1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc giảm đau, giảm co thắt Papaverin với hàm lượng:
A. 0,01 g
B. 0,02 g
C. 0,04 g
D. 0,06 g
-
Câu 2:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc giảm đau, giảm co thắt Papaverin với liều lượng:
A. 1-2 viên/lần
B. 2-3 viên/lần
C. 3-4 viên/lần
D. 4-5 viên/lần
-
Câu 3:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc giảm đau, giảm co thắt Atropin với hàm lượng:
A. ¼ mg
B. ½ mg
C. ¾ mg
D. 1 mg
-
Câu 4:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc giảm đau, giảm co thắt Atropin với liều lượng:
A. 4-5 ống/ngày
B. 3-4 ống/ngày
C. 2-3 ống/ngày
D. 1-2 ống/ngày
-
Câu 5:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc giảm đau, giảm co thắt Atropin với đường dùng:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Tiêm dưới da
-
Câu 6:
Điều trị nội khoa sỏi thận nhỏ bằng:
A. Thuốc lợi tiểu + dãn cơ + kháng sinh
B. Dùng máy tán sỏi qua da
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Điều chỉnh chế độ ăn để dự phòng sỏi Urat:
A. Giảm ăn đạm động vật, thịt cá, lòng, tiết… và ăn nhiều rau, củ, quả…
B. Giảm ăn đạm động vật, thịt cá, lòng, tiết… và giảm ăn rau, củ, quả…
C. Ăn nhiều đạm động vật, thịt cá, lòng, tiết… và giảm ăn rau, củ, quả…
D. Ăn nhiều động vật, thịt cá, lòng, tiết… và ăn nhiều rau, củ, quả…
-
Câu 8:
Điều chỉnh chế độ ăn uống để dự phòng sỏi Oxalate:
A. Tránh thức ăn nhiều calci oxalic
B. Nên ăn cao gan, rau dền, cà chua
C. Nên uống chè đặc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Hội chứng thận hư, còn gọi là:
A. Thận hư nhiễm đường
B. Thận hư nhiễm đạm
C. Thân hư nhiễm mỡ
D. Thận hư nhiễm đường, đạm, mỡ
-
Câu 10:
Hội chứng thận hư do tổn thương:
A. Cầu thận
B. Tháp thận
C. Tủy thận
D. Ống thận
-
Câu 11:
Hội chứng thận hư biểu hiện bằng:
A. Phù, protein niệu cao, protein máu cao
B. Phù, protein niệu giảm, protein máu giảm
C. Phù, protein niệu cao, protein máu giảm
D. Phù, protein niệu giảm, protein máu cao
-
Câu 12:
Hội chứng thận hư đơn thuần, còn gọi là:
A. Thể nguyên phát ở ống thận
B. Thể nguyên phát ở cầu thận
C. Thể nguyên phát ở tủy thận
D. Thể thứ phát
-
Câu 13:
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng thận hư:
A. Chưa biết gì
B. Chưa được biết đầy đủ
C. Đã biết phần lớn
D. Đã biết đầy đủ
-
Câu 14:
Trong hội chứng thận hư, triệu chứng phù có đặc điểm:
A. Phù toàn thân, từ mặt xuống chi dưới
B. Phù khu trú, chỉ ở 2 chân
C. Phù toàn thân, tù bụng xuống chi dưới
D. Phù khu trú, chỉ ở 1 chân
-
Câu 15:
Trong hội chứng thận hư, tình trạng thiểu niệu khi có lượng nước tiểu:
A. < 300 ml/ngày
B. < 500 ml/ngày
C. < 1000 ml/ngày
D. < 2000 ml/ngày
-
Câu 16:
Hội chứng thận hư có triệu chứng lâm sàng:
A. Da niêm mạc hồng hào
B. Da niêm mạc tím tái
C. Da niêm mạc nhợt nhạt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Trong hội chứng thận hư, xét nghiệm nước tiểu:
A. Protein > 3.5 g/24 giờ; trụ mỡ (+)
B. Protein < 3.5 g/24 giờ; trụ mỡ (-)
C. Protein < 3.5 g/24 giờ; trụ mỡ (+)
D. Protein > 3.5 g/24 giờ; trụ mỡ (-)
-
Câu 18:
Trong hội chứng thận hư, xét nghiệm máu:
A. Protein giảm, Cholesterol giảm
B. Protein tăng, Cholesterol tăng
C. Protein giảm, Cholesterol tăng
D. Protein tăng, Cholesterol giảm
-
Câu 19:
Chế độ sinh hoạt trong điều trị hội chứng thận hư:
A. Ăn nhạt tương đối, ít đạm, nhiều mỡ
B. Ăn nhạt tuyệt đối, ít đạm, nhiều mỡ
C. Ăn nhạt tương đối, nhiều đạm, kiêng mỡ
D. Ăn nhạt tuyệt đối, nhiều đạm, kiêng mỡ
-
Câu 20:
Điều trị hội chứng thận hư bằng thuốc lợi tiểu Hypothiazid với hàm lượng:
A. 12,5 mg
B. 25 mg
C. 50 mg
D. 100 mg
-
Câu 21:
Điều trị hội chứng thận hư bằng thuốc lợi tiểu Hypothiazid với liều lượng:
A. 1-2 viên/ngày
B. 2-3 viên/ngày
C. 3-4 viên/ngày
D. 4-5 viên/ngày
-
Câu 22:
Điều trị hội chứng thận hư bằng Prednisolon liều tấn công:
A. Người lớn: 2 mg/kg/24 giờ x 1-2 tháng
B. Trẻ em: 1 mg/kg/24 giờ x 1-2 tháng
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Điều trị hội chứng thận hư bằng Prednisolon liều củng cố:
A. Bằng ¼ liều tấn công, dùng 6 tháng
B. Bằng ½ liều tấn công, dùng 6 tháng
C. Bằng ¾ liều tấn công, dùng 6 tháng
D. Bằng liều tấn công, dùng 6 tháng
-
Câu 24:
Điều trị hội chứng thận hư bằng Prednisolon liều duy trì:
A. 1-5 mg/24 giờ
B. 5-10 mg/24 giờ
C. 10-15 mg/24 giờ
D. 15-20 mg/24 giờ
-
Câu 25:
Động kinh là gì?
