1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phản ứng Mantoux dương tính có ý nghĩa:
A. Cơ thể người bệnh đã được tiêm phòng lao hoặc đã từng bị nhiễm lao
B. Cơ thể người bệnh chưa được tiêm phòng lao hoặc chưa từng bị nhiễm lao
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 2:
Metronidazol (Flagyl, Klion) dùng điều trị bệnh lỵ do amib với liều sau:
A. Metronidazol 125 mg x 1-2 viên/ngày x 3 ngày
B. Metronidazol 250 mg x 1-2 viên/ngày x 7 ngày
C. Metronidazol 500 mg x 1-2 viên/ngày x 14 ngày
D. Metronidazol 625 mg x 1-2 viên/ngày x 30 ngày
-
Câu 3:
Cách sử dụng Metronidazol (Flagyl, Klion) dùng điều trị bệnh lỵ do amib:
A. Uống trước bữa ăn
B. Uống trong bữa ăn
C. Uống sau bữa ăn
D. Uống lúc nào cũng được
-
Câu 4:
Phản ứng Mantoux, kết quả được đọc:
A. Sau 24 – 48 giờ
B. Sau 48 – 72 giờ
C. Sau 72 – 90 giờ
D. Sau 1 tuần
-
Câu 5:
Điều trị bệnh lỵ amib bằng Đông y với các loại sau:
A. Lá mơ với trứng gà
B. Cỏ sữa
C. Vỏ lựu
D. Mộc hoa trắng, nha đảm tử
-
Câu 6:
Phản ứng Mantoux dương tính khi:
A. Không có quầng đỏ xung quanh vết tiêm thuốc thử
B. Có quầng đỏ xung quanh vết tiêm thuốc thử
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Dự phòng bệnh lỵ:
A. Dùng tolette hợp vệ sinh
B. Vệ sinh ăn uống, bảo vệ nguồn nước
C. Điều trị tích cực khi bị lỵ cấp tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh do vi khuẩn Vibrio choleara gây bệnh, vi khuẩn này là loại:
A. Trực khuẩn
B. Song cầu khuẩn
C. Liên cầu khuẩn
D. Phẩy khuẩn
-
Câu 9:
Bệnh tả lây bệnh từ:
A. Mầm bệnh có trong thức ăn
B. Mầm bệnh có trong không khí
C. Mầm bệnh có trong nước
D. Mầm bệnh có trong phân của bệnh nhân và người lành mang mầm vi khuẩn
-
Câu 10:
Bệnh tả lây từ người này qua người khác bằng đường:
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Tuần hoàn
D. Tiết niệu
-
Câu 11:
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh tả có đặc điểm:
A. Nhanh nhất là 1 giờ, lâu nhất là 1 ngày
B. Nhanh nhất là 2 giờ, lâu nhất là 2 ngày
C. Nhanh nhất là 3 giờ, lâu nhất là 3 ngày
D. Nhanh nhất là 4 giờ, lâu nhất là 4 ngày
-
Câu 12:
Thời kỳ khởi phát của bệnh tả có đặc điểm:
A. Tiêu chảy vài phút
B. Tiêu chảy vài giờ
C. Tiêu chảy vài ngày
D. Tiêu chảy vài tuần
-
Câu 13:
Thời kỳ toàn phát của bệnh tả có đặc điểm:
A. Phân toàn nước trắng như nước vo gạo
B. Trong phân có cục trắng như hạt gạo
C. Phân không có máu, không thối
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Phản ứng Mantoux thử nghiệm bằng cách:
A. Tiêm 0,1 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
B. Tiêm 0,2 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
C. Tiêm 0,3 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
D. Tiêm 0,4 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
-
Câu 15:
Bù nước và các chất điện giải để chống trụy tim mạch trong điều trị bệnh tả:
A. Dung dịch Glucose là tốt nhất, hoặc các dung dịch cao phân tử, không cần dùng Oresol
B. Dung dịch Lactat Ringer là tốt nhất, hoặc các huyết thanh mặn, ngọt, kiềm… kết hợp uống Oresol.
C. Dung dịch NaCl 0,9% là tốt nhất, hoặc các huyết thanh kiềm, không cần dùng Oresol
D. Dung dịch Manitol là tốt nhất, hoặc các dung dịch phân tử thấp, kết hợp uống Oresol
-
Câu 16:
Để thử phản ứng Mantoux, người ta sử dụng kim tiêm:
A. Số 5
B. Số 11
C. Số 22
D. Số 27
-
Câu 17:
Một số thuốc trợ tim mạch để điều trị bệnh tả:
A. Lactat Ringer, Glucose…
B. Long não, Ouabain…
C. Tetracylin, Ampicillin…
D. MgB6, Vitamin C…
-
Câu 18:
Một số kháng sinh đặc hiệu điều trị bệnh tả:
A. Ciprofloxacin, Ofloxacin…
B. Gentamycin, Tobramycin, Streptomycin…
C. Tetracyclin, Biseptol, Ampicillin…
D. Erythromycin, Neomycin…
-
Câu 19:
Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh do:
A. Nội độc tố
B. Ngoại độc tố
C. Cả nội độc tố lẫn ngoại độc tố
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Phòng bệnh tả:
A. Quản lý phân nước thật tốt
B. iệt ruồi,nhặng, lăng quăng…
C. Tiêm phòng vaccin tả
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Khi có dịch tả, cần lưu ý:
A. Uống thuốc dự phòng khi vào vùng dịch: tetracyclin
B. Tẩy uế chất nôn, phân bệnh nhân bằng nước vôi
C. Nếu người chết, phải chôn sâu, rắt vôi bột hoặc thiêu xác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Bệnh bạch hầu đặc trưng bởi:
A. Một lớp màng giả trong họng, hầu, mũi, trên da
B. Một lớp màng thật trong họng, hầu, mũi, trên da
C. Cả lớp màng giả lẫn màng thật trong họng, hầu, mũi, trên da
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Tiêu chảy có đặc điểm:
A. Phân lỏng, có nhiều nước do thức ăn qua ruột quá nhanh
B. Phân sệt, có ít nước do thức ăn được ruột hấp thu một phần
C. Phân đặc, có ít nước do thức ăn được ruột hấp thu nhiều
D. Phân lỏng, có ít nước nhưng có nhiều đàm, nhớt
-
Câu 24:
Bệnh bạch hầu thường gặp:
A. Vào mùa xuân
B. Vào mùa hè
C. Vào mùa thu
D. Vào mùa đông
-
Câu 25:
Khi bị tiêu chảy, người bệnh có đặc điểm:
A. Dễ bị mất nước, mất đạm, rối loạn điện giải, nhiễm trùng
B. Dễ bị mất muối, mất nước, rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh
C. Dễ bị mất muối, mất đường, rối loạn thần kinh, mất tri giác
D. Dễ bị mất nước, mất mỡ, rối loạn tâm thần, thay đổi tính tình
-
Câu 26:
Các nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp:
A. Nhiễm khuẩn tại ruột hoặc ngoài ruột
B. Nhiễm độc
C. Dị ứng thức ăn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn tại ruột:
A. Tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc hến…
B. Thủy ngân, Asenic, Ure máu cao…
C. Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính, viêm VA, sởi…
D. Tả, lỵ, thương hàn, virus, ký sinh trùng
-
Câu 28:
Nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn ngoài ruột:
A. Tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc hến…
B. Thủy ngân, Asenic, Ure máu cao…
C. Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính, viêm VA, sởi…
D. Tả, lỵ, thương hàn, virus, ký sinh trùng
-
Câu 29:
Rối loạn tiêu hóa có đặc điểm:
A. Đi cầu 2-3 lần/ngày, phân nhày, sệt, đau bụng ít, không có dấu hiệu mất nước
B. Đi cầu 3-5 lần/ngày, phân loãng, đau bụng ít, không có dấu hiệu mất nước
