1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các thuốc có tác dụng giống Beta 2:
A. Terbutalin
B. Salbutamol
C. Fenoterol
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Tăng nhãn áp còn gọi là:
A. Đục thủy tinh thể
B. Viêm màng bồ đào
C. Glaucoma
D. Viêm mủ nội nhãn
-
Câu 3:
Thiên đầu thống là tên gọi của bệnh:
A. Cườm khô
B. Cườm nước
C. Nhãn viêm giao cảm
D. Cườm phồng tăng áp
-
Câu 4:
Các thuốc có tác dụng giống Beta 2 là loại thuốc:
A. Amophylin
B. Theostat
C. Theostat
D. Terbutalin
-
Câu 5:
Tăng nhãn áp là bệnh:
A. Do nhãn áp tăng cao nhưng không gây rối loạn chức năng thị giác
B. Do nhãn áp tăng cao gây rối loạn chức năng thị giác
C. Rối loạn chức năng thị giác nhưng nhãn áp không tăng cao
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Ephedrin được dùng để điều trị bệnh hen phế quản với liều:
A. 1/500, tiêm tĩnh mạch, liều lượng 0,02 ml/kg
B. 1/1000, tiêm dưới da, liều lượng 0,01 ml/kg
C. 1/2000, tiêm trong da, liều lượng 0,02 ml/kg
D. 1/3000, tiêm bắp, liều lượng 0,01 ml/kg
-
Câu 7:
Terbutalin, Salbutamol, Fenoterol, Metaproterenol là thuốc có tác dụng:
A. Giống Beta 2
B. Dãn phế quản
C. Kháng viêm
D. Kháng sinh
-
Câu 8:
Corticoid được dùng để điều trị bệnh hen phế quản với liều:
A. Methyl Prednisolon, 0,5 mg/kg, tiêm động mạch hoặc dùng đường toàn thân
B. Methyl Prednisolon, 1 mg/kg, tiêm dưới da hoặc dùng đường toàn thân
C. Methyl Prednisolon, 2 mg/kg, tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường toàn thân
D. Methyl Prednisolon, 4 mg/kg, tiêm trong da hoặc dùng đường toàn thân
-
Câu 9:
Tăng nhãn áp nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách:
A. Bình thường
B. Sẽ đưa đến mù tạm thời
C. Sẽ đưa đến mù vĩnh viễn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Các loại thuốc thương mại có thành phần Methy Prednisolon:
A. Solu Medrol
B. Medrol
C. Medisolon
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Tăng nhãn áp sẽ đưa đến mù vì:
A. Phù dây thần kinh thị giác
B. Teo dây thần kinh thị giác
C. Đứt dây thần kinh thị giác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Tăng nhãn áp:
A. Bị ở cả 2 mắt đồng thời
B. Bị ở cả 2 mắt, một mắt bị trước, một mắt bị sau
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 13:
Tăng nhãn áp góc đóng thường gặp ở:
A. Người > 10 tuổi
B. Người > 20 tuổi
C. Người > 30 tuổi
D. Người > 40 tuổi
-
Câu 14:
Triệu chứng báo hiệu một cơn tăng nhãn áp cấp tính góc đóng:
A. Bình thường
B. Nhức đầu thường xuyên, mờ mắt, nhìn vào nguồn sáng thấy bình thường
C. Thỉnh thoảng nhức đầu, mờ mắt, nhìn vào nguồn sáng thấy quầng xanh đỏ
D. Nhức đầu, thỉnh thoảng mờ mắt, cộm xốn, chảy nước mắt
-
Câu 15:
Khi lên cơn tăng nhãn áp, cơn đau thường xảy ra vào lúc:
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
-
Câu 16:
Khi lên cơn tăng nhãn áp, cơn đau thường xảy ra vào?
