Trắc nghiệm Hai mặt phẳng vuông góc Toán Lớp 11
-
Câu 1:
Cho hai mặt phẳng vuông góc (P) và (Q) có giao tuyến \(\Delta\). Lấy A, B cùng thuộc \(\Delta\) và lấy C trên (P), D trên (Q) sao cho \(AC \bot AB\), \(BD \bot AB\) và AB = AC = BD = a. Diện tích thiết diện của tứ diện ABCD khi cắt bởi mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua A và vuông góc với CD là?
A. \(\frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{{12}}\)
B. \(\frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{8}\)
C. \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{{12}}\)
D. \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{8}\)
-
Câu 2:
Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình chữ nhật tâm O có \(AB = a,{\rm{ }}AD = 2a.{\rm{ }}SA\) vuông góc với đáy và SA = a. Gọi (P) là mặt phẳng qua SO và vuông góc với (SAD). Diện tích thiết diện của (P) và hình chóp S.ABCD bằng bao nhiêu?
A. \({a^2}\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
B. \({a^2}\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
C. \(\frac{{{a^2}}}{2}\)
D. a2
-
Câu 3:
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình vuông, \(SA \bot (ABCD)\). Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng chứa AB và vuông góc với (SCD), \((\alpha)\) cắt chóp S.ABCD theo thiết diện là hình gì?
A. Hình bình hành.
B. Hình thang vuông.
C. Hình thang không vuông.
D. Hình chữ nhật.
-
Câu 4:
Cho tam giác ABC và mặt phẳng (P). Biết góc giữa mặt phẳng (P) và mặt phẳng (ABC) là \(\varphi \). Hình chiếu của tam giác ABC trên mặt phẳng (P) là tam giác A'B'C'. Tìm hệ thức liên hệ giữa diện tích tam giác ABC và diện tích tam giác A'B'C'.
A. \({S_{\Delta A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}}.cot\varphi \)
B. \({S_{\Delta A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}}.\sin \varphi \)
C. \({S_{\Delta A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}}.\tan \varphi \)
D. \({S_{\Delta A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}}.cos\varphi \)
-
Câu 5:
Cho hình chóp tứ giác S.ABCD, có đáy ABCD là hình thoi tâm I cạnh bằng a và góc \(\widehat A = {60^0}\), cạnh \(SC = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\) và SC vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Trong tam giác SCA kẻ \(IK \bot SA\) tại K. Tính độ dài IK được
A. \(\frac{a}{2}\)
B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
C. \(\frac{a}{3}\)
D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
-
Câu 6:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có AB = AA' = a, BC = 2a, \(CA = a\sqrt 5 \). Khẳng định nào sau đây sai?
A. Đáy ABC là tam giác vuông.
B. Hai mặt (AA'B'B) và (BB'C') vuông góc nhau.
C. Góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (A'BC) có số đo bằng 45o.
D. \(AC' = 2a\sqrt 2 \)
-
Câu 7:
Cho hình chóp đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa một mặt bên và mặt đáy bằng 60o. Tính độ dài đường cao SH.
A. \(SH = \frac{a}{2}\)
B. \(SH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
C. \(SH = \frac{{a\sqrt 2 }}{3}\)
D. \(SH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
-
Câu 8:
Cho hai tam giác ACD và BCD nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau và AC = AD = BC = BD = a, CD = 2x. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính IJ theo a và x?
A. \(IJ = \frac{{\sqrt {{a^2} - {x^2}} }}{2}\)
B. \(IJ = \frac{{\sqrt {2\left( {{a^2} + {x^2}} \right)} }}{2}\)
C. \(IJ = \frac{{\sqrt {2\left( {{a^2} - {x^2}} \right)} }}{2}\)
D. \(IJ = \frac{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }}{2}\)
-
Câu 9:
Cho hai tam giác ACD và BCD nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau và AC = AD = BC = BD = a, CD = 2x. Tính AB theo a và x?
