Trắc nghiệm Phóng xạ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trong hiện tượng phóng xạ, khi cho ba tia phóng xạ \(\alpha;\beta;\gamma\) bay vào vùng không gian có điện trường. Tia phóng xạ bị lệch nhiều nhất trong điện trường là:
A. Tia β
B. Tia α và tia γ
C. Tia α
D. Tia γ
-
Câu 2:
Cho các tia phóng xạ: \(\alpha; \beta-;\beta+;\gamma\). Tia nào có bản chất là sóng điện từ?
A. Tia α
B. Tia β
C. Tia β+
D. Tia γ
-
Câu 3:
Tìm phát biểu sai về chu kì bán rã
A. Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ
B. Chu kì bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ
C. Chu kì bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau
D. Chu kì bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh
-
Câu 4:
Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?
A. Tia β+
B. Tia X
C. Tia α
D. Tia γ
-
Câu 5:
Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?
A. Tia α là dòng hạt nhân nguyên tử
B. Tia β là dòng hạt mang điện
C. Tia γ là sóng điện từ
D. Tia α,β,γ đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau
-
Câu 6:
Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ
A. Tăng theo thời gian theo định luật hàm số mũ
B. Giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ
C. Tỉ lệ thuận với thời gian
D. Tỉ lệ nghịch với thời gian
-
Câu 7:
Chu kì bán rã là
A. Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
B. Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
C. Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
D. Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác
-
Câu 8:
Đồng vị \( {}_{92}^{234}U\) sau một chuỗi phóng xạ \(\alpha\) và \(\beta^-\) biến đổi thành \({}_{82}^{206}Pb\). Số phóng xạ \(\alpha\) và \(\beta^-\) trong chuỗi là
A. 7 phóng xạ α , 4 phóng xạ β−
B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β−
C. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β−
D. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β−
-
Câu 9:
Trong chuỗi phóng xạ : \( {}_Z^AG \to {}_{Z + 1}^AL \to {}_{Z - 1}^{A - 4}Q \to {}_{Z - 1}^{A - 4}Q\) các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự
A. γ,β−,α
B. α,β−,γ
C. β−,α,γ
D. β−,γ,α
-
Câu 10:
Trong các tia phóng xạ sau, tia nào có khối lượng hạt là lớn nhất?
A. Tia α
B. Tia β+
C. Tia β−
D. Tia γ
-
Câu 11:
Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ
A. Phóng xạ nhân tạo là do con người tạo ra
B. Công thức tính chu kì bán rã là \(T=\frac{ln2}{λ}\)
C. Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại được xác định theo công thức \(N=N_0.e^{−λt}\)
D. Hằng số phóng xạ được xác định bằng công thức \(\lambda=\frac{T}{ln2}\)
-
Câu 12:
Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?
A. Khối lượng
B. Số khối
C. Nguyên tử số
D. Hằng số phóng xạ
-
Câu 13:
Đại lượng nào của chất phóng xạ không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại nêu sau đây
A. Số hạt nhân phóng xạ còn lại
B. Số mol chất phóng xạ còn lại
C. Khối lượng của lượng chất đã phân rã
D. Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại
-
Câu 14:
Tìm phát biểu đúng?
A. Hiện tượng phóng xạ xảy ra càng nhanh ở điều kiện áp suất cao
B. Hiện tượng phóng xạ suy giảm khi nhiệt độ phòng thí nghiệm giảm
C. Hiện tượng phóng xạ không bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường
D. Hiện tượng phóng xạ chỉ xảy ra trong các vụ nổ hạt nhân
-
Câu 15:
Chọn câu đúng. Hiện tượng phóng xạ là
A. Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
B. Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
C. Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
D. Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
-
Câu 16:
Chất phóng xạ Iôt \({}_{53}^{131}I\) có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Lúc đầu có 200g chất này. Sau 24 ngày đêm khối lượng Iôt phóng xạ đã bị biến thành chất khác là:
A. 50g
B. 175g
C. 25g
D. 150g
-
Câu 17:
Gọi \(\Delta t\) là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần ( e - là cơ số của loga tự nhiên (ln e = 1 )). Sau khoảng thời gian \(0,51\Delta t\) chất phóng xạ còn lại bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu?
