1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Losartan, Irbesartan, Telmisartan, Valsartan là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
D. Nhóm thuốc ức chế Angiotensin II
-
Câu 2:
Nguyên nhân gây Bướu cổ địa phương:
A. Chưa rõ nguyên nhân
B. Do thừa Iod
C. Do thiếu Iod
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Người bệnh hen suyễn, nhịp tim chậm < 60 lần/phút thì không được dùng thuốc:
A. Ức chế thụ thể Alpha
B. Ức chế thụ thể Beta
C. Ức chế kênh Calci
D. Ức chế men chuyển
-
Câu 4:
Bướu cổ địa phương thường gặp ở:
A. Đồng bằng
B. Duyên hải
C. Miền núi
D. Miền biển
-
Câu 5:
Triệu chứng tuyến giáp trong bướu cổ đơn thuần:
A. Tuyến giáp nhỏ, dính vào da, không di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
B. Tuyến giáp nhỏ, không dính vào da, di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
C. Tuyến giáp to, dính vào da, không di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
D. Tuyến giáp to, không dính vào da, di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
-
Câu 6:
Người bệnh cao huyết áp có nhịp tim chậm dưới bao nhiêu thì không được dùng nhóm ức chế Beta:
A. < 50 lần/phút
B. < 60 lần/phút
C. < 60 lần/phút
D. < 80 lần/phút
-
Câu 7:
Nếu được điều trị sớm, bệnh bướu cổ đơn thuần sẽ tiến triển:
A. Bướu cổ to ra và triệu chứng rầm rộ
B. Bưới cổ không to ra và cũng không nhỏ đi
C. Bướu cổ nhỏ lại và không biến mất hẳn
D. Bướu cổ nhỏ lại và biến mất hẳn
-
Câu 8:
Ức chế thụ thể Beta có lợi trong việc điều trị bệnh nhân cao huyết áp kèm:
A. Hen phế quản, nhịp tim nhanh
B. Bệnh mạch vành, nhịp tim chậm
C. Thiếu máu cơ tim, nhịp tim nhanh
D. Suy tim, nhịp tim chậm
-
Câu 9:
Bướu cổ đơn thuần có thể đưa đến biến chứng:
A. Bướu chèn ép các cơ quan: thực quản, khí quản gây nghẹn, khó thở
B. Rối loạn chứng năng tuyến giáp: cường năng tuyến giáp
C. Rối loạn chứng năng tuyến giáp: thiểu năng tuyến giáp
D. xTất cả đều đúng
-
Câu 10:
Bệnh nhân cao huyết áp kèm suy tim, nhóm thuốc hạ huyết áp nào có lợi hơn:
A. Ức chế thụ thể Alpha
B. Ức chế thụ thể Beta
C. Ức chế kênh Calci
D. Ức chế men chuyển
-
Câu 11:
Điều trị bướu cổ đơn thuần:
A. Không cần điều trị
B. Điều trị với Lugol, Cao tuyến giáp, Levothyroxin
C. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
D. Kháng giáp tổng hợp: MTU (Methyl Thiouracil)
-
Câu 12:
Bệnh nhân cao huyết áp kèm bệnh mạch vành, nhóm thuốc hạ huyết áp nào sẽ tốt hơn:
A. Nhóm ức chế Calci Dihydropyridine
B. Nhóm ức chế Calci không Dihydropyridine
C. Nhóm ức chế men chuyển
D. Nhóm lợi tiểu
-
Câu 13:
Điều trị bướu cổ đơn thuần khi bướu chèn ép hoặc ung thư hóa:
A. Không cần điều trị
B. Điều trị với Lugol, Cao tuyến giáp, Levothyroxin
C. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
D. Kháng giáp tổng hợp: MTU (Methyl Thiouracil)
-
Câu 14:
Cách lựa chọn loại thuốc điều trị cao huyết áp:
A. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng, sự dung nạp hay phản ứng phụ đối với thuốc đó
B. Khả năng kinh tế của bệnh nhân
C. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận, đái tháo đường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Điều trị bướu cổ đơn thuần bằng dung dịch Lugol với liều lượng:
A. V – X giọt/ngày
B. X – XX giọt/ngày
C. XX – XXX giọt/ngày
D. XXX – VX giọt/ngày
-
Câu 16:
Điều trị bướu cổ đơn thuần bằng cao tuyến giáp với liều lượng:
A. 0,01-0,05 g/ngày
B. 0,05-0,1 g/ngày
C. 0,1-0,2 g/ngày
D. 0,2-0,3 g/ngày
-
Câu 17:
Các sai lầm điều trị cao huyết áp cần tránh:
A. Tự ý mua thuốc hạ huyết áp để uống
B. Chỉ sử dụng thuốc khi huyết áp tăng cao và ngưng thuốc khi huyết áp trở về bình thường
C. Uống thuốc lâu dài với 1 toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Điều trị bướu cổ đơn thuần bằng Levothyroxin (LT4) với liều lượng:
A. 5 – 20 µg/ngày
B. 20 – 60 µg/ngày
C. 60 – 120 µg/ngày
D. 120 – 160 µg/ngày
-
Câu 19:
Phòng bệnh cao huyết áp:
