1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đục thủy tinh thể 1 phần, ở trẻ em có dấu hiệu:
A. Đồng tử có màu trắng
B. Đồng tử có màu đen
C. Đồng tử có màu trắng, màu đen xen lẫn nhau
D. Tất cả đều sai
-
Câu 2:
Đục thủy tinh thể toàn bộ, ở trẻ em có dấu hiệu:
A. Đồng tử có màu trắng
B. Đồng tử có màu đen
C. Đồng tử có màu trắng, màu đen xen lẫn nhau
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Đục thủy tinh thể ở người lớn:
A. Nhìn mờ nhanh, đau nhức, chói cộm, sợ ánh sáng
B. Nhìn mờ từ từ, đau nhức, chói cộm, sợ ánh sáng
C. Nhìn mờ nhanh, không đau nhức không chói cộm, không sợ ánh sáng
D. Nhìn mờ từ từ, không đau nhức không chói cộm, không sợ ánh sáng
-
Câu 4:
Nếu đục thủy tinh thể toàn bộ cả hai mắt ở trẻ em thì phải mổ sớm:
A. Từ 1 - 6 tháng tuổi
B. Từ 6 – 12 tháng tuổi
C. Từ 12 – 20 tháng tuổi
D. Từ 20 – 30 tháng tuổi
-
Câu 5:
Đặt vấn đề phẫu thuật đục thủy tinh thể ở người lớn:
A. Nếu có đục thủy tinh thể là phải mổ
B. Đục thủy tinh thể ngoại vi, không bị chói sáng, ít ảnh hưởng công việc
C. Đục thủy tinh thể trung tâm và chói sáng khi ra ngoài, ảnh hưởng công việc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Viêm tai giữa cấp tính:
A. Là hiện tượng viêm mủ cấp tính ở tai ngoài
B. Là hiện tượng viêm mủ cấp tính ở tai giữa
C. Là hiện tượng viêm mủ cấp tính ở tai trong
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Viêm tai giữa cấp tính thường gặp:
A. Trẻ em
B. Người lớn
C. Người già
D. Phụ nữ có thai
-
Câu 8:
Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính:
A. Viêm đường hô hấp dưới
B. Viêm thanh quản, viêm phế quản
C. Viêm mũi, họng, VA
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Triệu chứng giai đoạn đầu của viêm tai giữa cấp tính:
A. Không sốt, sổ mũi, khò khè
B. Sốt nhẹ, hắt hơi, khó thở
C. Sốt vừa, khò khè, đau họng
D. Sốt cao, ngạt mũi, sổ mũi
-
Câu 10:
Triệu chứng vỡ mủ của viêm tai giữa cấp tính:
A. Mủ chảy vào tai trong do thủng màng nhĩ, bệnh nhân đỡ đau, hết sốt nhưng vẫn còn ù tai
B. Mủ chảy ra tai ngoài do thủng màng nhĩ, bệnh nhân đỡ đau, hết sốt nhưng vẫn còn ù tai
C. Mủ chảy vào tai trong do thủng màng nhĩ, bệnh nhân đau nhiều, sốt, bớt ù tai
D. Mủ chảy ra tai ngoài do thủng màng nhĩ, bệnh nhân đau nhiều, sốt, bớt ù tai
-
Câu 11:
Nguyên nhân của viêm tai giữa cấp xuất tiết:
A. Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài
B. Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai trong
C. Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai trong và tai ngoài
D. Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa màng nhĩ và tai trong
-
Câu 12:
Triệu chứng của viêm tai giữa cấp xuất tiết:
A. Ù tai tiếng vang
B. Đau nhói trong tai hay tức ở tai
C. Nghe kém nhiều kiểu truyền âm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Diễn tiến của viêm tai giữa cấp xuất tiết:
A. Diễn tiến nhẹ, sau vài ngày có thể tự khỏi, nhưng hay bị tái phát
B. Diễn tiến nặng, không tự khỏi, hay bị tái phát
C. Diễn tiến nhẹ, tự khỏi, không bị tái phát
D. Diễn tiến nặng, tự khỏi, không bị tái phát
-
Câu 14:
Điều trị viêm tai giữa cấp xuất tiết:
A. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai ngoài
B. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai giữa
C. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai trong
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Điều trị viêm tai giữa cấp xuất tiết bằng Penicillin với liều:
A. 1 triệu đơn vị/ngày
B. 2 triệu đơn vị/ngày
C. 3 triệu đơn vị/ngày
D. 4 triệu đơn vị/ngày
-
Câu 16:
Điều trị viêm tai giữa cấp xuất tiết bằng Penicillin hoặc Erythromycin với thời gian:
A. 3 – 5 ngày
B. 5 – 7 ngày
C. 7 – 10 ngày
D. 10 – 14 ngày
-
Câu 17:
Nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính:
A. Cảm cúm, thay đổi thời tiết
B. Cơ địa mẫn cảm, dị ứng
C. Nhiễm trùng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Nguyên nhân chính gây viêm mũi cấp tính:
A. Chưa xác định
B. Cảm cúm, thay đổi thời tiết
C. Cơ địa mẫn cảm, dị ứng
D. Nhiễm trùng
-
Câu 19:
Triệu chứng của viêm mũi cấp tính:
A. Đau đầu, sốt cao, mệt mỏi
