1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để tránh còi xương cho trẻ, vào 2 tháng cuối thai kỳ, bà mẹ nên uống thêm:
A. Vitamin D1
B. Vitamin D2
C. Vitamin D3
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Để tránh còi xương cho trẻ, vào 2 tháng cuối thai kỳ, bà mẹ uống thêm Vitamin D2:
A. 1.000 đơn vị
B. 5.000 đơn vị
C. 10.000 đơn vị
D. 20.000 đơn vị
-
Câu 3:
Phương châm bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
A. Trang điểm bữa ăn
B. Tô màu bát bột
C. Nuôi con bằng sữa mẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Phòng bệnh còi xương bằng cách tắm nắng cho trẻ:
A. Từ 1 – 2 tháng
B. Từ 2 – 4 tháng
C. Từ 4 – 6 tháng
D. Từ 6 – 8 tháng
-
Câu 5:
Phòng bệnh còi xương bằng cách tắm nắng cho trẻ với thời gian:
A. 1 – 30 phút
B. 30 – 60 phút
C. 60 – 90 phút
D. 90 – 120 phút
-
Câu 6:
Trẻ sinh 2, sinh 3 nên cho uống Vitamin D2 dự phòng còi xương:
A. 100 đơn vị/ngày
B. 200 đơn vị/ngày
C. 300 đơn vị/ngày
D. 400 đơn vị/ngày
-
Câu 7:
Trẻ thiếu tháng, cân nặng < 2500 gram, có nguy cơ còi xương cần cho uống:
A. Vitamin D1
B. Vitamin D2
C. Vitamin D3
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Phòng bệnh hen phế quản:
A. Tránh lạnh đột ngột, tăng sức đề kháng cho cơ thể
B. Điều trị các bệnh hô hấp trên
C. Không ăn các chất dễ gây dị ứng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Biểu hiện của Suy dinh dưỡng:
A. Thiếu lipid – năng lượng
B. Thiếu glucid – năng lượng đều sai
C. Thiếu protid – năng lượng
D. Tất cả
-
Câu 10:
Viêm phổi:
A. Là một bệnh hiếm gặp, thường xảy ra vào mùa xuân
B. Là một bệnh cấp tính, thường xảy ra vào mùa hè
C. Là một bệnh mạn tính, thường xảy ra vào mua thu
D. Là một bệnh thường gặp, thường xảy ra vào mùa đông
-
Câu 11:
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi:
A. Tụ cầu
B. Phế cầu
C. Liên cầu
D. Virus
-
Câu 12:
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng:
A. Cai sữa quá sớm
B. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
C. Chỉ cho ăn bằng nước cháo đường, sữa bò pha loãng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Sai lầm về dinh dưỡng:
A. Cho ăn bằng nước cháo đường, sữa bò pha loãng
B. Cho ăn bằng sữa bò đặc
C. Cai sữa mẹ quá muộn
D. Cho trẻ ăn bổ sung bên cạnh bú sữa
-
Câu 14:
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng, chọn câu sai?
A. Mắc các bệnh nhiễm trùng: sởi, tiêu chảy, viêm phổi, lao, giun, sán…
B. Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng
C. Cai sữa muộn
D. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
-
Câu 15:
Viêm phổi thùy:
A. Viêm phổi có ranh giới rõ rệt, khu trú chỉ ở một thùy phổi
B. Viêm phổi có ranh giới rõ rệt, khu trú ở nhiều thùy phổi
C. Viêm phổi có ranh giới rõ rệt, khu trú ở một hoặc nhiều thùy phổi
D. Viêm phổi không có ranh giới rõ rệt, ở một hoặc nhiều thùy phổi
-
Câu 16:
Yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng:
A. Trẻ bị dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh
B. Trẻ đẻ non, cân nặng lúc sinh < 3.000 gram
C. Trẻ được bú sữa mẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Triệu chứng suy dinh dưỡng nhẹ:
A. Cân nặng còn 70 – 80%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mỏng
B. Cân nặng còn 60 – 70%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mất
C. Cân nặng thường dưới 60%, người gầy đét, lớp mỡ dưới da bị mất
D. Có sắc tố da màu nâu nhưng bong ra và gây lở loét
-
Câu 18:
Thời kỳ khởi phát trong viêm phổi thùy:
A. Tiến triển từ từ, mạn tính với biểu hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn mạn
B. Tiến triển đột ngột, cấp tính với biểu hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 19:
Triệu chứng suy dinh dưỡng nặng thể teo đét (Maramus):
A. Cân nặng còn 70 – 80%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mỏng
B. Cân nặng còn 60 – 70%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mất
C. Cân nặng thường dưới 60%, người gầy đét, lớp mỡ dưới da bị mất
D. Có sắc tố da màu nâu nhưng bong ra và gây lở loét
-
Câu 20:
Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm):
A. Thường gặp ở thanh thiếu niên
B. Thường gặp ở thanh niên
C. Thường gặp ở trung niên
D. Thường gặp ở trẻ em và người già
-
Câu 21:
Triệu chứng suy dinh dưỡng nặng thể phù (Kwashiorkor):
