1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ nung bệnh của bệnh bạch hầu kéo dài:
A. 1 – 3 ngày
B. 2 – 5 ngày
C. 4 – 7 ngày
D. 5 – 10 ngày
-
Câu 2:
Triệu chứng bệnh bạch hầu sẽ:
A. Không có triệu chứng
B. Triệu chứng không rõ ràng
C. Triệu chứng rõ ràng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Thời kỳ khởi phát của bệnh bạch hầu:
A. Biểu hiện viêm đường tiêu hóa
B. Biểu hiện viêm đường tiết niệu
C. Biểu hiện viêm đường hô hấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Nếu sau 2 ngày điều trị tiêu chảy chưa có mất nước mà bệnh nhân vẫn không khỏi, lại có dấu hiệu mất nước thì cần:
A. Tiếp tục điều trị theo phác đồ điều trị tiêu chảy mất nước như giảm liều xuống
B. Tiếp tục điều trị theo phác đồ điều trị tiêu chảy mất nước đã làm
C. Tiếp tục điều trị theo phác đồ điều trị tiêu chảy mất nước như tăng liều cao hơn
D. Chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị
-
Câu 5:
Để điều trị bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước:
A. Có thể dùng các dung dịch điện giải như Glucose 5%, NaHCO3 12.5%...
B. Cần dùng các kháng sinh đường ruột như biseptol để diệt vi khuẩn gây bệnh
C. Cần điều trị các triệu chứng khác như thuốc hạ nhiệt, an thần, chống co giật…
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Các dung dịch có thể dùng để khôi phục khối lượng tuần hoàn bị mất do tiêu chảy có mất nước:
A. Dung dịch NaCl 0,9%
B. Dung dịch Glucose 5%, NaHCO3 12.5%, Lactat Ringer…
C. Dung dịch Manitol
D. Dung dịch nước cất pha với kháng sinh
-
Câu 7:
Đặc điểm khi khởi phát bệnh bạch hầu:
A. Sốt cao, ho, chảy nước mũi, đau rát họng
B. Sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, đau rát họng
C. Sốt cao, không ho, không chảy nước mũi, không đau rát họng
D. Sốt nhẹ, không ho, không chảy nước mũi, không đau rát họng
-
Câu 8:
Kháng sinh Biseptol dùng để điều trị bệnh tiêu chảy hoặc bệnh lỵ:
A. Biseptol 120 mg x 1 viên/ngày
B. Biseptol 240 mg x 2 viên/ngày
C. Biseptol 360 mg x 4 viên/ngày
D. Biseptol 480 mg x 6 viên/ngày
-
Câu 9:
Để phòng bệnh tiêu chảy, cần lưu ý:
A. Chỉ cần ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, không cần ở sạch sẽ
B. Chỉ cần ăn thức ăn đã nấu chín, ở thật sạch sẽ và không cần uống nước đã đun sôi
C. Chỉ cần ở sạch sẽ, không cần ăn uống đồ đã nấu chín
D. Phải ăn uống hợp vệ sinh, khoa học và ở sạch sẽ, giữ vệ sinh
-
Câu 10:
Thời kỳ toàn phát của bệnh bạch hầu:
A. Sốt nhẹ, mệt lả, da niêm xanh, tim nhanh, không đều
B. Sốt cao, mệt lả, da niêm hồng, tim chậm, đều
C. Sốt nhẹ, mệt lả, da niêm hồng, tim chậm, đều
D. Sốt cao, mệt lả, da niêm xanh, tim nhanh, không đều
-
Câu 11:
Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gặp ở:
A. Nam nhiều hơn nữ
B. Nữ nhiều hơn nam
C. Trẻ em bị nhiều hơn người lớn
D. Cả nam và nữ đều bị như nhau
-
Câu 12:
Loét dạ dày - tá tràng thường gặp ở độ tuổi:
A. Thiếu niên (13-20 tuổi)
B. Trung niên (30-50 tuổi)
C. Người lớn tuổi (60-70 tuổi)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Để nhận biết Thời kỳ toàn phát triệu chứng của bệnh bạch hầu:
A. Không có triệu chứng
B. Sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, đau rát họng
C. Sốt cao, đau rát họng, hạch dưới hàm sưng đau
D. Viêm đường hô hấp trên (mũi, họng)
-
Câu 14:
Thời kỳ lui bệnh của bệnh bạch hầu, kéo dài:
A. Sau 1 – 5 ngày
B. Sau 5 – 10 ngày
C. Sau 10 – 15 ngày
D. Sau 15 – 20 ngày
-
Câu 15:
Xét nghiệm chẩn đoán nhanh bệnh bạch hầu:
A. Nhuộm gram và nhuộm Kennyon
B. Nuôi cấy vi trùng
C. Kháng sinh đồ
D. Điều trị thử nghiệm
-
Câu 16:
Chẩn đoán xác định bệnh bạch hầu bằng:
A. Nhuộm gram và nhuộm Kennyon
B. Nuôi cấy vi trùng
C. Kháng sinh đồ
D. Điều trị thử nghiệm
-
Câu 17:
Chế độ ăn uống trong điều trị bệnh bạch hầu:
A. Ăn các chất khó tiêu, uống nhiều nước rau quả
B. Ăn các chất dễ tiêu, uống nhiều nước rau quả
C. Ăn các chất dễ tiêu lẫn khó tiêu, uống nhiều nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu SAD điều trị thể nhẹ với liều:
A. 30.000 đơn vị
B. 60.000 đơn vị
C. 80.000 đơn vị
D. 160.000 đơn vị
-
Câu 19:
Tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu SAD điều trị thể nặng với liều:
A. 30.000 đơn vị
B. 60.000 đơn vị
C. 80.000 đơn vị
D. 160.000 đơn vị
-
Câu 20:
Giải độc tố bạch hầu:
A. Tiêm dưới da 1/10 ml, tiêm cùng với SAD, sau đó cách 5 ngày tiêm ½ ml, rồi 2 ml
B. Tiêm dưới da 2 ml, tiêm cùng với SAD, sau đó cách 5 ngày tiêm 1/10 ml, rồi ½ ml
C. Tiêm dưới da ½ ml, tiêm cùng với SAD, sau đó cách 5 ngày tiêm 1/10 ml, rồi 2 ml
D. Tiêm dưới da 2 ml, tiêm cùng với SAD, sau đó cách 5 ngày tiêm ½ ml, rồi 1/10 ml
-
Câu 21:
Khánh sinh dùng điều trị bệnh bạch hầu:
A. Penicillin 500.000 - 1 triệu đơn vị, tiêm bắp
B. Penicillin 1 – 2 triệu đơn vị, tiêm bắp
C. Penicillin 2 – 4 triệu đơn vị, tiêm bắp
D. Penicillin 4 – 8 triệu đơn vị, tiêm bắp
-
Câu 22:
Vaccin phòng ngừa bệnh bạch hầu:
A. Nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
B. Không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng:
A. Mất cân bằng giữa các yếu tố: lớp chất nhầy, tế bào mô dạ dày, sự tuần hoàn của niêm mạc dạ dày… với HCl, một số thuốc như Aspirin, Corticoid, yếu tố thần kinh…
B. Mất cân bằng yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày với các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày
C. Do xoắn khuẩn gram âm Helicobacter pylori (HP)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Vaccine loại kết hợp DTP dùng để phòng ngừa:
A. Bệnh uốn ván, ho gà, thủy đậu
B. Bệnh ho gà, bạch hầu, thủy đậu
C. Bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu
D. Bệnh ho gà, thủy đậu, lao
-
Câu 25:
Vaccine loại kết hợp DtaP gồm:
A. Toàn bộ thành phần uốn ván, bạch hầu và một thành phần của vi khuẩn ho gà
B. Toàn bộ thành phần uốn ván, bạch hầu và ho gà
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 26:
Vaccine loại kết hợp DtP gồm:
A. Toàn bộ thành phần uốn ván, bạch hầu và một thành phần của vi khuẩn ho gà
B. Toàn bộ thành phần uốn ván, bạch hầu và ho gà
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Hội chứng da dày tá tràng có đặc điểm:
A. Đau bụng âm ỉ vùng trung vị, có khi trội lên thành cơn đau có tính chu kỳ
B. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, có khi trội lên thành cơn đau có tính chu kỳ
C. Đau bụng âm ỉ vùng trung vị, đau liên tục, không có tính chất chu kỳ
D. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đau liên tục, không có tính chất chu kỳ
-
Câu 28:
Bệnh cảm cúm là bệnh:
A. Của loài chim và loài bò sát do virus cúm truyền bệnh
B. Của loài chim và động vật có vú do virus cúm truyền bệnh