B. Đau họng, nhức cơ xương, sốt vừa
C. Hắt hơi, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi
D. Khó thở, ngạt mũi, đau lưng
-
Câu 20:
Điều trị viêm mũi cấp tính bằng Ephedrin với hàm lượng:
A. Dung dịch 1%
B. Dung dịch 2%
C. Dung dịch 3%
D. Dung dịch 4%
-
Câu 21:
Điều trị viêm mũi cấp tính bằng Argyrol với hàm lượng:
A. Dung dịch 1 – 3%
B. Dung dịch 3 – 5%
C. Dung dịch 5 – 7%
D. Dung dịch 7 – 10%
-
Câu 22:
Điều trị viêm mũi cấp tính:
A. Xông mũi xoang: nước muối sinh lý, nước đường
B. Xông mũi xoang: thuốc tím, thuốc đỏ
C. Xông mũi xoang: nước chanh, gấc
D. Xông mũi xoang: tinh dầu bạc hà, dầu gió
-
Câu 23:
Phòng bệnh viêm mũi cấp tính:
A. Tránh lạnh đột ngột, giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh
B. Không uống nước lạnh, nước đá
C. Không ngủ dưới quạt, máy lạnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Amidal là từ chỉ cấu trúc:
A. Amidal vòm họng
B. Amidal khẩu cái
C. Amidan dưới lưỡi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Amidal khẩu cái:
A. Tổ chức bạch huyết nằm 2 bên thành họng
B. Tổ chức bạch huyết nằm trên vòm họng
C. Tổ chức bạch huyết nằm toàn bộ quanh hầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Amidal khẩu cái viêm cấp hoặc có mủ khi:
A. Sức đề kháng cơ thể quá mạnh phản ứng lại vi khuẩn xâm nhập
B. Độc tố vi khuẩn quá yếu bị tổ chức bạch huyết bao vây, tiêu diệt
C. Sức đề kháng cơ thể kém hoặc do độc tố vi khuẩn quá lớn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Nguyên nhân gây viêm Amidal thường gặp nhất:
A. Tụ cầu
B. Song cầu
C. Phế cầu
D. Liên cầu
-
Câu 28:
Hội chứng nhiễm trùng của viêm Amidal:
A. Rét run, sốt 37,5-38oC, có khi 39oC
B. Rét run, sốt 38-39oC, có khi 40oC
C. Rét run, sốt 39-40oC, có khi 41oC
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Triệu chứng cơ năng của viêm Amidal:
A. Khô, rát họng quanh vị trí Amidal
B. Ẩm ướt, đau họng phía trước Amidal
C. Khô, rát họng quanh vòm họng
D. Ẩm ướt, đau họng phía hạ thanh môn
-
Câu 30:
Triệu chứng thực thể của viêm Amidal:
A. Niêm mạc hồng, 2 amidal sưng, đỏ, tổ chức bạch huyết hạ họng đỏ, sưng
B. Niêm mạc đỏ, 2 amidal sưng, đỏ, tổ chức bạch huyết thành họng đỏ, sưng
C. Niêm mạc nhợt nhạt, 2 amidal sưng to, tổ chức bạch huyết vòm họng đỏ, sưng
D. Niêm mạc trắng bệch, 2 amidal hoại tử, tổ chức bạch huyết vùng vòm họng xung huyết
-
Câu 31:
Xét nghiệm cận lâm sàng của viêm Amidal:
A. Bạch cầu giảm, tốc độ máu lắng giảm
B. Bạch cầu giảm, tốc độ lắng máu tăng
C. Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng giảm
D. Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng
-
Câu 32:
Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, viêm Amidal sẽ gây biến chứng tại chỗ:
A. Viêm tấy quanh Amidal, abces họng
B. Viêm khớp, viêm cầu thận cấp
C. Viêm màng tim (nội tâm mạc, ngoại tâm mạc)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, viêm Amidal sẽ gây biến chứng toàn thân:
A. Viêm tấy quanh Amidal
B. Abces họng
C. Viêm cầu thận cấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Điều trị viêm Amidal bằng Penicillin với thời gian:
A. 1 ngày
B. 3 ngày
C. 1 tuần
D. 3 tuần
-
Câu 35:
Điều trị viêm Amidal bằng Amoxicilin, Amoxiciline + acid Clavulanic với thời gian:
A. 1 ngày
B. 1 tuần
C. 1 tháng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 36:
Điều trị viêm Amidal bằng Erythromycin với thời gian:
A. 1 ngày
B. 3 ngày
C. 7 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 37:
Điều trị viêm Amidal bằng Ampicillin, Cefuroxim với thời gian:
A. 1 ngày
B. 3 ngày
C. 5 ngày
D. 7 ngày
-
Câu 38:
Hạ sốt, giảm đau, an thần trong điều trị viêm Amidal:
A. Paracetamol, Seduxen…
B. Erythromycin, Amoxicillin…
C. Tanakan, Duxil…
D. Vastarel, Daflon..
-
Câu 39:
Nếu Amidal viêm tái đi tái lại nhiều lần:
A. Nên kiên trì với kháng sinh đang dùng
B. Nên điều trị bằng kháng sinh khác
C. Nên bổ sung thuốc kháng viêm Steroid
D. Nên cắt Amidal
-
Câu 40:
Phác đồ điều trị viêm Amidal:
A. Súc họng bằng dung dịch Glucose
B. Súc họng bằng nước tinh khiết
C. Súc họng bằng dung dịch NaCl 0,9%
D. Súc họng bằng dung dịch Lactat Ringer