A. Điều trị triệu chứng
B. Đo huyết áp định kỳ
C. Theo dõi, tư vấn, phòng tránh lạnh đột ngột, gắng sức quá nhiều
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Thời gian điều trị bướu cổ đơn thuần:
A. 1 – 3 tháng
B. 3 – 6 tháng
C. 6 – 12 tháng
D. 12 – 24 tháng
-
Câu 21:
Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần:
A. Ăn muối Iod mỗi ngày
B. Ăn muối Iod mỗi tuần
C. Ăn muối Iod mỗi tháng
D. Ăn muối Iod mỗi năm
-
Câu 22:
Suy tim là:
A. Tim không đủ khả năng cung cấp máu để đáp ứng như cầu CO2 cho hoạt động của cơ thể
B. Tim không đủ khả năng cung cấp máu để đáp ứng nhu cầu Oxy cho hoạt động của cơ thể
C. Tim ngưng hoạt động
D. Tim hoạt động một cách yếu ớt
-
Câu 23:
Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần, dùng viên KI 5 mg:
A. Uống 1 viên trong tuần
B. Uống 2 viên trong tuần
C. Uống 3 viên trong tuần
D. Uống 4 viên trong tuần
-
Câu 24:
Tỷ lệ suy tim ở độ tuổi 45-54 ở nam giới:
A. 1,8/1000
B. 4/1000
C. 8,2/1000
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần, dùng Iod dưới dạng dầu bằng đường:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp
D. Uống
-
Câu 26:
Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần, dùng Iod dưới dạng dầu, tiêm bắp với thời gian:
A. 1-3 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc
B. 3-6 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc
C. 6-12 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc
D. 12-24 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc
-
Câu 27:
Tỷ lệ suy tim ở độ tuổi 55-64 ở nam giới:
A. 1,8/1000
B. 4/1000
C. 8,2/1000
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Thời gian bao lâu thì có người bị cắt cụt chi do bệnh đái tháo đường?
A. ½ phút
B. 1 phút
C. 5 phút
D. 10 phút
-
Câu 29:
Tỷ lệ suy tim ở độ tuổi 65-74 ở nam giới:
A. 1,8/1000
B. 4/1000
C. 8,2/1000
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Bệnh đái tháo đường là:
A. Bệnh rối loạn chuyển hóa Protein
B. Bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid
C. Bệnh rối loạn chuyển hóa Hydrat carbon
D. Bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid
-
Câu 31:
Các nguyên nhân có thể gây suy tim:
A. Bệnh van tim
B. Bệnh tim bẩm sinh
C. Bệnh phổi mạn tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường:
A. Thiếu hụt Insulin
B. Thừa Insulin
C. Đủ Insulin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Bệnh đái tháo đường biểu hiện bằng:
A. Tăng đường huyết
B. Giảm đường huyết
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Triệu chứng suy tim:
A. Khó thở
B. Tím tái
C. Phù
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Yếu tố thuận lợi đưa đến bệnh đái tháo đường:
A. Yếu tố gia đình
B. Cơ địa người bệnh
C. Viêm tụy, sỏi tụy, xơ gan
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Triệu chứng của đái tháo đường:
A. Ăn ít, uống ít, tiểu nhiều, gầy nhanh
B. Ăn ít, uống ít, tiểu ít, gầy nhanh
C. Ăn nhiều, uống ít, tiểu ít, gầy nhanh
D. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh
-
Câu 37:
Triệu chứng tím tái ở bệnh nhân suy tim có đặc điểm:
A. Thường tím ở môi, đầu ngón tay, ngón chân, nếu nặng thì tím toàn thân
B. Thường tím ở mi mắt, lòng bàn tay, bàn chân, nếu nặng thì tím toàn thân
C. Thường tím ở niêm mạc miệng, mu bàn tay, bàn chân, nếu nặng thì tím đối xứng 2 bên
D. Thường tím ở cả mặt, ngực, lưng, thắt lưng, nếu nặng sẽ tím toàn thân
-
Câu 38:
Triệu chứng tiểu nhiều của đái tháo đường:
A. Nước tiểu có kiến bu, ruồi đậu
B. Nước tiểu có máu tươi
C. Nước tiểu có máu đỏ sẫm
D. Nước tiểu có mủ
-
Câu 39:
Trường hợp nặng của đái tháo đường có thể đưa đến:
A. Hội chứng kiềm máu
B. Hội chứng toan máu
C. Hội chứng kiềm hô hấp
D. Hội chứng toan hô hấp
-
Câu 40:
Triệu chứng phù ở bệnh nhân suy tim có đặc điểm:
A. Phù đầu tiên ở tay
B. Phù đầu tiên ở chân
C. Phù đầu tiên ở mặt
D. Phù đầu tiên ở toàn thân