C. Của loài bò sát và động vật có vú do virus cúm truyền bệnh
D. Của loài động vật có vú và loài người do virus cúm truyền bệnh
-
Câu 29:
Bệnh cảm cúm có tốc độ lay lan:
A. Lây lan rất nhanh
B. Lây lan rất chậm
C. Không lây lan
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Bệnh cảm cúm sẽ làm nguy hiểm ra sao:
A. Bệnh thông thường nên không bao giờ làm bệnh nhân phải nhập viện
B. Làm bệnh nhân phải nhập viện vì đưa đến viêm phổi và gây ra tử vong
C. Làm bệnh nhân phải nhập viện đối với các dạng cảm cúm H5N1
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Loét dạ dày điển hình thường có đặc điểm sau:
A. Đau khi đói
B. Đau sau khi ăn no
C. Đau cả khi đói lẫn khi no
D. Không bao giờ đau
-
Câu 32:
Đặc điểm của virus cúm:
A. Có tính ổn định – tính hằng định
B. Có tính thay đổi – tính biến dị
C. Có cả tính ổn định lẫn tính thay đổi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 33:
Loét tá tràng điển hình thường có đặc điểm sau:
A. Đau khi đói
B. Đau sau khi ăn no
C. Đau cả khi đói lẫn khi no
D. Không bao giờ đau
-
Câu 34:
Bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng thường có đặc điểm:
A. Cảm giác nóng rát vùng trung vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, hiếm khi buồn nôn hoặc nôn
B. Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, không kèm ợ hơi, ợ chua, nhưng thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn
C. Cảm giác nóng rát vùng trung vị và thượng vị, không có ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn
D. Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, có kèm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn
-
Câu 35:
Người bị bệnh cảm cúm:
A. Có thể bị lại nhiều lần vì tính biến dị thay đổi nhiều của virus cúm sau mỗi vụ dịch
B. Có thể bị lại vài lần vì tính biến dị thay đổi chút ít của virus cúm sau mỗi vụ dịch
C. Có thể không bị lại vì tính ổn định của virus cúm, không thay đổi sau mỗi vụ dịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
4 biến chứng thường xảy ra của loét dạ dày - tá tràng:
A. Xuất huyết dạ dày, xuất huyết tá tràng, thủng tá tràng, hẹp tâm vị
B. Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư tiêu hóa
C. Xuất huyết dạ dày, thủng tá tràng, hẹp đáy vị, thủng hồi tràng
D. Xuất huyết tá tràng, thủng dạ dày, hẹp hang vị, ung thư hổng tràng và hồi tràng
-
Câu 37:
Xuất huyết dạ dày trong trường hợp nhẹ có đặc điểm:
A. Bệnh nhân nôn ra máu
B. Bệnh nhân đi cầu ra phân đen
C. Bệnh nhân vừa nôn ra máu, vừa đi cầu phần đen
D. Bệnh nhân tụt huyết áp, mạch nhanh, da tái nhợt
-
Câu 38:
Thời kỳ nung bệnh của cảm cúm kéo dài:
A. 1 – 3 ngày
B. 3 – 5 ngày
C. 5 – 7 ngày
D. 7 – 10 ngày
-
Câu 39:
Bệnh nhân bị thủng dạ dày có đặc điểm:
A. Đau bụng vùng hạ vị đột ngột, bụng co cứng
B. Đau bụng vùng trung vị đột ngột, bụng mềm
C. Đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng co cứng
D. Đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng mềm
-
Câu 40:
Bệnh nhân bị hẹp môn vị có đặc điểm:
A. Ăn uống khó tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước
B. Ăn uống dễ tiêu, nôn ít, nôn ra thức ăn vừa mới ăn
C. Ăn uống khó tiêu, nôn ít, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước
D. Ăn uống dễ tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn vừa mới ăn