A. 50%
B. 60%
C. 80%
D. 70%
-
Câu 18:
Hạt nhân A (có khối lượng mA) đứng yên phóng xạ thành hạt B (có khối lượng mB) và C (có khối lượng mC) theo phương trình (A -> B + C ). Nếu phản ứng tỏa năng lượng ∆E thì động năng của B là:
A. \( \frac{{{m_B}}}{{{m_C} + {m_B}}}\Delta E\)
B. \( \frac{{{m_C}}}{{{m_C} + {m_B}}}\Delta E\)
C. \( \frac{{{m_C} + {m_B}}}{{{m_B}}}\Delta E\)
D. \( \frac{{ {m_B}}}{{{m_C}}}\Delta E\)
-
Câu 19:
Một lượng chất phóng xạ sau 12 năm thì còn lại 1/16 khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của chất đó là
A. 3 năm
B. 4,5 năm
C. 9 năm
D. 48 năm
-
Câu 20:
Một hạt nhân có số khối A phóng xạ α. Lấy khối lượng của hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa khối lượng hạt nhân con và khối lượng hạt nhân mẹ sau 2 chu kì bán rã
A. \( \frac{{A - 4}}{{3A}}\)
B. \( \frac{{3A}}{{A-4}}\)
C. \( \frac{{A - 4}}{{A}}\)
D. \( \frac{{3(A - 4)}}{{A}}\)
-
Câu 21:
Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành xác định chu kì bán rã T của một chất phóng xạ bằng cách dùng máy đếm xung để đo tỉ lệ giữa số hạt bị phân rã \(\Delta N\) và số hạt ban đầu \(N_0\). Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên đồ thị hãy tính chu kì bán rã của chất phóng xạ này?
A. 5,6 ngày
B. 8,9 ngày
C. 3,8 ngày
D. 138 ngày
-
Câu 22:
Một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày. Số hạt nhân sẽ bị phân rã hết 70% sau thời gian là
A. 6,6 ngày.
B. 7,6 ngày.
C. 4,8 ngày.
D. 8,8 ngày
-
Câu 23:
Chất Iốt phóng xạ \( {}_{53}^{131}I\) dùng trong y tế có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu?
A. 0,87g
B. 0,78g
C. 7,8g
D. 8,7g
-
Câu 24:
Biểu thức xác định số hạt nhân còn lại sau thời gian t là:
A. \( N = {N_0}{2^{\frac{t}{T}}}\)
B. \( N = \frac{{{N_0}}}{{{e^{ - \lambda t}}}}\)
C. \( N = \frac{{{N_0}}}{{{2^{\frac{t}{T}}}}}\)
D. \( N = {N_0}{e^{\lambda t}}\)
-
Câu 25:
Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ? (với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t, \(\lambda\) là hằng số phóng xạ).
A. \( m _0= {m}.{e^{ - \lambda t}}\)
B. \( m = {m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)
C. \( m = {m_0}.{e^{ \lambda t}}\)
D. \( m = \frac{1}{2}{m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)
-
Câu 26:
Có thể làm giảm chu kì bán rã của một chất phóng xạ bằng cách
A. Tăng nhiệt độ nơi chứa chất phóng xạ lên cao.
B. Tăng áp suất nơi chứa chất phóng xạ lên cao.
C. Hạ áp suất nơi chứa chất phóng xạ xuống thấp.
D. Không thể làm thay đổi chu kì bán rã của một chất phóng xạ.
-
Câu 27:
Trong phóng xạ α thì hạt nhân con sẽ
A. lùi hai ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ.
B. tiến hai ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ.
C. lùi một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ.
D. tiến một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ.
-
Câu 28:
Quá trình biến đổi phóng xạ của một chất phóng xạ
A. phụ thuộc vào chất đó ở dạng đơn chất hay hợp chất.
B. phụ thuộc vào chất đó ở các thể rắn, lỏng hay khí.
C. phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường cao hay thấp.
D. xảy ra như nhau trong mọi điều kiện.
-
Câu 29:
Chọn câu sai.
A. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tám.
B. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ bị phân rã ba phần tư.
C. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tư.
D. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần chín.
-
Câu 30:
Chọn câu sai.
A. Tia phóng xạ qua từ trường không bị lệch là tia γ.
B. Tia \(\beta \) có hai loại \({{\beta }^{+}}\) và \({{\beta }^{-}}\)
C. Phóng xạ là hiện tượng mà hạt nhân phóng ra những bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.
D. Khi vào từ trường thì tia anpha và beta bị lệch về hai phía khác nhau.
-
Câu 31:
Một chất phóng xạ lúc đầu có khối lượng 8 g. Khối lượng chất bị phân rã sau 2 chu kì bán rã là
A. 6 g.
B. 4 g.
C. 2 g.
D. 1 g.
-
Câu 32:
Hạt nhân A có khối lượng mA đang đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt α có khối lượng mB và mα có vận tốc vB và vα.. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về hướng và trị số của vận tốc của 2 hạt sau phản ứng?
A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.
B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.
C. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng.
D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng.
-
Câu 33:
Một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 360 giờ. Sau bao lâu thì khối lượng của nó chỉ còn 1/32 khối lượng ban đầu ?
A. 75 ngày.
B. 11,25 giờ.
C. 11,25 ngày.
D. 480 ngày.
-
Câu 34:
Một chất phóng xạ có hằng số phân rã λ = 1,44.10-3 h-1. Trong thời gian bao lâu thì 75% hạt nhân ban đầu sẽ bị phân rã?
A. 962,7 ngày.
B. 940,8 ngày.
C. 39,2 ngày.
D. 40,1 ngày.
-
Câu 35:
Chu kì bán rã \(_{84}^{211}Po\) là 138 ngày. Ban đầu có 1 mg \(_{84}^{211}Po.\) Sau 276 ngày, khối lượng \(_{84}^{211}Po\) bị phân rã là
A. 0,25 mmg.
B. 0,50 mmg.
C. 0,75 mg.
D. 1,00 mg.
-
Câu 36:
Có 12 g chất phóng xạ pôlôni. Biết chu kì bán rã T = 138 ngày. Thời gian để chất phóng xạ còn lại 4,24 g là
A. 200 ngày.
B. 207 ngày.
C. 150 ngày.
D. 69 ngày.
-
Câu 37:
Chất Iốt phóng xạ I131 có chu kỳ bán rã là 8 ngày. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần khối lượng của nó còn lại là
A. 0,78 g.
B. 0,19 g.
C. 2,04 g.
D. 1,09 g.
-
Câu 38:
Chu kì bán rã của chất phóng xạ là 2,5 tỉ năm. Sau một tỉ năm tỉ số giữa hạt nhân còn lại và số hạt nhân ban đầu là
A. 0,758.
B. 0,177.
C. 0,242.
D. 0,400.
-
Câu 39:
Pôlôni là chất phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phóng ra tia α biến thành \(_{84}^{206}Po\) chu kỳ bán rã là 138 ngày. Sau bao lâu thì tỉ số số hạt giữa Pb và Po là 3?
A. 276 ngày.
B. 138 ngày.
C. 179 ngày.
D. 384 ngày.
-
Câu 40:
Chất phóng xạ Coban \(_{27}^{60}Co\) dùng trong y tế có chu kì bán rã T = 5,33 năm. Ban đầu có 500 g \(_{27}^{60}Co.\) Sau bao lâu thì khối lượng chất phóng xạ còn lại 100 g?