C. Đi cầu 2-3 lần/ngày, phân loãng, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước
D. Đi cầu 3-5 lần/ngày, phân nhày, sệt, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước
-
Câu 30:
Bệnh bạch hầu thường gặp ở độ tuổi nào nhất:
A. Trẻ từ 2 – 4 tuổi
B. Trẻ từ 5 – 10 tuổi
C. Thiếu niên từ 12 – 15 tuổi
D. Thanh thiếu niên từ 16 – 20 tuổi
-
Câu 31:
Tiêu chảy mất nước (tiêu chảy nhiễm độc) biểu hiện bằng các hội chứng:
A. Hội chứng nhiễm trùng, hội chứng tiêu hóa, hội chứng thần kinh
B. Hội chứng tiêu hóa, hội chứng mất nước, hội chứng thần kinh
C. Hội chứng mất nước, hội chứng nhiễm độc, hội chứng tâm thần
D. Hội chứng tâm thần, hội chứng tiêu hóa, hội chứng nhiễm độc
-
Câu 32:
Màng giả trong bệnh bạch hầu có đặc điểm:
A. Dễ bong tróc, bóc ra không chảy máu
B. Khó bong tróc, bóc ra gây chảy máu nhiều
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 33:
Bệnh nhân tiêu chảy mất nước (tiêu chảy nhiễm độc) có hội chứng tiêu hóa có đặc điểm:
A. Đi cầu vài lần/ngày, phân nhày, sệt, không mùi
B. Đi cầu vài lần/ngày, phân ít nước, mùi chua
C. Đi cầu nhiều lần/ngày, phân nhiều nước, mùi tanh, thối khẳm
D. Đi cầu rất nhiều lần/ngày, phân toàn nước, màu trắng như nước vo gạo
-
Câu 34:
Vi khuẩn bạch hầu có đặc điểm:
A. Sống rất lâu ở ngoại cảnh
B. Không sống lâu ở ngoại cảnh
C. Chết ngay sau khi ra ngoại cảnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Bệnh nhân tiêu chảy mất nước có hội chứng mất nước có đặc điểm:
A. Da nhăn nheo, khát nước nhiều, mắt lồi, thóp phồng (trẻ em)
B. Da nhăn nheo, véo da (+), mắt trũng, môi khô, thóp lõm (trẻ em)
C. Da nhăn nheo, véo da (-), khát nước nhiều, môi khô
D. Da nhăn nheo, lưỡi dơ, mắt trũng, thóp phồng (trẻ em)
-
Câu 36:
Bệnh nhân bị tiêu chảy nhẹ sẽ có thể có hội chứng thần kinh sau:
A. Co giật, có khi li bì
B. Hôn mê
C. Rối loạn tim mạch, hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, rối loạn nhịp thở
D. Lơ mơ, vật vã, ở trẻ em có thể có quấy khóc
-
Câu 37:
Vi khuẩn bạch hầu có mầm bệnh có ở:
A. Mầm bệnh chỉ có ở bệnh nhân
B. Mầm bệnh chỉ có ở người lành
C. Mầm bệnh có ở bệnh nhân và cả người lành
D. Tất cả đều sai
-
Câu 38:
Bệnh bạch hầu lây bệnh:
A. Lây trực tiếp từ chim sang người bằng cách tiếp xúc hoặc gián tiếp qua phân, nước, chất thải
B. Lây trực tiếp từ thú nuôi sang người bằng cách tiếp xúc hoặc gián tiếp qua lông, phân, chất thải
C. Lây trực tiếp từ người sang người bằng đường hô hấp hoặc gián tiếp qua quần áo, đồ dùng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 39:
Để điều trị tiêu chảy chưa có mất nước:
A. Cho bệnh nhân uống nước cháo muối hoặc dung dịch Oresol liên tục
B. Cứ sau mỗi lần đi tiêu chảy thì lại cho bệnh nhân uống từ 100-200 ml
C. Nếu sau 2 ngày không đỡ và có dấu hiệu mất nước thì phải đưa đến bệnh viện điều trị
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Để điều trị tiêu chảy chưa có mất nước, cho bệnh nhân uống nước, ăn cháo muối hoặc dung dịch Oresol như sau:
A. Cứ sau mỗi lần đi tiêu chảy lại cho bệnh nhân uống từ 10-50 ml
B. Cứ sau mỗi lần đi tiêu chảy lại cho bệnh nhân uống từ 50-100 ml
C. Cứ sau mỗi lần đi tiêu chảy lại cho bệnh nhân uống từ 100-200 ml
D. Tất cả đều đúng