản tụ, sau đó thành một nguyên tử heli. Sau hai chu kì bán rã hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng
A. 12 V.
B. 1,2 V.
C. 2,4 V.
D. 24 V.