A. \(AB = \sqrt {2\left( {{a^2} + {x^2}} \right)} \)
B. \(AB = \sqrt {{a^2} - {x^2}} \)
C. \(AB = \sqrt {2\left( {{a^2} - {x^2}} \right)} \)
D. \(AB = \sqrt {{a^2} + {x^2}} \)
-
Câu 10:
Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có cạnh đáy bằng \(2a\sqrt 3 \) và cạnh bên bằng 2a. Gọi G và G' lần lượt là trọng tâm của hai đáy ABC và A'B'C'. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về AA'G'G?
A. AA'G'G là hình chữ nhật có hai kích thước là 2a và 3a.
B. AA'G'G là hình vuông có cạnh bằng 2a.
C. AA'G'G là hình chữ nhật có diện tích bằng 6a2.
D. AA'G'G là hình vuông có diện tích bằng 8a2.
-
Câu 11:
Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' có ACC'A' là hình vuông, cạnh bằng a. Cạnh đáy của hình lăng trụ bằng:
A. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
B. \(a\sqrt 2 \)
C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
D. \(a\sqrt 3\)
-
Câu 12:
Cho hình lăng trụ lục giác đều ABCDEF.A'B'C'D'E'F' có cạnh bên bằng a và ADD'A' là hình vuông. Cạnh đáy của lăng trụ bằng:
A. a
B. \(\frac{a}{2}\)
C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
-
Câu 13:
Cho hình chóp cụt tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' cạnh của đáy nhỏ ABCD bằng \(\frac{a}{3}\) và cạnh của đáy lớn A'B'C'D' bằng a. Góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 60o. Tính chiều cao OO' của hình chóp cụt đã cho.
A. \(OO' = \frac{{a\sqrt 6 }}{6}\)
B. \(OO' = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
C. \(OO' = \frac{{2a\sqrt 6 }}{3}\)
D. \(OO' = \frac{{3a\sqrt 2 }}{4}\)
-
Câu 14:
Cho hình chóp cụt đều ABC.A'B'C' với đáy lớn ABC có cạnh bằng a. Đáy nhỏ A'B'C' có cạnh bằng \(\frac{a}{2}\), chiều cao \(OO' = \frac{a}{2}\). Khẳng định nào sau đây sai?
A. Ba đường cao AA', BB', CC' đồng qui tại S.
B. \(AA' = BB' = CC' = \frac{a}{2}\)
C. Góc giữa mặt bên mặt đáy là góc SIO ( I là trung điểm BC).
D. Đáy lớn ABC có diện tích gấp 4 lần diện tích đáy nhỏ A'B'C'.
-
Câu 15:
Cho hình thoi ABCD có cạnh bằng a và \(\widehat A = 60^\circ \). Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại O (O là tâm của ABCD), lấy điểm S sao cho tam giác SAC là tam giác đều. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. S.ABCD là hình chóp đều.
B. Hình chóp S.ABCD có các mặt bên là các tam giác cân.
C. \(SO = \frac{{3a}}{2}\)
D. SA và SB hợp với mặt phẳng (ABCD) những góc bằng nhau.
-
Câu 16:
Cho ba tia Ox, Oy, Oz vuông góc nhau từng đôi một. Trên Ox, Oy, Oz lần lượt lấy các điểm A, B, C sao cho OA = OB = OC = a. Khẳng định nào sau đây sai?
A. O.ABC là hình chóp đều
B. Tam giác ABC có diện tích \(S = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\).
C. Tam giác ABC có chu vi \(2p = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\).
D. Ba mặt phẳng (OAB), (OBC), (OCA) vuông góc với nhau từng đôi một.
-
Câu 17:
Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau. Người ta lấy trên giao tuyến d của hai mặt phẳng đó hai điểm A và B sao cho AB = 8. Gọi C là một điểm trên (P), D là một điểm trên (Q) sao cho AC, BD cùng vuông góc với giao tuyến d và AC = 6, BD = 24. Độ dài CD là:
A. 20
B. 22
C. 30
D. 26
-
Câu 18:
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có AB = a, BC = b, CC' = c. Nếu \(AC' = BD' = B'D = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \) thì hình hộp là