A. Cân nặng còn 70 – 80%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mỏng
B. Cân nặng còn 60 – 70%, lớp mỡ dưới da bụng và mông mất
C. Cân nặng thường dưới 60%, người gầy đét, lớp mỡ dưới da bị mất
D. Có sắc tố da màu nâu nhưng bong ra và gây lở loét
-
Câu 22:
Điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ:
A. Chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng phương pháp
B. Tăng chất đạm: bột, cháo nấu với cá, thịt hoặc đậu đỏ, thêm rau xanh và dầu mỡ
C. Bổ sung các vitamin PP, vitamin A, C và vitamin nhóm B
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Điều trị suy dinh dưỡng thể nặng:
A. Chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng phương pháp
B. Tăng chất đạm: bột, cháo nấu với cá, thịt hoặc đậu đỏ, thêm rau xanh và dầu mỡ
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Điều trị suy dinh dưỡng thể nặng, cần bổ sung:
A. Vitamin PP, Vitamin nhóm B
B. Vitamin A, Vitamin C
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Phòng ngừa suy dinh dưỡng cần:
A. Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ
B. Nuôi con bằng sữa bột
C. Không cần tiêm chủng đúng lịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Phòng ngừa suy dinh dưỡng cần:
A. Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ
B. Nuôi con bằng sữa bột
C. Không cần tiêm chủng đúng lịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Viêm đa khớp dạng thấp còn gọi là:
A. Viêm đa khớp cấp tính tiến triển
B. Viêm đa khớp mạn tính tiến triển
C. Viêm cột sống dính khớp tiến triển
D. Thoái hóa khớp tiến triển
-
Câu 28:
Viêm đa khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ:
A. 11 – 22 tuổi
B. 22 – 33 tuổi
C. 33 – 55 tuổi
D. 55 – 66 tuổi
-
Câu 29:
Viêm đa khớp dạng thấp có đặc điểm:
A. Bệnh lành tính, không để lại hậu quả nặng nề
B. Bệnh diễn tiến không kéo dài, không để lại hậu quả biến dạng khớp
C. Bệnh diễn tiến kéo dài, để lại hậu quả biến dạng khớp, gây tàn phế
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp:
A. Do vi trùng, ký sinh trùng
B. Do di truyền, miễn dịch
C. Do chấn thương
D. Chưa rõ ràng
-
Câu 31:
Hội chứng viêm khớp trong viêm khớp dạng thấp thường xảy ra:
A. Cột sống cổ, cột sống thắt lưng
B. Khớp tay, ngón tay, cổ tay, khớp bàn ngón, khớp gối…
C. Đĩa đệm, cột sống thắt lưng, hông
D. Dính khớp cổ, khớp cùng cụt, khớp chậu
-
Câu 32:
Hội chứng viêm khớp trong viêm khớp dạng thấp có đặc điểm:
A. Viêm không đối xứng
B. Viêm đối xứng
C. Cứng khớp buổi tối
D. Teo dây chằng quanh khớp
-
Câu 33:
Tiến triển của viêm khớp dạng thấp:
A. Kéo dài vài tuần
B. Kéo dài vài tháng
C. Kéo dài vài năm
D. Kéo dài hàng chục năm
-
Câu 34:
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp:
A. Nhiễm trùng như lao
B. Chèn ép thần kinh: tủy sống, thần kinh ngoại biên
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 35:
Chế độ sinh hoạt trong điều trị viêm khớp dạng thấp:
A. Nghỉ ngơi trong thời kỳ sưng đau
B. Ăn nhiều chất đạm và vitamin
C. Luyện tập, vận động để tránh teo cơ, cứng khớp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Điều trị triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp bằng Aspiri với liều:
A. Aspirin 1-2 gram/ngày, dùng 1 lần
B. Aspirin 1-2 gram/ngày, chia làm 2 lần
C. Aspirin 1-2 gram/ngày, chia làm 3 lần
D. Aspirin 1-2 gram/ngày, chia làm nhiều lần
-
Câu 37:
Điều trị triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp bằng Indomethacin với hàm lượng:
A. Indomethacin 25mg x 4-6 viên/ngày
B. Indomethacin 50mg x 4-6 viên/ngày
C. Indomethacin 75mg x 4-6 viên/ngày
D. Indomethacin 100mg x 4-6 viên/ngày
-
Câu 38:
Điều trị triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp bằng Voltaren với hàm lượng:
A. Voltaren 25mg x 4-6 viên/ngày
B. Voltaren 50mg x 4-6 viên/ngày
C. Voltaren 75mg x 4-6 viên/ngày
D. Voltaren 100mg x 4-6 viên/ngày
-
Câu 39:
Điều trị triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp bằng Voltaren với liều:
A. Voltaren 25mg x 1-2 viên/ngày
B. Voltaren 25mg x 2-4 viên/ngày
C. Voltaren 25mg x 4-6 viên/ngày
D. Voltaren 25mg x 6-8 viên/ngày
-
Câu 40:
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Prednisolon với liều:
A. Prednisolon 0,5mg/kg/24h
B. Prednisolon 1mg/kg/24h
C. Prednisolon 1,5mg/kg/24h
D. Prednisolon 2mg/kg/24h