A. Tình trạng kích thích não biểu hiện bằng cơn co giật dài, từ từ, không cố định, không tái phát
B. Tình trạng kích thích vỏ não biểu hiện bằng cơn co giật ngắn, đột ngột, cố định, hay tái phát
C. Tình trạng kích thích vỏ não biểu hiện bằng cơn co giật dài, từ từ, không cố định, không tái phát
D. Tình trạng kích thích não biểu hiện bằng cơn co giật ngắn, đột ngột, cố định, hay tái phát
-
Câu 26:
Triệu chứng động kinh:
A. Do di truyền, không thấy tổn thương não
B. Co giật thứ phát do một tổn thương tạm thời hay vĩnh viễn của vỏ não
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Giai đoạn co cứng của động kinh:
A. Cơ hô hấp co, bệnh nhân kêu lên, ngã lăn ra, ngừng thở
B. Các cơ toàn thân bị co giật ngắt quãng, lúc đầu nhanh, sau thưa dần
C. Bệnh nhân nằm sõng sượt, hôn mê, mất cảm giác, mất ý thức
D. Bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, ý thức u ám, mất định hướng, lăn ra ngủ
-
Câu 28:
Giai đoạn co giật của động kinh:
A. Cơ hô hấp co, bệnh nhân kêu lên, ngã lăn ra, ngừng thở
B. Các cơ toàn thân bị co giật ngắt quãng, lúc đầu nhanh, sau thưa dần
C. Bệnh nhân nằm sõng sượt, hôn mê, mất cảm giác, mất ý thức
D. Bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, ý thức u ám, mất định hướng, lăn ra ngủ
-
Câu 29:
Giai đoạn hôn mê của động kinh:
A. Cơ hô hấp co, bệnh nhân kêu lên, ngã lăn ra, ngừng thở
B. Các cơ toàn thân bị co giật ngắt quãng, lúc đầu nhanh, sau thưa dần
C. Bệnh nhân nằm sõng sượt, hôn mê, mất cảm giác, mất ý thức
D. Bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, ý thức u ám, mất định hướng, lăn ra ngủ
-
Câu 30:
Giai đoạn hồi phục của động kinh:
A. Cơ hô hấp co, bệnh nhân kêu lên, ngã lăn ra, ngừng thở
B. Các cơ toàn thân bị co giật ngắt quãng, lúc đầu nhanh, sau thưa dần
C. Bệnh nhân nằm sõng sượt, hôn mê, mất cảm giác, mất ý thức
D. Bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, ý thức u ám, mất định hướng, lăn ra ngủ
-
Câu 31:
Giai đoạn co cứng của động kinh kéo dài:
A. 20 giây
B. 2 – 3 phút
C. 5 – 10 phút
D. 10 – 15 phút
-
Câu 32:
Giai đoạn co giật của động kinh kéo dài:
A. 20 giây
B. 2 – 3 phút
C. 5 – 10 phút
D. 10 – 15 phút
-
Câu 33:
Giai đoạn hôn mê của động kinh kéo dài:
A. 20 giây
B. 2 – 3 phút
C. 5 – 10 phút
D. 10 – 15 phút
-
Câu 34:
Thuốc thương mại có thành phần Spironolactone:
A. Hypothiazid
B. Natrilix SR
C. Lasix, Lasilix
D. Aldacton
-
Câu 35:
Thuốc Furosemid (Lasix, Lasilix) thuộc …. :
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Alpha
-
Câu 36:
Để ngăn ngừa tái phát động kinh, có thể dùng:
A. Gardenal hoặc Hydantoin
B. Có thể tiêm Gardenal, Seduxen nếu lên cơn liên tục
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 37:
Thuốc Hydroclorothiazid (Hypothiazid) thuộc …:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Alpha
-
Câu 38:
Điều trị căn nguyên động kinh:
A. Lấy máu tụ sau chấn thương sọ não
B. Lấy mảnh xương sọ chạm não
C. Phẫu thuật u não
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39:
Phòng ngừa tai biến ở bệnh nhân động kinh:
A. Không làm việc ở trên cao
B. Không lái xe
C. Không chèo thuyền
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Thuốc Indapamid (Natrilix SR) thuộc ….:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
D. Nhóm thuốc ức chế Angiotensin II