A. Hình lập phương.
B. Hình hộp chữ nhật
C. Hình hộp thoi.
D. Hình hộp đứng.
-
Câu 19:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = a, BC = b, CC' = c. Độ dài đường chéo AC' là
A. \(AC' = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \)
B. \(AC' = \sqrt { - {a^2} + {b^2} + {c^2}} \)
C. \(AC' = \sqrt {{a^2} + {b^2} - {c^2}} \)
D. \(AC' = \sqrt {{a^2} - {b^2} + {c^2}} \)
-
Câu 20:
Cho hai tam giác ACD và BCD nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau và \(AC = AD = BC = BD = a;CD = 2x\). Với giá trị nào của x thì hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) vuông góc.
A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
B. \(\frac{a}{2}\)
C. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
D. \(\frac{a}{3}\)
-
Câu 21:
Cho hai mặt phẳng vuông góc (P) và (Q) có giao tuyến \(\Delta\). Lấy A, B cùng thuộc \(\Delta\) và lấy C trên (P), D trên (Q) sao cho \(AC \bot AB,BD \bot AB\) và AB = AC = BD. Thiết diện của tứ diện ABCD khi cắt bởi mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua A và vuông góc với CD là hình gì?
A. Tam giác cân.
B. Hình vuông.
C. Tam giác đều.
D. Tam giác vuông.
-
Câu 22:
Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' có cạnh đáy bằng a, góc giữa hai mặt phẳng (ABCD) và (ABC') có số đo bằng 60o. Cạnh bên của hình lăng trụ bằng:
A. 3a
B. \(a\sqrt 3 \)
C. 2a
D. \(a\sqrt 2\)
-
Câu 23:
Hình hộp ABCD.A'B'C'D' trở thành hình lăng trụ tứ giác đều khi phải thêm các điều kiện nào sau đây?
A. Tất cả các cạnh đáy bằng nhau và cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
B. Cạnh bên bằng cạnh đáy và cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
C. Có một mặt bên vuông góc với mặt đáy và đáy là hình vuông.
D. Các mặt bên là hình chữ nhật và mặt đáy là hình vuông.
-
Câu 24:
Cho hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'. Hình chiếu vuông góc của A' lên (ABC) trùng với trực tâm H của tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. \(\left( {AA'B'B} \right) \bot \left( {BB'C'C} \right)\)
B. \(\left( {AA'H} \right) \bot \left( {A'B'C'} \right)\)
C. BB'C'C là hình chữ nhật
D. \(\left( {BB'C'C} \right) \bot \left( {AA'H} \right)\)
-
Câu 25:
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh bằng a. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Hai mặt ACC'A' và BDD'B' vuông góc nhau.
B. Bốn đường chéo AC', A'C, BD', B'D bằng nhau và bằng \(a\sqrt 3\).
C. Hai mặt ACC'A' và BDD'B' là hai hình vuông bằng nhau.
D. \(AC \bot BD'\)
-
Câu 26:
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Tam giác AB'C là tam giác đều
B. Nếu \(\alpha\) là góc giữa AC' và (ABCD) thì \(\cos \alpha = \sqrt {\frac{2}{3}} \).
C. ACC'A' là hình chữ nhật có diện tích bằng 2a2
D. Hai mặt \(\left( {AA'C'C} \right)\) và \(\left( {BB'D'D} \right)\) ở trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
-
Câu 27:
Cho hình lập phương \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\). Mặt phẳng \(\left( {{A_1}BD} \right)\) không vuông góc với mặt phẳng nào dưới đây?
A. \(\left( {A{B_1}D} \right)\)
B. \(\left( {AC{C_1}{A_1}} \right)\)
C. \(\left( {AB{D_1}} \right)\)
D. \(\left( {{A_1}B{C_1}} \right)\)
-
Câu 28:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Hình hộp có 6 mặt là 6 hình chữ nhật.
