1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giai đoạn đỏ da trong bệnh Chàm (Eczema):
A. Bắt đầu bằng những đám da hồng, ranh giới rõ rệt, trên da có những mụn nước
B. Bắt đầu bằng những đám da đỏ, ranh giới không rõ rệt, trên da có những nốt sần
C. Bắt đầu bằng những đám da xanh tím, ranh giới rõ rệt, trên da có những mụn mủ
D. Bắt đầu bằng những đám da vàng sẫm, ranh giới không rõ rệt, trên da có những bóng nước
-
Câu 2:
Giai đoạn đỏ da trong bệnh Chàm (Eczema) biểu hiện:
A. Đám da đỏ, ranh giới không rõ rệt, trên da có những nốt sần
B. Những nốt sần nhỏ li ti, dần dần phát triển thành các mụn nước
C. Những mụn nước vỡ ra thành vẩy, khô dần, da hơi sẫm màu
D. Da khô, dày lên, có các nếp cứng hằn sâu
-
Câu 3:
Triệu chứng ngứa trong Bệnh Chàm (Eczema):
A. Chỉ tồn tại hết giai đoạn 1
B. Chỉ tồn tại hết giai đoạn 2
C. Chỉ tổn tại hết giai đoạn 3
D. Tồn tại suốt thời gian bệnh
-
Câu 4:
Giai đoạn mụn nước trong bệnh Chàm (Eczema) biểu hiện:
A. Những nốt sần nhỏ li ti, dần dần phát triển thành các mụn nước
B. Mụn nước bị vỡ, chảy nước vàng hoặc mủ, dễ bị nhiễm khuẩn
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp:
A. Rivanol 1/1000 trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%
B. Dung dịch ASA, BSI, mỡ Salicylic, mỡ Whitfield
C. Hồ nước, hồ kẽm
D. Salicilee, Goudron, hồ Ichtyole, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic
-
Câu 6:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp bằng thuốc tím nồng độ:
A. Pha loãng 1/1.000
B. Pha loãng 1/2.000
C. Pha loãng 1/3.000
D. Pha loãng 1/4.000
-
Câu 7:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp bằng Rivanol nồng độ:
A. 1/1000
B. 1/2000
C. 1/3000
D. 1/4000
-
Câu 8:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp bằng Rivanol:
A. 1 – 3 ngày đầu
B. 3 – 5 ngày đầu
C. 5 – 7 ngày đầu
D. 7 – 10 ngày đầu
-
Câu 9:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp bằng Methyl nồng độ:
A. 1 %
B. 2 %
C. 3 %
D. 4 %
-
Câu 10:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn bán cấp:
A. Rivanol 1/1000 trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%
B. Dung dịch ASA, BSI, mỡ Salicylic, mỡ Whitfield
C. Hồ nước, hồ kẽm
D. Salicilee, Goudron, hồ Ichtyole, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic
-
Câu 11:
Điều trị toàn thần trong bệnh Chàm (Eczema):
A. Bạc hà, râu bắp
B. Kim ngân hoa, ké đầu ngựa
C. Lá khế, lá chanh
D. Húng rìu, lá mơ
-
Câu 12:
Erythromyein, Tetracylin điều trị bệnh Chàm (Eczema):
A. Uống một đợt 1-3 ngày
B. Uống một đợt 3-5 ngày
C. Uống một đợt 5-7 ngày
D. Uống một đợt 7-10 ngày
-
Câu 13:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn cấp trong 1 – 3 ngày đầu:
A. Dung dịch Rivanol 1%o
B. Mỡ Synalar - Neomycin
C. Mỡ Celesytodezem – Neomycin
D. Goudrar, Coaltar
-
Câu 14:
Chống bội nhiễm trong bệnh Chàm (Eczema) giai đoạn cấp:
A. Ampixilin 0,125mg, 4-6 viên/ngày x 5-7 ngày
B. Ampixilin 0,25mg, 4-6 viên/ngày x 5-7 ngày
C. Ampixilin 0, 5mg, 4-6 viên/ngày x 5-7 ngày
D. Ampixilin 0,75mg, 4-6 viên/ngày x 5-7 ngày
-
Câu 15:
Chống dị ứng, ngứa trong bệnh Chàm giai đoạn cấp:
A. Chlopheniramin 2mg, 2 viên/ngày
B. Chlopheniramin 4mg, 2 viên/ngày
C. Chlopheniramin 6mg, 2 viên/ngày
D. Chlopheniramin 8mg, 2 viên/ngày
-
Câu 16:
Nếu không chống chỉ định, Corticoid điều trị bệnh Chàm giai đoạn cấp:
A. Prednisolon 5mg, 1 viên/ngày x 3-4 ngày rồi giảm liều ¼ viên/ngày x 7 ngày
B. Prednisolon 5mg, 2 viên/ngày x 3-4 ngày rồi giảm liều ½ viên/ngày x 7 ngày
C. Prednisolon 5mg, 3 viên/ngày x 3-4 ngày rồi giảm liều 1 viên/ngày x 7 ngày
D. Prednisolon 5mg, 4 viên/ngày x 3-4 ngày rồi giảm liều 2 viên/ngày x 7 ngày
-
Câu 17:
Điều trị Chàm (Eczema) giai đoạn mãn:
A. Goudrar, Coaltar
B. Dung dịch Berbenri 1%
C. Mỡ Synalar – Neomycin, Celesytodezem - Neomycin
D. Dung dịch Nitrat bạc 0,25%
-
Câu 18:
Điều trị hỗ trợ trong bệnh Chàm giai đoạn mãn:
A. Vitamin A 1 g/ngày
B. Vitamin B 1 g/ngày
C. Vitamin C 1 g/ngày
D. Vitamin D 1 g/ngày
-
Câu 19:
Đặc điểm tổn thương của Chàm giai đoạn cấp tính:
A. Viêm đỏ, chợt, chảy dịch, có mủ
B. Giảm viêm, giảm chảy nước, bắt đầu khô, lên da non
C. Thẫm màu, cứng cộm, liken hoá, xù xì thô ráp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Tổn thương Bỏng do tác dụng trực tiếp của các yếu tố:
