1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thiếu máu là tình trạng:
A. Giảm số lượng nhưng không giảm chất lượng hồng cầu
B. Giảm chất lượng nhưng không giảm số lượng hồng cầu
C. Giảm số lượng hoặc chất lượng hồng cầu
D. Giảm cả số lượng và chất lượng hồng cầu
-
Câu 2:
Điều trị viêm phổi:
A. Ampicillin 0,5 g/ngày, tiêm bắp
B. Ampicillin 0,5 g/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm
C. Ampicillin 1g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm
D. Ampicillin 2g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm
-
Câu 3:
Số lượng hồng cầu bình thường ở nam giới:
A. 2,2 – 3,9 triệu/lít
B. 3,9 – 4,2 triệu/lít
C. 4 – 4,5 triệu/lít
D. 4,5 – 5,5 triệu/lít
-
Câu 4:
Số lượng hồng cầu bình thường ở nữ giới:
A. 2,2 – 3,9 triệu/lít
B. 3,9 – 4,2 triệu/lít
C. 4 – 4,5 triệu/lít
D. 4,5 – 5,5 triệu/lít
-
Câu 5:
Điều trị viêm phổi, có thể dùng:
A. Cephalosporin
B. Metronidazol
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Huyết cầu tố (Hemoglobin) bình thường:
A. 20 – 40 %
B. 40 – 60 %
C. 60 – 80 %
D. 80 – 100 %
-
Câu 7:
Điều trị khó thở trong viêm phổi bằng:
A. Ephedrin 0,005 g x 8 viên/ngày hoặc Salbutamol
B. Ephedrin 0,01 g x 4 viên/ngày hoặc Salbutamol
C. Ephedrin 0,04 g x 2 viên/ngày hoặc Salbutamol
D. Ephedrin 0,08 g x 1 viên/ngày hoặc Salbutamol
-
Câu 8:
Thiếu máu khi số lượng hồng cầu:
A. < 3,5 triệu/lít
B. < 3,9 triệu/lít
C. < 4,2 triệu/lít
D. < 4,5 triệu/lít
-
Câu 9:
Thiếu máu khi chất lượng hồng cầu:
A. Hb < 11 g/100 ml
B. Hb < 12 g/100 ml
C. Hb < 13 g/100 ml
D. Hb < 14 g/100 ml
-
Câu 10:
Trợ tim trong điều trị viêm phổi bằng:
A. Ouabain
B. Vitamin các loại
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 11:
Nguyên nhân gây thiếu máu cấp tính:
A. Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu…
B. Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết…
C. Hẹp môn vị, thiếu Fe, thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic…
D. Sốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu
-
Câu 12:
Hạ sốt và giảm đau trong điều trị viêm phổi phổi:
A. Aspirin PH8, 0,5 g x 2 viên/ngày, uống, hoặc dùng Paracetamol
B. Aspirin PH8, 1 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
C. Aspirin PH8, 2 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
D. Aspirin PH8, 4 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
-
Câu 13:
Nguyên nhân gây thiếu máu mạn tính:
A. Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu…
B. Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết…
C. Hẹp môn vị, thiếu Fe, thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic…
D. Sốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu
-
Câu 14:
Giảm ho trong điều trị viêm phổi:
A. Terpin Codein, 1 viên/ngày, uống
B. Terpin Codein, 3 viên/ngày, uống
C. Terpin Codein, 5 viên/ngày, uống
D. Terpin Codein, 7 viên/ngày, uống
-
Câu 15:
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu:
A. Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu…
B. Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết…
C. Hẹp môn vị, thiếu Fe, thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic…
D. xSốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu
-
Câu 16:
Lao phổi:
A. Là dạng lao hiếm gặp nhất trong các dạng lao
B. Là dạng lao đôi khi mới gặp trong các dạng lao
C. Là dạng lao thường gặp nhất trong các dạng lao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết:
A. Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu…
B. Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết…
C. Hẹp môn vị, thiếu Fe, thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic…
D. d. Sốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu
-
Câu 18:
Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 19:
Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 20:
Hẹp môn vị (thiếu Fe), ăn thiếu chất đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 21:
Lao phổi có đáp án đúng nào dưới đây:
A. Dễ thanh toán bệnh vì mọi người đều được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh lao
B. Khó thanh toán bệnh vì lao phổi là loại lây truyền từ người bệnh sang người có tiếp xúc bệnh