B. Hai mặt (ACC'A') và (BDD'B') vuông góc nhau.
C. Tồn tại điểm O cách đều tám đỉnh của hình hộp.
D. Hình hộp có 4 đường chéo bằng nhau và đồng qui tại trung điểm của mỗi đường.
-
Câu 29:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông cân ở A. H là trung điểm BC. Khẳng định nào sau đây sai ?
A. Các mặt bên của ABC.A'B'C' là các hình chữ nhật bằng nhau.
B. (AA'H) là mặt phẳng trung trực của BC
C. Nếu O là hình chiếu vuông góc của A lên (A'BC) thì \(O \in A'H\).
D. Hai mặt phẳng (AA'B'B) và (AA'C'C) vuông góc nhau.
-
Câu 30:
Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SAB) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC), tam giác ABC vuông cân ở A và có đường cao \(AH,{\rm{ }}(H \in BC)\). Gọi O là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(SC \bot \left( {ABC} \right)\)
B. \(\left( {SAH} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)
C. \(O \in SC\)
D. Góc giữa (SBC) và (ABC) là góc \(\widehat {SBA}\).
-
Câu 31:
Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SBC) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC). Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(SC \bot \left( {ABC} \right)\)
B. Nếu A' là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC) thì \(A' \in SB\).
C. \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\)
D. BK là đường cao của tam giác ABC thì \(BK \bot \left( {SAC} \right)\)
-
Câu 32:
Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và đáy ABC là tam giác cân ở A. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(H \in SB\)
B. H trùng với trọng tâm tam giác SBC.
C. \(H \in SC\)
D. \(H \in SI\) (I là trung điểm của BC)
-
Câu 33:
Cho hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'. Hình chiếu vuông góc của A' lên (ABC) trùng với trực tâm H của tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. BB'C'C là hình chữ nhật.
B. \(\left( {AA'H} \right)\; \bot \left( {A'B'C'} \right)\)
C. \(\left( {BB'C'C} \right) \bot \;\left( {{\rm{ }}AA'H} \right)\)
D. \(\left( {AA'B'B} \right) \bot \left( {BB'C'C} \right)\)
-
Câu 34:
Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SBC) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC). Khẳng định nào sau đây sai ?
A. Đáy là đa giác đều.
B. Các mặt bên là những hình chữ nhật nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy.
C. Các cạnh bên là những đường cao.
D. Các mặt bên là những hình bình hành.
-
Câu 35:
Cho tứ diện ABCD có \(AB \bot \left( {BCD} \right)\). Trong \(\Delta BCD\) vẽ các đường cao BE và DF cắt nhau ở O. Trong (ADC) vẽ \(DK \bot AC\) tại K. Khẳng định nào sau đây sai ?
A. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {ABE} \right)\)
B. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {DFK} \right)\)
C. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\)
D. \(\left( {BDC} \right) \bot \left( {ABE} \right)\)
-
Câu 36:
Cho tam giác đều ABC cạnh a. Gọi \({d_B},{d_C}\) lần lượt là đường thẳng đi qua B, C và vuông góc với (ABC). (P) là mặt phẳng qua A và hợp với (ABC) góc 60o. (P) cắt \({d_B},{d_C}\) lần lượt tại D và E. Biết \(AD = a\frac{{\sqrt 6 }}{2},AE = a\sqrt 3 .\) Đặt \(\widehat {DAE} = \varphi \). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. \(\sin \varphi = \frac{2}{{\sqrt 6 }}\)
B. \(\varphi = {60^0}\)
C. \(\sin \varphi = \frac{3}{{\sqrt 6 }}\)
D. \(\varphi = {30^0}\)
-
Câu 37:
Cho góc tam diện Sxyz với \(\widehat {xSy} = {120^0},\widehat {ySz} = {60^0},\widehat {zSx} = {90^0}\). Trên các tia Sx, Sy, Sz lần lượt lấy các điểm A, B, C sao cho SA = SB = SC = a. Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng :
A. 15o
B. 90o
C. 45o
D. 60o
-
Câu 38:
Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a và nằm trong mặt phẳng (P). Trên các đường thẳng vuông góc với (P) tại B, C lần lượt lấy D, E nằm trên cùng một phía đối với (P) sao cho \(BD = a\frac{{\sqrt 3 }}{2},CE = a\sqrt 3 \). Góc giữa (P) và (ADE) bằng bao nhiêu?