A. Mùa lạnh
B. Mùa nắng
C. Mùa mưa
D. Mùa khô
-
Câu 17:
Khi lên cơn tăng nhãn áp, tổng trạng bệnh nhân sẽ:
A. Bình thường
B. Mặt hồng hào, mạch chậm, huyết áp thấp đột ngột, buồn nôn và nôn
C. Mặt tái xanh, mạch nhanh, huyết áp tăng cao đột ngột, buồn nôn và nôn
D. Chỉ đau mắt và chán ăn, buồn nôn, mạch bình thường, huyết áp không thay đổi
-
Câu 18:
Nhãn áp bình thường ở mắt là:
A. 10 – 15 mmHg
B. 15 – 20 mmHg
C. 20 – 30 mmHg
D. 30 – 40 mmHg
-
Câu 19:
Cơn tăng nhãn áp có triệu chứng:
A. Thị lực bình thường, cương tụ kết mạc cùng đồ
B. Thị lực giảm chậm, cương tụ kết mạc rìa
C. Thị lực giảm nhanh, cương tụ kết mạc cùng đồ
D. Thị lực giảm nhanh, cương tụ kết mạc rìa
-
Câu 20:
Glaucom góc mở:
A. Thường gặp ở nam > nữ
B. Thường gặp ở nữ > nam
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Thuốc giảm đau Aspirin điều trị tăng nhãn áp với hàm lượng và liều dùng:
A. Aspirin 0,1 g x 2-3 viên/ngày
B. Aspirin 0,5 g x 2-3 viên/ngày
C. Aspirin 0,75 g x 2-3 viên/ngày
D. Aspirin 1 g x 2-3 viên/ngày
-
Câu 22:
Thuốc giảm đau Paracetamol điều trị tăng nhãn áp với hàm lượng và liều dùng:
A. 0,5 g x 2-3 viên/ngày
B. 1 g x 2-3 viên/ngày
C. 1,5 g x 2-3 viên/ngày
D. 2 g x 2-3 viên/ngày
-
Câu 23:
Thuốc an thần, giảm đau mạnh điều trị tăng nhãn áp với hàm lượng:
A. Promedol 0,1 g
B. Promedol 0,2 g
C. Promedol 0,3 g
D. Promedol 0,4 g
-
Câu 24:
Dolargan dùng giảm đau mạnh trong điều trị tăng nhãn áp có thể sử dụng bằng:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp
D. Uống
-
Câu 25:
Dùng Novocain để giảm đau trong điều trị tăng nhãn áp với hàm lượng và liều:
A. Novocain 1% x 1-1,5 ml
B. Novocain 2% x 1-1,5 ml
C. Novocain 3% x 1-1,5 ml
D. Novocain 4% x 1-1,5 ml
-
Câu 26:
Cách dùng thuốc hạ nhãn áp Acetazolamid:
A. Cần bổ sung Mg
B. Cần bổ sung Calci
C. Cần bổ sung Kali
D. Cần bổ sung Natri
-
Câu 27:
Cách dùng thuốc hạ nhãn áp Acetazolamid 0,25g (Diamox, Fonurit):
A. Ngày đầu 8 viên, chia làm 2 lần, 2 ngày sau mỗi ngày 4 viên
B. Ngày đầu 4 viên, chia làm 2 lần, 2 ngày sau mỗi ngày 2 viên
C. Ngày đầu 2 viên, chia làm 2 lần, 2 ngày sau mỗi ngày 1 viên
D. Ngày đầu 1 viên, chia làm 2 lần, 2 ngày sau, mỗi ngày ½ viên
-
Câu 28:
Thuốc hạ nhãn áp Acetazolamid (Diamox, Fonurit) có hàm lượng:
A. 0,125 gram
B. 0,25 gram
C. 0,5 gram
D. 1 gram
-
Câu 29:
Để hạ nhãn áp, cần dùng Pilocarpin với hàm lượng bao nhiêu?
A. 1 – 3 %
B. 3 – 5 %
C. 5 – 7%
D. 7 – 10%
-
Câu 30:
Để hạ nhãn áp, cần dùng Pilocarpin với liều:
A. 5-10 phút tra 1 lần
B. 10-15 phút tra 1 lần
C. 15-30 phút tra 1 lần
D. 30-45 phút tra 1 lần
-
Câu 31:
Để hạ nhãn áp, cần dùng Travatan, Xalatan, Duotrav với liều:
A. Nhỏ 1-2 lần vào buổi sáng, khi mới dậy
B. Nhỏ 1-2 lần vào buổi trưa
C. Nhỏ 1-2 lần vào buổi chiều
D. Nhỏ 1-2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ
-
Câu 32:
Để hạ nhãn áp, có thể dùng Manitol với hàm lượng:
A. 250 ml
B. 500 ml
C. 750 ml
D. 1 lít
-
Câu 33:
Để hạ nhãn áp, có thể dùng Manitol theo đường:
A. Truyền động mạch chậm
B. Truyền động mạch nhanh
C. Truyền tĩnh mạch chậm
D. Truyền tĩnh mạch nhanh
-
Câu 34:
Điều trị dự phòng quan trọng của tăng nhãn áp:
A. Laser Yag mở mống mắt chu biên
B. Cắt bè củng mạc
C. Cắt mống chu biên
D. Lấy thủy tinh thể và đặt kính nội nhãn
-
Câu 35:
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh:
A. Cha mẹ bị giang mai
B. Mẹ bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 36:
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể nhiều nhất:
A. Bẩm sinh
B. Chấn thương
C. Bệnh nội khoa
D. Tuổi già
-
Câu 37:
Đục thủy tinh thể tuổi già thường gặp ở độ tuổi:
A. > 35 tuổi
B. > 40 tuổi
C. > 45 tuổi
D. > 50 tuổi
-
Câu 38:
Các bệnh nội khoa có thể gây đục thủy tinh thể:
A. Đái tháo đường, bệnh tetani
B. Cao huyết áp, suy tim
C. Nhồi máu cơ tim, xơ gan
D. Suy thận, rối loạn lipid máu
-
Câu 39:
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể:
A. Sử dụng Corticoid ngắn ngày
B. Sử dụng Corticoid lâu ngày
C. Sử dụng Non Corticoid ngắn ngày
D. Sử dụng Non Corticoid lâu ngày
-
Câu 40:
Triệu chứng đục thủy tinh thể ở trẻ em:
A. Bé nhìn không rõ
B. Mắt nhắm kín, sợ ánh sáng, lé…
C. Chậm mọc răng, hay bị co giật
D. Tất cả đều đúng