C. Có khi dễ thanh toán, cũng có khi rất khó thành toán bệnh lao phổi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Sốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 23:
Ho ra máu trong bệnh Lao phổi:
A. 70% các trường hợp do bệnh lao
B. 80% các trường hợp do bệnh lao
C. 90% các trường hợp do bệnh lao
D. 100% các trường hợp do bệnh lao
-
Câu 24:
Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu:
A. Da xanh, niêm nhợt, lòng bàn tay, chân trắng bệch…
B. Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất
C. Tim đập nhanh, có cảm giác đánh trống ngực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Triệu chứng quan trọng nhất của thiếu máu:
A. Xét nghiệm máu
B. Da xanh, niêm nhợt, lòng bàn tay, chân trắng bệch…
C. Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất
D. Tim đập nhanh, có cảm giác đánh trống ngực
-
Câu 26:
Biến chứng của thiếu máu:
A. Cao huyết áp
B. Ngất do thiếu máu não
C. Đái tháo đường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Tràn dịch màng phổi trong bệnh lao:
A. Cần làm xét nghiệm máu
B. Cần làm xét nghiệm nước tiểu
C. Cần làm xét nghiệm BK đàm
D. Cần chụp X quang phổi
-
Câu 28:
Điều trị nguyên nhân gây thiếu máu:
A. Tẩy giun móc, chữa trị loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột, trĩ, sốt rét…
B. Truyền máu
C. Viêm sắt Oxalate
D. Vitamin B12
-
Câu 29:
Một số trường hợp lao phổi có thể trá hình dưới dạng:
A. Giả cúm
B. Viêm phế quản
C. Viêm phổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Truyền máu điều trị thiếu máu:
A. Nếu thiếu máu nhẹ
B. Nếu thiếu máu vừa
C. Nếu thiếu máu nặng
D. Nếu thiếu máu mạn
-
Câu 31:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Viên sắt Oxalate với hàm lượng:
A. 0,25 g x 4–5 viên/ngày
B. 0,5 g x 4–5 viên/ngày
C. 0,75 g x 4–5 viên/ngày
D. 1 g x 4–5 viên/ngày
-
Câu 32:
Giả cúm trong bệnh lao phổi:
A. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, sốt kéo dài hoặc cách khoảng
B. Giống như cúm, không có triệu chứng mũi họng, sốt kéo dài hoặc cách khoảng
C. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, chỉ sốt kéo dài
D. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, chỉ sốt cách khoảng
-
Câu 33:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Viên sắt Oxalate với liều lượng:
A. 0,25 g x 1–2 viên/ngày
B. 0,25 g x 2–3 viên/ngày
C. 0,25 g x 3–4 viên/ngày
D. 0,25 g x 4–5 viên/ngày
-
Câu 34:
Giả viêm phế quản trong bệnh lao phổi:
A. Có những đợt ho khạc đàm và sốt kéo dài, tái diễn sau 1 tuần lặng lẽ
B. Có những đợt ho khan và sốt kéo dài, tái diễn sau 1 tuần lặng lẽ
C. Có những đợt ho khạc đàm và sốt kéo dài, tái diễn sau vài tuần lặng lẽ
D. Có những đợt ho khan và sốt kéo dài, tái diễn sau vài tuần lặng lẽ
-
Câu 35:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Ferimax với liều lượng:
A. 1-2 viên/ngày
B. 2-4 viên/ngày
C. 4-6 viên/ngày
D. 6-8 viên/ngày
-
Câu 36:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Top-hema với liều lượng:
A. 1-2 viên/ngày
B. 2-4 viên/ngày
C. 4-6 viên/ngày
D. 6-8 viên/ngày
-
Câu 37:
Giả viêm phổi trong bệnh lao phổi:
A. Sốt cao, đau ngực, ho khạc đàm nhưng không giảm dù được điều trị bằng kháng sinh
B. Sốt nhẹ, đau ngực, ho khan nhưng không giảm dù được điều trị bằng kháng sinh
C. Sốt cao, đau ngực, ho khạc đàm, bệnh sẽ thuyên giảm nếu được điều trị bằng kháng sinh
D. Sốt nhẹ, đau ngực, ho khan, bệnh sẽ thuyên giảm nếu được điều trị bằng kháng sinh
-
Câu 38:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Vitamin B12 với liều lượng:
A. 100-200 gram/ngày
B. 200-500 gram/ngày
C. 500-750 gram/ngày
D. 750-1000 gram/ngày
-
Câu 39:
Triệu chứng Ho trong bệnh lao phổi có đặc điểm:
A. Lúc đầu ho có đàm, ho kéo dài, ho nhiều về buổi sáng, về sau ho khan
B. Lúc đầu ho khan, ho kéo dài, ho nhiều về buổi sáng, về sau ho có đàm
C. Lúc đầu ho có đàm, ho kéo dài, ho nhiều về đêm, về sau ho khan
D. Lúc đầu ho khan, ho kéo dài, ho nhiều về đêm, về sau ho có đàm
-
Câu 40:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Vitamin B12 với đường dùng:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm bắp
C. Tiêm động mạch
D. Tiêm dưới da.