A. 12,38 năm.
B. 8,75 năm.
C. 10,5 năm.
D. 15,24 năm.
-
Câu 41:
Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm t0 = 0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của phóng xạ X còn lại là
A. N0.e-λt.
B. N0(1 – eλt ).
C. N0(1 – e-λt ).
D. N0(1 – λt).
-
Câu 42:
Đồng vị phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phân rã a, biến thành đồng vị bền \(_{84}^{206}Po\) với chu kỳ bán rã 138 ngày. Ban đầu có một mẫu \(_{84}^{210}Po\) tinh khiết. Đền thời điểm t, tổng số hạt a và hạt nhân \(_{84}^{206}Po\) (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) còn lại. Giá trị của t bằng
A. 552 ngày.
B. 414 ngày.
C. 828 ngày.
D. 276 ngày.
-
Câu 43:
Một lượng chất phóng xạ có khối lượng ban đầu là M0. Sau 5 chu kỳ bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là
A. \(\frac{{{M}_{0}}}{5}.\)
B. \(\frac{{{M}_{0}}}{25}.\)
C. \(\frac{{{M}_{0}}}{32}.\)
D. \(\frac{{{M}_{0}}}{50}.\)
-
Câu 44:
Cho 4 tia phóng xạ: tia \(\alpha ,\) tia \({{\beta }^{+}},\) tia \({{\beta }^{-}}\) và tia γ đi vào một miền có điện trường đều theo phương vuộng góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
A. tia \(\gamma .\)
B. tia \({{\beta }^{-}}.\)
C. tia \({{\beta }^{+}}.\)
D. tia α.
-
Câu 45:
Hãy cho biết hạt nhân \({}_{90}^{234}Th\) biến thành \({}_{82}^{206}Pb\) sau bao nhiêu phóng xạ α và \({{\beta }^{-}}?\)
A. B. C. D.
A. 7α và \(6{{\beta }^{-}}.\)
B. 6α và \(6{{\beta }^{-}}.\)
C. 8α và \(8{{\beta }^{-}}.\)
D. 6α và \(8{{\beta }^{-}}.\)
-
Câu 46:
Hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{Z+1}^{A}X\) sau khi
A. phóng xạ \(\alpha .\)
B. phóng xạ \({{\beta }^{+}}.\)
C. phóng xạ \({{\beta }^{-}}.\)
D. phóng xạ γ.
-
Câu 47:
Trong phóng xạ, \({{\beta }^{-}}\) so với hạt nhân mẹ trong bảng phân loại tuần hoàn thì hạt nhân con sẽ
A. tiến 1 ô.
B. tiến 2 ô.
C. lùi 1 ô.
D. lùi 2 ô.
-
Câu 48:
Trong phóng xạ \({{\beta }^{+}}\) so với hạt nhân mẹ trong bảng phân loại tuần hoàn thì hạt nhân con sẽ
A. tiến 1 ô.
B. tiến 2 ô.
C. lùi 1 ô.
D. lùi 2 ô.
-
Câu 49:
Trong phóng xạ α, so với hạt nhân mẹ trong bảng phân loại tuần hoàn thì hạt nhân con sẽ
A. tiến 1 ô.
B. tiến 2 ô.
C. lùi 1 ô.
D. lùi 2 ô.
-
Câu 50:
Tìm phát biểu sai khi nói về sự phóng xạ.
A.
B.
C.
D.
A. Phóng xạ là một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B. Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững.
C. Mọi phóng xạ đều có các sự bảo toàn sau: số nuclon, điện tích, năng lượng toàn phần, động lượng.
D. Phóng xạ γ thường xảy ra trong các phản ứng hạt nhân hoặc đi kèm theo các chất phóng xạ \(\alpha ,\text{ }{{\beta }^{-}}\) và \({{\beta }^{+}}.\)