A. 30o
B. 60o
C. 90o
D. 45o
-
Câu 39:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại \(B,\,\,SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Góc giữa hai mặt phẳng (SEF) và (SBC) là :
A. \(\widehat {{\rm{CSF}}}\)
B. \(\widehat {{\rm{BSF}}}\)
C. \(\widehat {{\rm{BSE}}}\)
D. \(\widehat {{\rm{CSE}}}\)
-
Câu 40:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O. Biết \(SO \bot \left( {ABCD} \right),SO = a\sqrt 3 \) và đường tròn nội tiếp ABCD có bán kính bằng a. Tính góc hợp bởi mỗi mặt bên với đáy.
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 75o
-
Câu 41:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\), SA = x. Xác định x để hai mặt phẳng (SBC) và (SCD) tạo với nhau góc 60o.
A. \(x = \frac{{3a}}{2}\)
B. \(x = \frac{a}{2}\)
C. x = a
D. x = 2a
-
Câu 42:
Lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy bằng a. Gọi M là điểm trên cạnh AA' sao cho \(AM = \frac{{3a}}{4}\). Tang của góc hợp bởi hai mặt phẳng (MBC) và (ABC) là:
A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
B. 2
C. \(\frac{1}{2}\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
Câu 43:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD) bằng bao nhiêu?
A. 30o
B. 45o
C. 90o
D. 60o
-
Câu 44:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 3 \). Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. \(\cos \frac{\varphi }{2} = \frac{{\sqrt {10} }}{4}\)
B. \(\cos \frac{\varphi }{2} = \frac{1}{4}\)
C. \(\sin \frac{\varphi }{2} = \frac{{\sqrt {10} }}{4}\)
D. \(\sin \frac{\varphi }{2} = \frac{1}{4}\)
-
Câu 45:
Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 \) và chiều cao bằng \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\). Tính số đo của góc giữa mặt bên và mặt đáy.
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 75o
-
Câu 46:
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và đường cao SH bằng cạnh đáy. Tính số đo góc hợp bởi cạnh bên và mặt đáy.
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 75o
-
Câu 47:
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xét mặt phẳng (A'BD). Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
A. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng \(\alpha\) mà \(\tan \alpha = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\).
B. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng \(\alpha\) mà \(\sin \alpha = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\).
C. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương phụ thuộc vào kích thước của hình lập phương.
D. Góc giữa mặt phẳng (A'BD) và các mặt phẳng chứa các cạnh của hình lập phương bằng nhau.
-
Câu 48:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = AA' = a, AD = 2a. Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường chéo A'C và đáy ABCD. Tính \(\alpha\).
A. \(\alpha \approx 20^\circ 45'\)
B. \(\alpha \approx 24^\circ 5'\)
C. \(\alpha \approx 30^\circ 18'\)
D. \(\alpha \approx 25^\circ 48'\)
-
Câu 49:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D. AB = 2a, AD = DC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 2 \). Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. \(\left( {SBC} \right) \bot \left( {SAC} \right)\)
B. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) song song với AB.
C. (SDC) tạo với (BCD) một góc 60o.
D. (SBC) tạo với đáy một góc 45o
-
Câu 50:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và góc \(\widehat {ABC} = {60^0}\). Các cạnh SA, SB, SC đều bằng \(a\frac{{\sqrt 3 }}{2}\). Gọi \(\varphi \) là góc của hai mặt phẳng (SAC) và (ABCD). Giá trị \(\tan \varphi \) bằng bao nhiêu?
A. \(2\sqrt 5 \)
B. \(3\sqrt 5 \)
C. \(5\sqrt 3 \)
D. \(\sqrt 3 \)