A. Vật lý: nhiệt, bức xạ, điện…
B. Hóa học: acid, kiềm…
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Bỏng do dòng điện thông dụng:
A. < 500 volt
B. 500 – 1000 volt
C. < 1000 volt
D. > 1000 volt
-
Câu 22:
Sét đánh gây bỏng:
A. Có hiệu điện thế thấp
B. Có hiệu điện thế thông dụng
C. Có hiệu điện thế cao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Bỏng có thể gây biến chứng khi:
A. Diện tích bỏng > 1-5% diện tích cơ thể
B. Diện tích bỏng > 5-10% diện tích cơ thể
C. Diện tích bỏng > 10-15% diện tích cơ thể
D. Diện tích bỏng > 15-20% diện tích cơ thể
-
Câu 24:
Xử trí bỏng nhẹ:
A. Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức
B. Trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm xuống đất
C. Cởi quần áo đã dính vào vết thương
D. Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng sạch
-
Câu 25:
Phòng chống và chăm sóc bệnh nhân bỏng:
A. Tuyên truyền giáo dục mọi người chú ý nguyên nhân gây bỏng
B. Có biện pháp đề phòng, nhất là đối với trẻ em
C. Theo dõi thân nhiệt, mạch, huyết áp hằng ngày cho bệnh nhân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Còi xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa…..
A. Calci do thiếu hụt Vitamin D
B. Phospho do thiếu hụt Vitamin D
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
-
Câu 27:
Còi xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa Calci và Phospho do thiếu hụt:
A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin C
D. Vitamin D
-
Câu 28:
Còi xương thường gặp ở:
A. Trẻ dưới 6 tháng tuổi
B. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi
C. Trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi
D. Trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi
-
Câu 29:
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây còi xương:
A. Trẻ nuôi trong lồng kính, được uống sữa mẹ
B. Trẻ cai sữa muộn
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Cơ địa của trẻ dễ bị suy dinh dưỡng:
A. Trẻ sinh già tháng
B. Trẻ sinh đủ tháng
C. Trẻ sinh non tháng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Triệu chứng lâm sàng giai đoạn đầu của trẻ còi xương:
A. Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp chậm liền
B. Các xương bị mềm
C. Xương ức nhô ra giống như ngực gà
D. Thần kinh kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, hay giật mình…
-
Câu 32:
Triệu chứng lâm sàng giai đoạn toàn phát của trẻ còi xương:
A. Các xương bị mềm
B. Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp chậm liền
C. Xương ức nhô ra giống như ngực gà
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Giai đoạn ổn định của trẻ còi xương để lại di chứng:
A. Các xương bị mềm
B. Xương ức nhô ra
C. Chân thẳng
D. Chân vòng kiềng
-
Câu 34:
Vitamin D điều trị còi xương giai đoạn ổn định với tổng liều 1 đợt:
A. 1.000 – 2.000 đơn vị/ngày
B. 2.000 – 4.000 đơn vị/ngày
C. 4.000 – 6.000 đơn vị/ngày
D. 6.000 – 8.000 đơn vị/ngày
-
Câu 35:
Vitamin D điều trị còi xương giai đoạn ổn định với thời gian:
A. Uống 1 – 2 tuần
B. Uống 2 – 4 tuần
C. Uống 4 – 6 tuần
D. Uống 6 – 8 tuần
-
Câu 36:
Vitamin D điều trị còi xương giai đoạn cấp tính với liều:
A. 5.000 đơn vị/ngày
B. 10.000 đơn vị/ngày
C. 15.000 đơn vị/ngày
D. 20.000 đơn vị/ngày
-
Câu 37:
Điều trị còi xương cho trẻ bằng cách:
A. Bổ sung thêm dầu đậu nành, chế phẩm có Natri (Muối Natri, NaCl)
B. Bổ sung thêm dầu động vật, chế phẩm có Kali (cốm Kali, KaCl)
C. Bổ sung thêm dầu thực vật, chế phẩm có Mg (cốm Mg, MgCl)
D. Bổ sung thêm dầu cá, chế phẩm có Calci (cốm Calci, CaCl2)
-
Câu 38:
Chế độ ăn điều trị còi xương:
A. Tăng cường cho trẻ ăn dặm sớm
B. Tăng cường cho trẻ bú bình sớm
C. Tăng cường cho trẻ bú mẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39:
Điều trị còi xương bằng cách tắm nắng với thời gian:
A. 1 – 5 phút/ngày
B. 5 – 10 phút/ngày
C. 10 – 15 phút/ngày
D. 15 – 20 phút/ngày
-
Câu 40:
Chăm sóc bà mẹ khi mang thai để tránh còi xương:
A. Vào 2 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ nên uống thêm Vitamin D2
B. Vào 2 tháng giữa thai kỳ, bà mẹ nên uống thêm Vitamin D2
C. Vào 2 tháng cuối thai kỳ, bà mẹ nên uống thêm Vitamin D2
D. Tất cả đều đúng